Nét kiến trúc độc đáo của chùa Bát Tháp giữa lòng Thủ đô
Là một di tích thuộc loại hình kiến trúc Phật giáo, chùa Bát Tháp tọa lạc tại số 209 phố Đội Cấn (Ba Đình, Hà Nội) với một khuôn viên rộng rãi, thoáng đạt vốn là điểm đến của nhiều du khách.
Những người dân xung quanh cho biết, vì chùa có “ngọn tháp đế hình cái bát” nên được đặt tên là chùa Bát Tháp.
Cũng bởi lý do đó mà trước đây, chùa Bát Tháp còn có tên là Vạn Bảo tự, cùng tên với trại Vạn Bảo (sau này là làng Vạn Phúc). Sự tồn tại cùng quá trình lịch sử lâu đời của chùa Bát Tháp là vật chứng quan trọng trong lịch sử của Thủ đô 1.000 năm.Được biết, xưa kia chùa Bát Tháp vốn được xây dựng trên một đoạn của ngọn núi Vạn Bảo – hòn núi thấp của khu vực phía Tây kinh thành Thăng Long. Chính nơi đây cũng là một trong 13 trại, tương truyền được tạo lập từ thời Lý, cùng với câu chuyện về ông Hoàng Lệ Mật được vua cho khai khẩn vùng đất này.
Chùa Bát Tháp vốn được xây dựng trên một đoạn của ngọn núi Vạn Bảo – hòn núi thấp của khu vực phía Tây kinh thành Thăng Long (Ảnh:K.T)
Tìm về chùa Bát Tháp, nhiều người không khỏi ngạc nhiên bởi những nét kiến trúc độc đáo, cổ kính vẫn còn nguyên vẹn nơi đây. Đặc biệt, ngôi chùa với nhiều cây cối xanh tươi, um tùm mang lại sự gần gũi hòa nhập với thiên nhiên.
Chùa Bát Tháp cũng là một di tích kiến trúc nghệ thuật bề thế, hài hoà và có những vẻ đẹp ít thấy trong các di tích tôn giáo ở Hà Nội cũng như cả nước.
Chùa Bát Tháp là một di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo của Thủ đô (Ảnh:K.T)
Tam quan của chùa khá đồ sộ, xây hai tầng tám mái với lối vào được tạo dựng theo hai dạng thức khác nhau. Cửa chính có bề mặt hình chữ nhật, phần dưới mở vòm cửa lớn trông thẳng vào Tiền đường. Tầng trên mở nhiều cửa nhỏ trông ra bốn phía. Hai bên cửa được xây giống nhau trên trổ những cửa tròn “sắc -không” theo giáo lý đạo Phật.
Tiền đường có quy mô lớn, hàng hiên trước khá rộng do mái chảy dài. Ngoài hiên là hệ thống cột đá hình hộp chữ nhật được mài nhẵn, trên đá khắc những vế câu đối ca ngợi công đức nhà Phật và cảnh đẹp của chùa cùng những trang trí hình long, ly, quy, phượng.
Video đang HOT
Ngoài hiên của tiền đường là hệ thống cột đá hình hộp chữ nhật được mài nhẵn, trên đá khắc những vế câu đối (Ảnh:K.T)
Được biết, trong chùa còn giữ được nhiều pho tượng, di vật, chạm khắc mang phong cách thế kỷ 19. Số lượng tượng tròn ở đây tuy không nhiều, kích thước vừa phải, nhưng có giá trị thẩm mỹ cao.
Đây là những pho tượng mang ý nghĩa tôn giáo, nghĩa là phải tuân theo những quy định ngặt nghèo của lý thuyết cổ xưa, song bằng sức lao động sáng tạo, nghệ nhân xưa đã tạo nên nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị theo dòng điêu khắc dân gian truyền thống.
Đặc biệt, trong các pho tượng của chùa, nổi bật hơn cả vẫn là bộ Tam thế gồm ba pho tượng tương đối giống nhau cả về kích thước và hình thức thể hiện.
Những công trình kiến trúc độc đáo tại chùa Bát Tháp (Ảnh: K.T)
Những pho tượng này mang nhiều nét dân gian với cụm tóc kết hình ốc theo hàng ngang, mặt tượng có tính khái quát tượng trưng với đôi mắt khép hờ, sống mũi thẳng, nhân trung sâu. Tai tượng lớn, ngực nở và trên thân phủ áo hai lớp với những nếp chảy mềm mại, mang tính nghệ thuật cao.
Ngoài ra, di tích chùa Bát Tháp còn giữ gìn được khá nhiều di vật có giá trị như: đôi hạc, chuông đồng “Bát Tháp tự chung” đúc năm Gia Long thứ 2 (1803)… góp phần làm cho di tích thêm sống động.
Chùa Bát Tháp là địa chỉ quen thuộc thu hút sự chú ý của du khách (Ảnh: K.T)
Chùa Bát Tháp đã được Bộ Văn hoá và Thông tin (nay là Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định số 1570/VH-QĐ ngày 5 tháng 9 năm 1989 công nhận là “di tích kiến trúc nghệ thuật” do Thứ trưởng Nông Quốc Tuấn ký.
Với cảnh quan đẹp, hoà nhập với thiên nhiên, lại có vị trí giao thông thuận tiện, bao năm qua chùa Bát Tháp là một địa chỉ văn hoá thu hút sự chú ý của khách tham quan. Bên cạnh đó, chùa Bát Tháp cũng đã góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân Thủ đô trên bước đường xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại và giàu tính truyền thống.
K.Tiến
Theo laodongthudo.vn
Giới trẻ nô nức, thích thú đến chụp ảnh check-in Thung lũng hoa Yên Tử
Thung lũng hoa Yên Tử được trồng 25 loại hoa như: dạ yến thảo, hướng dương tháp, ngọc thảo, cúc vạn thọ, túy điệp...
Sự "có mặt" của thung lũng hoa đã góp phần khai thác tiềm năng lợi thế trong phát triển du lịch nơi đây.
Bắt đấu từ 16/11, Thung lũng hoa Yên Tử (thôn Khe Sú 1, xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) đã chính thức mở cửa đón khách.
Thung lũng hoa Yên Tử được trồng 25 loại hoa như: dạ yến thảo, hướng dương tháp, ngọc thảo, cúc vạn thọ, túy điệp...
Được biết, Thung lũng hoa Yên Tử do tư nhân đầu tư xây dựng...
Đây là mô hình doanh nghiệp và người dân bản địa cùng nhau xây dựng. Cụ thể, sau khi được 24 hộ dân khu vực đồng ý cho thuê đất, chủ đầu tư đã thuê chính người dân này vào làm việc với mức thu nhập từ 4-8 triệu đồng/người/tháng.
Thung lũng hoa Yên Tử ngoài các giống hoa nhập từ nước ngoài về còn có các loài hoa bản địa khác, gắn bó với đời sống của người dân miền núi như: tam giác mạch, hoa vàng, sao nhái 5 màu.
Thung lũng hoa Yên Tử được bối trí nhiều tiểu cảnh...
... khiến các bạn trẻ rất háo hức khi đến đây.
Nguyên Trung
Theo infonet.vn
Đột nhập nhà thờ xương người kinh dị nhất mùa Halloween Khi lạc bước vào những nhà thờ xương người nổi tiếng thế giới vào mùa Halloween, nhiều người cảm thấy thích thú, tò mò nhưng cũng có người thấy lạnh sống lưng bởi những kiệt tác xương người kinh dị... Nhà thờ Sedlec nằm ở ngôi làng cùng tên thuộc ngoại ô Kutna Hora, Cộng hòa Séc. Đây là một trong những nhà...