Nét đặc trưng của 3 nền ẩm thực Bắc – Trung – Nam chỉ người sành ăn mới biết
Ở mỗi miền đất nước, người dân lại có khẩu vị ăn uống khác nhau, góp phần mang đến sự phong phú, đa dạng cho văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Sự tinh tế trong ẩm thực miền Bắc
Bắc Bộ là nơi tổ tiên định cư lâu đời nên từ món ăn đến cái mặc đều được sàng lọc và trở thành chuẩn mực, không dễ gì thay đổi. Các món ăn luôn có sự hài hòa, gia vị có sự tương hỗ với nhau. Và chính sự vừa phải trong quá trình nêm nếm này đã tạo nên những nét thanh tao, tinh tế trong ẩm thực miền Bắc nói riêng và ẩm thực Việt Nam nói chung.
Các món đặc trưng của người miền Bắc: Phở, bún thang, bún chả, bánh tôm Hồ Tây, bún ốc, thịt đông, xôi cốm vòng, chả giò, miến xào cua bể…
Không chỉ chú trọng vào những món ăn trong ngày lễ Tết, một đặc trưng nữa rất Bắc Bộ chính là các thức quà bánh. Đây không phải là những món ăn để no nhưng chúng đem lại sự háo hức, đặc biệt lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ của mỗi người dân xứ Bắc.
Các món đặc trưng: Những loại mứt làm từ sấu, bánh cốm…
Đậm đà món ăn miền Trung
Miền Trung là vùng đất nắng gió, không được thiên nhiên ưu ái nhưng văn hóa ẩm thực miền này lại rất tuyệt diệu. Ẩm thực nơi đây tương đối cầu kỳ, chú trọng từ hình thức, cách trình bày cho đến tên gọi món ăn. Điểm chung của các món ăn miền Trung là vị cay và hơi mặn hơn so với miền Bắc và miền Nam.
Video đang HOT
Các món đặc trưng của người miền Trung: Bún bò Huế, bánh bèo, bánh xèo, bánh đập, chả ram, bún cá, bánh tráng thịt luộc…
Nhắc đến ẩm thực miền Trung thì không thể bỏ qua vùng đất cố đô Huế. Ẩm thực cung đình nơi đây nổi tiếng không chỉ ở cách chế biến mà còn ở cách trình bày, trang trí món ăn, từ đó đã làm nên nét đặc sắc mà không phải nơi nào cũng có.
8 món ăn được nhắc đến nhiều nhất trong ẩm thực cung đình Huế xưa: Nem công, chả phượng, da tây ngưu, bàn tay gấu, gân nai, môi đười ươi, thịt chân voi và yến sào.
Nét ẩm thực đa dạng của miền Nam
Không cầu kỳ như ẩm thực cung đình Huế, món ăn của người miền Nam đơn giản, dân dã như chính con người nơi đây. Các món ăn đa dạng, biến hóa khôn lường với vị ngọt, cay, béo.
Các món đặc trưng: Cá lóc nướng trui, gỏi cuốn, bún mắm, lẩu mắm, hủ tiếu Nam Vang…
Ẩm thực miền Nam chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc, Thái Lan,… thường được nêm đường hoặc mang vị ngọt của các loại rau củ và vị béo do sử dụng nước dừa.
Các món ăn đặc trưng sử dụng ngọt nhiều: bánh (bánh in, bánh men, bánh ít, bánh bò…), chè (chè kiếm, chè chuối),…
Ẩm thực Việt Nam vô cùng đa dạng, phong phú từ Bắc vào Nam. Mỗi vùng miền đều có những đặc trưng màu sắc rất riêng. Chỉ có khi du lịch qua từng nơi, đến từng vùng và thưởng thức ẩm thực tại đó, bạn mới có thể cảm nhận được hết sự khác biệt đầy tinh tế này.
Hạ nhiệt trưa hè với canh chua miền Nam
Tiết trời nóng nực, thưởng thức bữa cơm cùng món canh chua sẽ giúp chúng ta thêm ngon miệng và cũng là một cách giải nhiệt trong ngày hè. Vị ngọt của cá, chua chua của dứa làm kích thích khẩu vị cho tất cả mọi người.
Đảm bảo cả nhà bạn sẽ rất thích món ăn ngon này.
1. Nguyên liệu
- 200gr cá
- 1 quả cà chua
- trái dứa
- 1 ít me hoặc chanh
- 100gr giá đỗ
- 1 củ hành khô, bóc vỏ, xắt lát mỏng
- 1 ít bạc hà, mình không có bạc hà nên mình dùng cần tây cũng rất ngon
- Rau nêm: ngò om, húng quế (không có cũng không sao).
2. Cách làm
- Rau rửa sạch. Cà chua cắt bổ múi cau, dứa cắt miếng vừa ăn, cần tây cắt khúc khoảng 3cm, giá đỗ rửa sạch. Cá cắt khúc khoảng 3-4cm, rửa sạch, để ráo nước.
- Làm nóng nồi trên bếp với chút dầu ăn, cho hành khô vào phi thơm sau đó thêm cà chua vào xào đến khi cà chua hơi mềm bạn trút dứa vào xào cùng, nêm vào 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, muỗng cà phê hạt nêm.
Khi dứa mềm bạn cho nước vào, lúc này thêm ít me hoặc vắt ít nước cốt chanh, đun đến khi nước sôi bạn nêm nếm vừa miệng và thả cá vào đun khoảng 10 - 15 phút. Chú ý nêm cho có vị chua chua ngọt ngọt, không cho quá nhiều me vì dứa đã có vị chua rất thanh.
- Cá chín vớt ra để riêng, thêm cần tây vào nấu chừng 5 phút cho mềm rồi cho giá đỗ. Canh sôi bạn gắp cá vào lại nồi, tắt bếp, thêm chút hành phi hoặc tỏi phi vào nồi cho thơm nếu thích rồi múc ra bát, dùng nóng.
Khi ăn thường cho cá riêng ra đĩa ăn kèm với nước mắm mặn mặn thêm chút ớt cay cay. Ngoài cách dùng với cơm, chúng ta còn có thể ăn với bún, lúc ấy có thể gọi là bún cá chua miền Nam. Thật ngon và cách nấu rất đơn giản phải không nào.
Bánh cay miền Nam thơm ngon nhớ mãi Nguyên liệu chính là khoai mì, bánh cay miền Nam được giới học trò yêu thích vì vừa rẻ tiền lại rất thơm ngon. Sau khi tan học, nhấm nháp cái bánh nóng giòn, xuýt xoa vị cay cay thơm thơm, ôi còn gì thích bằng. Chúng ta cùng nhớ lại kỷ niệm thời đi học qua món bánh này. 1. Nguyên liệu...