Nepal loay hoay khi Trung Quốc đột ngột rút khỏi dự án thủy điện
Chính phủ Nepal đang nỗ lực để cứu vãn thỏa thuận về dự án thủy điện với công ty Trung Quốc sau khi Bắc Kinh tuyên bố rút lui vì các vấn đề tài chính.
Sông West Seti tại Nepal (Ảnh: SCMP)
Một phái đoàn cấp cao từ Tập đoàn Đầu tư CWE Trung Quốc tuần này đã thông báo với các nhà chức trách Nepal rằng họ muốn rút khỏi dự án thủy điện West Seti công suất 750 megawatt sau khi nhận thấy sự thiếu khả thi về tài chính do chi phí tái định cư quá cao. CWE là công ty con của Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc – đơn vị từng ký biên bản ghi nhớ (MOU) với Nepal về việc xây dựng dự án thủy điện vào năm 2012.
Theo một quan chức của Ủy ban Đầu tư Nepal, MOU và một thỏa thuận được ký sau đó giữa Trung Quốc với Cơ quan Điện lực Nepal đều bị hủy bỏ. Trong một nỗ lực cuối cùng để cứu vãn hợp đồng, các quan chức cấp cao Nepal, bao gồm Bộ trưởng Tài chính Yubaraj Khatiwada và Bộ trưởng Năng lượng Barshaman Pun đã đề xuất giảm công suất chung của dự án thủy điện từ 750 megawatt xuống còn 600 megawatt trong cùng gói hợp đồng trị giá 1,2 tỷ USD, đồng thời mở rộng thỏa thuận mua bán điện từ 10 năm lên 12 năm.
“Phía Tam Hiệp nói rằng mặc dù đề xuất mới của Nepal đã giải quyết một số khúc mắc của họ, song việc tái định cư và ổn định cuộc sống của những người dân phải rời khỏi khu vực xây dựng công trình thủy điện, cùng với đó là việc đưa điện từ một dự án ở khu vực xa xôi hẻo lánh tới thủ đô Kathmandu sẽ gặp khó khăn về kỹ thuật và tốn kém về tài chính. Phía Trung Quốc buộc phải xem xét lại lập trường của họ”, quan chức thuộc cơ quan đầu tư Nepal cho biết.
Thủ tướng Nepal Sharma Oli (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: AFP)
Video đang HOT
Việc ký biên bản ghi nhớ về dự án thủy điện West Seti hồi năm 2012 được xem là sự khởi đầu cho quan hệ hợp tác giữa Nepal và Trung Quốc trong việc khai thác tài nguyên thủy điện tiềm năng của Nepal – một lĩnh vực từng do Ấn Độ giữ thế độc quyền trước đây. Trung Quốc đã thâm nhập thị trường thủy điện của Nepal một năm sau khi công ty Snowy Mountain của Australia không huy động đủ kinh phí để thực hiện dự án thủy điện.
Việc Nepal hợp tác với Trung Quốc trong dự án thủy điện từng mang lại nhiều hy vọng về tương lai phá thế độc quyền của Ấn Độ. Tiềm năng thủy điện của Nepal ước tính khoảng 42.000 megawatt và được xem là chìa khóa giúp quốc gia này thoát nghèo.
Trung Quốc và Nepal từng vài lần lời qua tiếng lại vì dự án thủy điện West Seti. Bắc Kinh đã phải lên tiếng bác bỏ các thông tin cho rằng Nepal có ý định hủy bỏ thỏa thuận giữa hai nước. Theo hãng thông tấn Tân Hoa Xã, thông tin này đã dẫn tới “những lo ngại lan rộng về tác động tiêu cực của các dự án đầu tư Trung Quốc”. Trong ngân sách thường niên cho năm tài khóa 2018-2019 được công bố hồi tháng 5, Nepal cho biết dự án West Seti sẽ được phát triển dựa trên “các nguồn lực nội bộ”.
Thủ tướng mới của Nepal K.P. Sharma Oli đang trông cậy vào các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ từ Trung Quốc nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vốn diễn ra từ nhiều năm nay của Nepal vào Ấn Độ. Ngoài các dự án thủy điện, Nepal cũng hy vọng có thể hợp tác với Trung Quốc về các dự án xây dựng đường và tàu hỏa.
Chính quyền Thủ tướng Sharma Oli cũng đang mong muốn được hồi sinh dự án thủy điện Budhi Gandaki công suất 1.200 megawatt với Tập đoàn Gezhouba của Trung Quốc sau khi dự án này bị chính quyền tiền nhiệm hủy bỏ. Tuy vậy, việc Bắc Kinh rút khỏi dự án West Seti được cho là sẽ gây khó khăn cho ý định phát triển dự án Budhi Gandaki của Nepal.
Thành Đạt
Theo Daantri/ SCMP
Nepal bất ngờ hủy thỏa thuận 2,5 tỷ USD với Trung Quốc
Phó thủ tướng Nepal tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận 2,5 tỷ USD với Trung Quốc, khiến Bắc Kinh gặp khó khi mở rộng ảnh hưởng đối với đất nước nằm ở vùng Himalaya.
Trung Quốc từng bác bỏ thông tin Chủ tịch Tập Cận Bình sang thăm Nepal vào tháng 10 vừa qua.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), trong thông điệp trên Twitter, phó thủ tướng Nepal Kamal Thapa cho biết đã hủy kế hoạch trao dự án thủy điện 2,5 tỷ USD cho tập đoàn Gezhouba của Trung Quốc.
"Trong cuộc họp của Ủy ban các Bộ trưởng hôm nay, giới chức Nepal xác định thỏa thuận với tập đoàn Gezhouba về dự án thủy điện Budhi Gandaki được lập ra không đúng quy định và thiếu thận trọng. Thỏa thuận bị bác bỏ theo chỉ đạo của Ủy ban Quốc hội", ông Thapa cho biết.
Hồi tháng 6, Nepal và Trung Quốc ký biên bản ghi nhớ về việc xây dựng nhà máy thủy điện 1.200 MW, cách thủ đô Kathmandu khoảng 80km. Thỏa thuận được ký chưa đầy một tháng sau khi Nepal chính thức đồng ý tham gia "Sáng kiến Vành đai và Con đường" của Trung Quốc.
Việc hủy bỏ thỏa thuận 2,5 tỷ USD được coi một bước thụt lùi lớn với Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh đang tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng ở đất nước nằm tại vùng Himalaya, thông qua nỗ lực xây dựng hạ tầng cơ sở quy mô lớn.
Dinesh Kumar Ghimire, phát ngôn viên Bộ Năng lượng Nepal, cho rằng đây là quyết định cuối cùng. Chính phủ Nepal dự kiến sẽ đưa ra tuyên bố chính thức vào ngày 14.11.
Địa điểm đề xuất thực hiện dự án thủy điện trjị giá 2,5 tỷ USD ở Nepal.
Trong khi đó, nhân viên người Nepal của tập đoàn Trung Quốc Gezhouba nói, công ty chưa nhận được thông báo về sự thay đổi. Theo nhân viên này, biên bản ghi nhớ dự kiến chuyển thành hợp đồng chính thức vào năm tới.
Trung Quốc và Ấn Độ hiện đang cạnh tranh trong việc mở rộng tầm ảnh hưởng chiến lược lên quốc gia vùng Himalaya, vốn có tiềm năng rất lớn về thủy điện.
Tập đoàn Gezhouba không hề xa lạ ở Nepal khi từng nhận được hai hợp đồng xây dựng nhà máy thủy điện và hợp đồng xây bệnh viện, đường xá, sân bay cho quốc gia này.
Trong khi New Delhi không tham gia "Sáng kiến Vành đai và Con đường" của Trung Quốc, chính phủ Nepal do thủ tướng khi đó là Pushpa Kamal Dahal ký tham gia hồi tháng 5.
Dưới thời tân Thủ tướng Sher Bahadur Deuba, Nepal có thể sẽ thay đổi quan điểm về việc tham gia "Sáng kiến Vành đai và Con đường".
Sun Shihai, chuyên gia nghiên cứu quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Nam Á tại Viện Khoa học và Xã hội Trung Quốc nhận định, có nhiều nguyên nhân dẫn đến quyết định của Nepal.
"Đó có thể là do tác động của các nhà hoạt động môi trường, yếu tố chính trị và lợi ích của một nhóm nào đó", ông Sun nói. "Chính phủ Nepal vẫn rất cần Trung Quốc để cải thiện cơ sở hạ tầng".
Theo Danviet
Chính phủ Lào tạm dừng triển khai các dự án thủy điện đã ký MOU và PDA Trưa 7/8, Bộ Ngoại giao Lào đã tổ chức cuộc họp báo về tình hình lũ lụt tại Lào và tiến độ khắc phục sự cố vỡ đập thủy điện Xepian - Xenamnoy thuộc tỉnh Attapeu. Sự cố vỡ đập thuỷ điện tai Sepien Senamnoi gây nhiều thiệt hại nặng nề. Ảnh: TTXVN phát Ngoài lãnh đạo Bộ Ngoại giao Lào, tham dự...