Nepal, Trung Quốc cùng công bố độ cao mới của đỉnh Everest
Thế giới sẽ sớm được biết độ cao mới của đỉnh Everest sau khi Chính phủ Nepal ngày 25/11 quyết định sẽ cùng công bố con số cập nhật mới nhất cùng với Trung Quốc.
Các nhà leo núi xếp hàng chờ lên đỉnh Everest năm 2019. Ảnh: CNN
Tân Hoa Xã đưa tin, theo thỏa thuận chung giữa Nepal và Trung Quốc hồi tháng 10/2019, cả hai nước sẽ cùng công bố độ cao và tiến hành nghiên cứu khoa học trên đỉnh Everest hay còn gọi là Sagarmatha tại Nepal và Qomolangma tại Trung Quốc. Sau khi các nhà khảo sát hai nước hoàn tất quá trình đo lường ngọn núi cao nhất thế giới này, công tác công bố đang được tiến hành.
Bộ trưởng Quản lý đất đai, Hợp tác xã và Xóa đói giảm nghèo Nepal, bà Padma Kumari Aryal thông báo: “Cuộc họp nội các ngày 25/11 đã phê chuẩn đề xuất của tôi liên quan đến việc ra tuyên bố chung độ cao đỉnh Everest. Hai bên đã đi đến kết luận. Chúng tôi dự định sẽ công bố độ cao trong vòng một tháng”.
Các nhà khảo sát Nepal đã leo đỉnh Nepal vào tháng 5/2019 để đo lường. Đây là lần đầu tiên quốc gia Nam Á này tự tiến hành đo. Trước đó, Nepal công nhận độ cao của Everest là 8.848m theo kết quả của Cục khảo sát Ấn Độ đo năm 1954.
Năm 1975, các chuyên gia Trung Quốc đo độ cao đỉnh núi này là 8.848,13m so với mực nước biển. Năm 2005, Trung Quốc tiến hành đo lại độ cao bằng cách kết hợp các biện pháp trắc địa truyền thống với công nghệ vệ tinh. Sau khi xác định độ sâu của lớp tuyết phủ trên đỉnh núi, họ cho biết độ cao của nó là 8.844,43m còn lớp băng tuyết sâu 3,5m.
Năm 1999, Hội Địa chất Quốc gia Mỹ và Bảo tàng Khoa học Boston kết luận “nóc nhà thế giới” cao 8.850m.
Hai nước Nam Á kình địch bất ngờ "nắm tay nhau" để đối phó TQ?
Sau nhiều tháng gay gắt về tranh chấp lãnh thổ, 2 quốc gia Nam Á này đang bắt đầu xích lại gần nhau trong bối cảnh quan hệ với Trung Quốc ngày càng căng thẳng, SCMP đưa tin,
Video đang HOT
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bắt tay người đồng cấp Nepal KP Sharma Oli trong một cuộc gặp (ảnh: SCMP)
Đối với cả Ấn Độ và Nepal lúc này, mối quan tâm chung là ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực.
Thủ tướng K.P. Sharma Oli của Nepal hôm 6.11 đã có cuộc gặp với Tư lệnh lục quân Ấn Độ M.M. Naravane. Đây là cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa Ấn Độ và Nepal trong suốt nhiều tháng, kể từ khi quan hệ hai nước trở nên căng thẳng do tranh chấp lãnh thổ.
Năm ngoái, Ấn độ bày tỏ giận dữ khi Nepal phát hành tờ bản đồ tuyên bố quyền kiểm soát đối với một số khu vực biên giới giữa hai nước.
Tháng 5 vừa rồi, Nepal cũng phản đối kịch liệt khi Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh khánh thành một con đường mới ở khu vực biên giới.
Thủ tướng Oli sau đó còn đi xa hơn khi gọi Covid-19 là "virus Ấn Độ" và đổ lỗi cho New Delhi về số ca nhiễm gia tăng ở Nepal.
Tuy nhiên, cuộc gặp cấp cao hôm 6.11 đánh dấu sự "tan băng" trong quan hệ hai nước.
Nepal và Ấn Độ đã nhất tri ghi nhận các nguyên tắc hòa giải ở biên giới. Thủ tướng Oli thậm chí còn ca ngợi mối quan hệ Ấn Độ - Nepal là "truyền thống và đặc biệt".
"Thủ tướng bày tỏ niềm tin mạnh mẽ về tình hữu nghị tốt đẹp giữa Nepal và Ấn Độ", phát ngôn viên của ông Oli tuyên bố.
K. Yhome - chuyên gia cao cấp từ Quỹ Nghiên cứu Người quan sát (ORF) - cho rằng, cả Ấn Độ và Nepal đều nhận ra rằng, hai nước không thể tiếp tục đối đầu trong khi Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng ở khu vực.
Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng ở Nam Á khiến cả Ấn Độ và Nepal lo ngại, theo chuyên gia (ảnh: SCMP)
"Tiếp tục trạng thái căng thẳng sẽ không đưa Ấn Độ và Nepal đi đến đâu cả. Không có lựa chọn nào tốt hơn cho cả nước lúc này ngoài việc ngồi lại và nói chuyện", ông Yhome nhận xét.
Theo ông Yhome, việc ông Naravane được Tổng thống Bidya Devi Bhandari của Nepal phong quân hàm "Đại tướng danh dự" cho thấy Nepal đặc biệt muốn cải thiện quan hệ với Ấn Độ.
"Sau những cáo buộc của ông Oli hồi tháng 5, Ấn Độ phải miễn cưỡng tỏ ra cứng rắn với Nepal. Giờ thì những bất hòa đã được trút bỏ", một quan chức ngoại giao giấu tên từ Delhi nói.
Chính quyền Thủ tướng Oli cũng đã ngừng in những cuốn sách giáo khoa chứa hình bản đồ gây tranh cãi về biên giới với Ấn Độ.
Thủ tướng Oli sau đó cũng cách chức Bộ trưởng Quốc phòng kiêm phó Thủ tướng Nepal - ông Ishwor Pokharel - sau khi ông này thể hiện quan điểm thân Trung Quốc.
"Hai nước không chỉ thể hiện tình hữu nghị mà còn có những kế hoạch chung cần chia sẻ. Mối quan tâm chính của cả Nepal và Ấn Độ lúc này là ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Nam Á. Quan hệ Ấn - Trung đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ", cựu tướng quân đội Nepal Binoj Basnyat nhận xét.
Theo ông Basnyat, ảnh hưởng của Trung Quốc ở Nepal ngày càng lớn và Thủ tướng Oli không thích điều này.
Đại sứ Trung Quốc ở Nepal Hou Yanqi thời gian gần đây liên tục gặp các quan chức có quan điểm bất đồng chính kiến, chỉ trích Thủ tướng Oli và đảng phái của ông.
"Ấn Độ từng được coi là trung tâm an ninh của Nam Á và giờ Trung Quốc đang muốn 'lấn sân', thậm chí là cả ngoại giao và chính trị", ông Basnyat nhận xét.
Một số nghị sĩ ở Nepal cáo buộc Trung Quốc chiếm đất ở biên giới Nepal song Bắc Kinh phủ nhận thông tin này
"Cả Ấn Độ và Nepal đều nhận ra sự đe dọa từ Trung Quốc. Đó là lý do vì sao chúng ta cần gạt bỏ khác biệt và bất đồng", ông Basnyat nói thêm.
Bị tố chiếm đất, xây 9 tòa nhà ở biên giới Nepal: TQ chính thức lên tiếng Dẫn lời một số chính trị gia thuộc phe đối lập ở Nepal, truyền thông Anh - Ấn Độ, đặc biệt là tờ Telegraph hôm 2.11 có nhiều bài viết cáo buộc quân đội Trung Quốc chiếm đất, đổi mốc giới ở biên giới với Nepal. Hôm 3.11, Bắc Kinh chính thức lên tiếng về những cáo buộc này. Báo Anh, Ấn Độ...