Nét riêng của bánh chưng Bờ Đậu
Thưởng thức bánh chưng Bờ Đậu, thực khách sẽ không thấy ngán bởi gạo nếp.
Đến với đất Thái Nguyên, nơi được mệnh danh là “thủ đô gió ngàn”, du khách chẳng thể nào quên hương vị chè xanh đậm đà, thơm ngon. Đặc biệt, chưa thưởng thức bánh chưng Bờ Đậu thì như chưa đặt chân tới mảnh đất này.
Bánh không được gói bằng khuôn mà vẫn vuông vắn, đều tắm tắp – Ảnh: Hoàng Hân
Có dịp đi qua Thái Nguyên, bất kể ngày nào trong năm các bạn cũng thấy những nồi bánh chưng nghi ngút khói, không khí tấp lập như tết đang về. Và những ngày này, khi những ngày tết cổ truyền đang đến gần thì không khí nơi đây dường như đang náo nhiệt hơn. Đặt chân xuống đầu làng, có cảm giác hương vị tết cổ truyền đã ở gần lắm rồi.
Từ nguyên liệu làm bánh cũng đã được người dân nơi đây lựa chọn công phu, kỹ càng. Lá gói bánh phải được lấy từ vùng núi của huyện Định Hóa, mang hương vị đặc trưng của núi rừng Thái Nguyên. Lá phải to bản, màu xanh ngắt được rửa sạch bóng, tươi và lá được chọn phải là lá nếp, không quá già và cũng không quá non.
Với gạo nếp, người dân nơi đây phải tìm mua từ Na Rì (Bắc Kạn), Chiêm Hóa (Tuyên Quang), Định Hóa (Thái nguyên), loại gạo nếp thuần chủng. Nhân thịt lợn là thịt ba rọi tươi, luộc mềm, thái dày được trộn với hạt tiêu đất Bắc. Còn nước luộc bánh cũng được người dân nơi đây kỳ công lấy nước suối nguồn từ núi đá sau làng.
Kỳ công từ chọn nguyên liệu làm bánh, chế biến bánh cũng được mọi người chú trọng trong từng khâu. Cẩn thận và cầu kỳ ngay từ lúc chọn nguyên liệu đến khâu chế biến, vì vậy bánh chưng nơi đây mang một hương vị riêng rất đặc biệt.
Gạo nếp được vo, đãi sạch qua ba lần nước rồi để ráo. Theo người dân nơi đây, gạo sau khi đãi phải để ráo nước, nếu không bánh luộc sẽ bị nát. Đỗ xanh nguyên lõi được đãi sạch rồi đồ chín, để tránh đỗ bị sượng khi nấu bánh, đỗ vo thành từng nắm nhỏ, đặt thêm miếng thịt đã sơ chế vào giữa tạo thành nhân cho mỗi chiếc bánh.
Ở nhà mỗi khi xuân về tôi thường cùng mẹ gói bánh cùng với sự trợ giúp của những chiếc khuôn vuông vắn, nhưng tới đây mới được chứng kiến những người dân lành nghề gói bánh chỉ với đôi bàn tay khéo léo. Một loáng họ đã tạo ra những chiếc bánh đẹp đẽ vuông vắn mà ngay cả gói bằng khuôn cũng khó đẹp bằng.
Khâu cuối cùng là luộc bánh, đây cũng là một khâu quan trọng, những chiếc bánh được xếp vào nồi phi to, phải luộc khoảng 10-12 giờ, giữ lửa đều, nước sôi liên tục và thường xuyên chế thêm nước để đảm bảo nước luôn ngập bánh. Khi bánh chín lá vẫn mang màu xanh tươi, chiếc bánh chắc, vuông vắn đẹp mắt.
Ngon lành bánh chưng Bờ Đậu – Ảnh: Hoàng Hân
Khi thưởng thức miếng bánh chưng Bờ Đậu, thực khách sẽ không thấy ngán bởi gạo nếp, mà sẽ cảm nhận được vị dẻo thơm của nếp hòa cùng vị béo ngậy của thịt và vị cay cay, thơm nồng của hạt tiêu, cảm nhận như cả đất trời hòa quyện vào bánh. Chỉ thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi và cũng quên ngay cái vị ngấy khi thưởng thức đồ nếp.
Những chiếc bánh chưng Bờ Đậu được gói lên không chỉ bằng gạo nếp, đỗ xanh, lá dong mà còn được bao bọc bởi tình cảm, nềm say mê của người dân nơi đây hòa cùng hương vị đất trời riêng của vùng đất này.
Video đang HOT
Bánh chưng Bờ Đậu không chỉ là niềm tự hào, là nỗi nhớ của những người con Thái Nguyên khi xa quê, mà còn là nỗi nhớ của các thế hệ sinh viên khi rời xa mảnh đất này, là một hương vị khó quên đối với mỗi du khách khi đặt chân đến với “Thủ đô gió ngàn”.
Theo Hoàng Hân (tuổitreonline)
Ăn gì để may mắn đầu năm?
Mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa lại có những quan niệm khác nhau về món ăn đầu năm. Người Trung Quốc ăn mì trường thọ để sống lâu, người Mỹ ăn nhiều rau xanh để năm mới có thật nhiều "tờ xanh"...
Mì trường thọ
Ở Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước Châu Á khác, theo tục lệ, người ta thường ăn mì sợi dài hay còn gọi là mì trường thọ, món mì này mang ý nghĩa cầu chúc người ăn sẽ sống lâu trăm tuổi, hưởng phúc lộc cùng con cháu. Đặc biệt trong ngày đầu năm, nhiều gia đình rất hay ăn món này.
Cả tô mì đó thực chất chỉ được nấu lên từ một sợi mì, trong quá trình chế biến, người ta phải thật cẩn thận để sợi mì không bị đứt. Trước đây, những đầu bếp tài danh của Trung Quốc có thể làm sợi mì trường thọ bằng tay, họ quay bột bằng tay ở trên không và tạo ra sợi mì thon dài từ một cục bột nhưng giờ không còn mấy đầu bếp làm được điều này.
Thịt lợn
Ở một số đất nước như Cuba, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hungary và Áo, con lợn biểu trưng cho sự phát triển, tiến bộ. Người ta nghĩ như vậy là bởi lợn không biết đi lùi. Trong ngày đầu năm, không chỉ có thịt lợn mà những thức ăn làm hình con lợn như những chiếc bánh quy này cũng được coi là biểu tượng cho sự may mắn.
Hoa quả hình tròn
Hình tròn ở nhiều nước được coi là biểu tượng may mắn vì nó tượng trưng cho sự tròn trịa, đầy đặn. Ăn hoa quả hình tròn trong ngày đầu năm đã trở thành tục lệ ở một số quốc gia. Ở Philippines, người ta thường cúng lễ, biếu tặng, bày biện các thức quả hình tròn với số lượng 13 quả, ở đất nước này số 13 được coi là số may mắn.
Tại một số nước Châu Âu như Tây Ban Nha, người ta yêu thích con số 12 bởi nó tượng trưng cho 12 tháng trong năm đều được tròn đầy. Người Tây Ban Nha trong đêm giao thừa sẽ cố ăn hết 12 trái nho trong 12 giây. Nhiều nhà văn hoá còn lý giải rằng, hoa quả hình tròn trông giống như những đồng tiền xu và vị ngọt của nó sẽ báo hiệu cho một năm tiền tài phát đạt và ngọt ngào niềm vui.
Cá nguyên con
Từ "cá" trong tiếng Trung Quốc phát âm gần giống với từ "dư" trong "dư thừa". Đó là lý do tại sao cá trở thành món ăn may mắn trong ngày đầu năm của người dân nước này. Khi ăn món cá với người Trung Quốc, bạn cần quan tâm tới một số chi tiết như cá luôn phải giữ nguyên đầu, đuôi và vây, có như vậy thì may mắn mới "dư thừa" trong suốt cả năm.
Hơn nữa, khi ăn hết thịt ở một mặt cá, bạn không được lật mình con cá để ăn sang mặt bên kia bởi như thế tựa như chiếc thuyền bị lật, bị coi là điềm gở. Ăn đúng cách của người Trung Quốc là sau khi hết một mặt cá, bạn gỡ xương và ăn tiếp sang phần thân bên kia.
Quả lựu
Đối với người Thổ Nhĩ Kỳ, quả lựu là thức ăn may mắn vì rất nhiều lý do. Quả lựu có màu đỏ với kích cỡ bằng nắm tay khá giống với trái tim đỏ của con người, nó tượng trưng cho sức sống dồi dào. Nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ biết quả lựu có rất nhiều tác dụng giúp cải thiện sức khoẻ con người, vì thế nó còn tượng trưng cho sức khoẻ dẻo dai.
Lựu có rất nhiều hạt tròn nhỏ lại tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở, thịnh vượng, phát đạt và cả sinh con đẻ cái thuận lợi. Đó là tất cả những gì mà con người thường hy vọng tới trong ngày đầu năm. Tất cả đã được gói gọn trong hình ảnh quả lựu.
Rau xanh
Ở nhiều nước Châu Mỹ và Châu Âu, trong ngày đầu năm, người ta ăn những loại rau có lá màu xanh như hoa lơ, cải bắp... bởi màu sắc và hình dáng của chúng cũng giống như những "tờ xanh" - đô la. Người ta tin rằng, càng ăn nhiều rau xanh sẽ càng giàu hơn trong năm mới.
Đậu lăng
Một món ăn rất phổ biến trong thực đơn năm mới của người Ý là món đậu lăng bởi quả lúc chưa chế biến có màu xanh và tròn tròn như hình đồng xu. Khi được nấu lên, quả đậu ngấm nước lại càng tròn căng tượng trưng cho sự giàu có thăng hoa. Đậu lăng cũng được coi là biểu tượng may mắn tại Hungary, tại đây, người ta thường ăn món súp đậu.
Cá trích để nguyên vảy
Ở Đức, Ba Lan, và các nước trên bán đảo Scandinavia bao gồm Đan Mạch, Na Uy và Thuỵ Điển, người ta tin rằng nếu ăn cá trích vào lúc giao thừa thì cả năm sẽ giàu có vì ở vùng Tây Âu, cá trích nhiều vô kể. Ngoài ra, vảy của con cá có màu ánh bạc rất giống với màu đồng tiền xu, tượng trưng cho tiền tài, đó chính là một dấu hiệu may mắn cho năm mới.
Đậu mắt đen
Được coi là biểu tượng của may mắn bởi hạt đậu có hình giống đồng xu và mỗi khi chế biến món gì với đậu mắt đen, người ta cần dùng hàng trăm hột đậu như thế nên nó cũng biểu trưng cho sự giàu có, dư thừa. Người Mỹ gọi những hạt đậu đó là "Hopping John" (đậu hy vọng) trong ngày đầu năm. Bạn xúc được càng nhiều hột đậu lên dĩa thì trong năm mới bạn càng may mắn.
Sang ngày thứ hai, những hạt đậu còn lại của ngày hôm trước sẽ được gọi là "Skipping Jenny" (đậu tiết kiệm) với hàm ý tiết kiệm may mắn, không ai muốn dùng hết may mắn cả, người ta vẫn luôn để dành lại một chút, vì vậy, khi ăn món đậu này, bạn nên bỏ lại ít nhất 3 hột đậu trên đĩa tượng trưng cho việc để dành may mắn.
Bánh ngô
Đây là món bánh được người Mỹ ăn suốt cả năm nhưng đặc biệt trong ngày đầu năm, nó càng trở nên quan trọng trên bàn ăn vì màu vàng của bánh tượng trưng cho vàng ròng. Để thêm may mắn, nhiều người còn trộn thêm hạt ngô vào bánh với ý tưởng rằng những hạt ngô là những hạt vàng.
Theo mực tím
[Chế biến] - Thịt kho tương sốt me Babi Ketjap hay thịt kho tương sốt me là một trong những món đặc sản của đất nước Indonesia xinh đẹp. Cách làm món thịt kho này không khó mà hương vị lại thơm ngon, lạ miệng, là một biến tấu tuyệt vời của món thịt kho thông thường. 1. Nguyên liệu - 700g thịt lợn - 1 củ hành tây to -...