Nét độc đáo trong văn hóa ăn uống ở Hàn Quốc
Khám phá ẩm thực Hàn Quốc không chỉ đơn thuần là thưởng thức các món ăn ngon, đặc sản địa phương hấp dẫn, mà còn là những trải nghiệm về văn hóa, phong tục thú vị ở nơi đây.
Tuy nhiên, bạn là du khách mới đặt chân tới xứ sở kim chi này lần đầu, nên khó tránh khỏi những bỡ ngỡ trong hành trình du lịch? Vậy hãy tham khảo bài viết dưới đây ngay để biết được văn hóa ăn uống ở Hàn Quốc nhé.
Khám phá văn hóa ăn uống ở Hàn Quốc
1. Văn hóa ngồi vào bữa ăn
Khi bạn thưởng thức đồ ăn ở gia đình người Hàn Quốc, đừng tự ý ngồi trước chủ nhà, đặc biệt là khi có người lớn tuổi. Bởi đó là hành động bất lịch sự, thiếu tôn trọng gia chủ. Tốt nhất hãy đợi người lớn tuổi nhất ngồi xuống ghế, rồi bạn mới có thể ngồi vào ghế trong bàn ăn. Và kể cả khi ăn cũng vậy, bạn hãy đợi người lớn tuổi nhất cầm đũa đã nhé.
Ăn uống ở Hàn Quốc luôn đợi người lớn tuổi ngồi xuống ghế trước
2. Văn hóa sử dụng bát, đũa bằng sắt
Nếu như ở Việt Nam, thường xuyên dùng đũa gỗ, bát sứ, thì ở Hàn Quốc họ lại có thói quen sử dụng bát đũa được làm bằng sắt. Bởi trong văn hóa ăn uống ở Hàn Quốc họ rất thích ăn đồ nướng, nếu dùng đũa gỗ sẽ dễ bị bén lửa, khiến các vật dụng nhanh chóng bị hư hỏng. Cùng với đó, người dân Hàn còn thích ăn đồ nóng và bát sắt có khả năng giữ nhiệt tốt hơn, vì thế mà họ ăn có cảm giác ngon miệng hơn. Không chỉ vậy, mà đây cũng được xem như là thói quen của người Hàn Quốc, bởi xưa kia người ta thường dùng đũa kim loại để thử độc tố có trong kim chi – Món ăn ngon đặc sản ở Hàn Quốc , do đó mà họ vẫn lưu lại thói quen cho đến ngay nay. Ngoài ra, sử dụng bát đũa kim loại còn giúp bữa ăn trở nên sang trọng hơn, đồng thời khi ăn xong cũng dễ vệ sinh hơn.
Người Hàn Quốc ưa chuộng bát, đũa bằng sắt
3. Văn hóa mời, chúc trong bữa ăn
Trong bữa ăn, những lời mời chúc rất quan trọng và dường như không thể thiếu trong văn hóa ăn uống ở Hàn Quốc . Khi mâm cơm thịnh soạn được bầy biện trên bàn ăn, họ sẽ cùng nhau nói Tôi sẽ ăn thật ngon bằng tiền Hàn Quốc để tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn cho bản thân và những người xung quanh. Khi xong bữa, họ sẽ nói Tôi đã ăn rất ngon giống như một lời cảm ơn đến những người tạo ra bữa ăn cho họ.
Video đang HOT
Mời, chúc trong bữa ăn trở thành nét đẹp trong văn hóa ẩm thực người Hàn Quốc
Đối với những người theo đạo Phật, họ sẽ phải đọc theo bài cầu nguyện sau:
- Thức ăn này là tặng phẩm của đất trời và công phu lao tác.
- Xin nguyện sống xứng đáng để thọ nhận thức ăn này.
- Xin ăn với thái độ khiêm nhường và sự biết ơn.
- Vì muốn thành tự đạo nghiệp nên thọ nhận thức ăn này.
4. Văn hóa lắc cơm
Nghe tên thôi cũng thấy thú vị phải không nào và đây cũng là văn hóa độc đáo trong khi ăn uống của người Hàn Quốc . Nếu như ở Việt Nam, trong bữa ăn họ sẽ đánh tơi cơm, bởi quan niệm cơm bị nén chặt thể hiện sự xui xẻo, chết chóc, thì ở Hàn Quốc ngược lại. Khi đơm cơm vào bát họ sẽ dùng nắp đậy lại, đồng thời dùng tay lắc đều cho các hạt cơm được nén chặt, gọn lại với nhau. Làm như vậy cơm sẽ ăn ngon hơn, vì thế đa số người dân Hàn Quốc vẫn giữ lại thói quen này cho đến tận bây giờ.
Lắc cơm trước khi ăn là thói quen của người Hàn
5. Để bát cơm lên bàn khi ăn
Thêm một văn hóa ăn uống ở Hàn Quốc thú vị nữa đó là không cầm bát cơm lên ăn, mà thay vào đó họ sẽ để trên mặt bàn và gắp thức ăn vào bát để thưởng thức. Bởi quan niệm của người dân Hàn Quốc cho rằng, việc cầm bát cơm lên ăn đó là hành động thiếu lịch sự, thể hiện tính phàm ăn tục uống. Nhưng riêng với bát canh, họ lại có thể bưng lên và húp xì xụp, hành động đó thể bữa món ăn ngon, họ trân trọng điều đó. Vì thế nếu có ăn uống cùng người Hàn Quốc, bạn đừng quá ngạc nhiên về những hành động này nhé.
Người Hàn không có thói quen bưng bát lên ăn, mà lại để ở bàn
6. Văn hóa tự túc khi ăn
Khi ăn uống bên ngoài tại Hàn Quốc thì bạn sẽ thấy việc tự túc là hạnh phúc. Không giống như Việt Nam, bạn tới quán ăn sẽ được phục vụ từ A – Z, thì ở xứ sở kim chi lại không như vậy. Bạn sau khi Order xong, họ sẽ đưa cho bạn một cái máy báo. Khi đồ ăn sẵn sàng, tiếng chuông vang lên và bạn sẽ phải tự ra lấy. Điều đặc biệt hơn đó là, bạn còn phải tự dọn phần ăn uống của chính mình, đó là mang bát đũa, cốc chén của mình ra khu vực riêng để nhân viên ở đây rửa bát. Và đó cũng là điều thú vị trong văn hóa ăn uống ở Hàn Quốc mà không phải nơi nào cũng có.
7. Đón thức ăn bằng 2 tay
Trong bữa ăn, nếu bạn được ai đó gắp cho thức ăn hoặc rót đồ uống, đặc biệt là người lớn tuổi, hãy dùng 2 tay để giữ cốc hoặc giữ bát thức ăn nhé. Bởi điều đó thể hiện sự tôn trọng, lịch sự và cũng đừng quên gửi lời cảm ơn đến họ nhé.
Luôn nhận thức ăn, đồ uống bằng 2 tay
8. Chú ý tốc độ ăn uống của người cùng bàn
Trong văn hóa ăn uống ở Hàn Quốc , khi thưởng thức bữa tiệc hoặc bữa ăn gia đình, bạn hãy chú ý đến tốc độ ăn của mọi người nhé. Đừng ăn quá nhanh, bạn bạn cũng không thể đứng dậy sớm trước người lớn tuổi nhất trong bàn ăn. Bởi hành động đó thể hiện sự thô lỗ, thiếu lịch sự. Bên cạnh đó, khi bạn ăn quá nhanh và xếp bát đũa gọn gàng lại, thì người trong bàn sẽ cảm thấy khó chịu, vì họ mà bạn phải chờ đợi. Ngoài ra việc ăn quá chậm cũng khiến bạn cảm thấy ngại ngùng, không được thoải mái. Do đó, tốt nhất hãy chú ý đến mọi người trong bàn ăn để có thể kết thúc bữa ăn cùng một thời điểm với mọi người nhé.
Với những thông tin hữu ích trên đây, mong rằng phần nào đó sẽ giúp bạn hiểu hơn về văn hóa ăn uống ở Hàn Quốc , để có được những trải nghiệm đáng nhớ khi đặt chân đến đất nước xinh đẹp này. Và đừng quên dùng máy ảnh để lưu lại những tấm hình tuyệt vời để làm kỷ niệm trong chuyến đi của mình. Chúc các bạn đi chơi vui vẻ!
Bạn có thể cập nhật thêm các thông tin Hàn Quốc mới nhất tại chuyên mục: Kinh nghiệm cẩm nang Hàn Quốc
Độc đáo lễ hội khinh khí cầu ở xứ Phù Tang
Nhật Bản - xứ Phù Tang giàu truyền thống văn hóa với nhiều lễ hội độc đáo. Trong đó, lễ hội khinh khí cầu ở thành phố Saga hằng năm thu hút rất đông khách du lịch, tạo nên điểm nhấn đặc trưng của xứ sở Hoa anh đào.
Những chiếc khinh khí cầu bắt đầu được thổi căng khí.
Niềm tự hào của Saga
Nhiều năm gần đây, lễ hội khinh khí cầu Saga đã được tổ chức ở quy mô quốc tế để thu hút đông đảo khách du lịch. Trên 800.000 lượt du khách, khoảng trên 100 khinh khí cầu lớn nhỏ cùng nhiều phi công đến từ khoảng 20 quốc gia đến tham gia lễ hội hằng năm.
Sự kiện tiền thân của lễ hội này bắt đầu năm 1978 tại Amagi, Fukuoka với vẻn vẹn 5 chiếc khinh khí cầu. Sau đó, sự kiện được chuyển đến vùng ngoại ô thành phố Saga (năm 1980) với sự tham gia của nhiều đội thi trong nước và quốc tế. Ở Nhật Bản, mùa xuân và mùa thu là hai mùa lý tưởng nhất cho các hoạt động ngoài trời. Bầu trời trong vắt, không khí mát mẻ, ít mưa, rất thuận tiện để ngắm trăng, ngắm lá phong, ngắm hoa anh đào...
Lễ hội khinh khí cầu diễn ra tại bờ sông Kase, thành phố Saga, tỉnh Saga, Nhật Bản, và thường được tổ chức từ ngày 31-10 đến ngày 5-11, trong đó, ngày 1-11 là ngày dành riêng cho trẻ em. Trong dịp "Kids day", ngoài những khinh khí cầu truyền thống với màu sắc sặc sỡ trên bầu trời, ban tổ chức còn làm các loại khinh khí cầu hình nhân vật truyện tranh, hoạt hình nổi tiếng như Doraemon, Pokemon, Picachu hay mèo Tôm, chuột Jerry... Lễ hội bắt đầu vào đúng 7h.
Một cuộc đua thể thao
Xuất phát là một trò tiêu khiển, giải trí, lễ hội khinh khí cầu Saga dần trở thành một môn thể thao ưa thích của người dân Nhật Bản. Họ coi lễ hội như một sự kiện thể thao lớn nhất trên bầu trời châu Á. Các đội chơi sẽ phải thi với nhau để chọn đội xuất sắc nhất trình diễn trong đêm chung kết. Các đội thi chuyên nghiệp trước đó phải tập luyện thường xuyên và làm chủ kỹ thuật điều khiển khinh khí cầu, đáp ứng các yêu cầu mà ban tổ chức đưa ra.
Ban tổ chức trước đó đã đánh dấu các mục tiêu và cung cấp cho các phi công bao cát. Những khinh khí cầu sau khi được thổi phồng bằng khí đốt sẽ bay lên bầu trời. Phi công điều khiển khinh khí cầu phải xác định được hướng gió để thả vật đánh dấu xuống gần với mục tiêu. Ngoài sức khỏe dẻo dai, phi công phải có kiến thức vững về vật lý, khả năng chọn điểm hạ cánh và cách giảm độ cao. Cuộc thi này được người dân Saga gọi là cuộc thi của kiến thức và thể thao. Đội đạt điểm số cao nhất và hoàn thành các nhiệm vụ sẽ nhận được chiếc cúp Thái Bình Dương.
Bên cạnh cuộc thi chính thức còn có khu vực riêng để mở cuộc thi tự phát hoặc trình diễn, có cuộc thi diễn ra vào ban ngày và cuộc thi diễn ra vào ban đêm. Đêm chung kết, khinh khí cầu đan xen với màn pháo hoa rực trời như một bữa tiệc ánh sáng trên bầu trời Saga. Du khách chắc chắn sẽ chẳng bao giờ quên được kỷ niệm đẹp đó nếu như được thưởng trọn cả ngày lẫn đêm ở lễ hội khinh khí cầu. Ở Saga, có một loại khinh khí cầu cho du khách trải nghiệm gọi là Saga Balloon Meeting, hầu hết du khách đến tham gia đều muốn trải nghiệm cảm giác một lần được bay lên không trung dù thời gian không nhiều và chi phí không hề rẻ.
Đến với Saga, ngoài thưởng thức lễ hội khinh khí cầu, du khách còn có dịp thưởng thức một thành phố yên bình và rất thuận tiện về các dịch vụ du lịch. Xe buýt được kết nối ở tất cả các tuyến đường, wifi miễn phí ở các khu vực có dựng rạp. Du khách có thể nghỉ trọ tại các khu Hakata hoặc Take, đây là các khu có an ninh tốt và giá thành rẻ, lại rất gần bờ sông Kase - nơi tổ chức lễ hội quốc tế khinh khí cầu. Du khách xuống ga Saga sẽ bắt tuyến tàu cao tốc JR Nagasaki đi Hizen Yamaguchi hoặc tuyến JR Karatsu đi Taku, xuống ở ga JR Balloon Saga. Tàu cao tốc hoạt động suốt ngày đêm trong mùa lễ hội.
Sinh viên Phạm Minh Hoài (Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) tham gia trao đổi sinh viên tại Đại học Saga cho biết: Đối với người dân Nhật Bản nói chung và Saga nói riêng, lễ hội khinh khí cầu có ý nghĩa rất quan trọng, ý nghĩa về sự chinh phục bầu trời. Đây cũng là lễ hội thể hiện ý chí và tài năng của các phi công, họ nhận được sự tôn trọng đặc biệt từ xã hội. Du học sinh và người lao động Việt Nam rất thích thú với lễ hội này, thường tới đây khá đông vào dịp lễ hội.
Cải tạo ngôi chùa bỏ hoang thành thư viện hiện đại Dự án cải tạo chùa Wongaksa (Hàn Quốc) nhằm bảo tồn địa điểm có giá trị lịch sử và văn hóa, đồng thời tạo ra không gian sinh hoạt cộng đồng cho người dân. Thư viện Yeodamjae có diện tích 763 m2, tọa lạc trên ngọn núi Naksan tại Changsin-dong (Seoul, Hàn Quốc). Trước đó, đây là ngôi chùa Phật giáo tên Wongaksa,...