Nepal động đất, nước Úc ‘đứng ngồi không yên’
Ít nhất 66 người Úc vẫn đang mất tích sau trận động đất ở Nepal; đã xuất hiện những lời kêu gọi Ngoại trưởng Julie Bishop hành động, theo News.com.au ngày 26.4.
Vẫn còn nhiều người Úc mất tích tại Nepal – Ảnh chụp màn hình Twitter
Hơn 200 người Úc được xác nhận an toàn tại Nepal, nhưng tính đến 13 giờ 30 ngày 26.4 (giờ Việt Nam), vẫn còn ít nhất 66 người mất tích, trang tin News.com.au của tập đoàn truyền thông News Corp., trụ sở tại Úc, cho hay.
Trận động đất 7,8 độ richter tại Nepal xảy ra hôm 25.4, cách thủ đô Kathmandu 81 km là thảm họa động đất lớn nhất nước này trong 81 năm qua.
Tính đến trưa 26.4, đã có hơn 1.900 người thiệt mạng và hơn 4.718 người bị thương. Cuộc tìm kiếm và cứu trợ vẫn đang diễn ra, trong khi đó số người mất tích mang quốc tịch Úc chiếm khá đông.
Video đang HOT
Trên mạng xã hội Úc, nhiều người đã kêu gọi chính quyền hành động. Tài khoản Twitter @sue_amandasue đề cập đến Ngoại trưởng Julie Bishop xin cứu em gái cô đang làm việc tại Kathmandu, hiện vẫn chưa có thông tin sau trận động đất.
Theo tin cập nhật từ News.com.au, Ngoại trưởng Bishop sau đó cho biết Bộ Ngoại giao và Thương mại đã xác nhận sự an toàn của 549 người Úc tại Nepal. “Đến thời điểm này chưa có báo cáo về trường hợp tử vong nào của người Úc”, bà Bishop nói.
“Tôi kêu gọi người dân Úc có gia đình và bạn bè ở Nepal hãy cố gắng liên lạc trực tiếp với nhau”, bà nói thêm.
Trong một diễn biến khác, Singapore đang chuẩn bị gửi một đội cứu hộ 55 người đến Nepal. Chính phủ Singapore cũng đóng góp 100.000 USD cho Hội Chữ thập đỏ nước này nhằm hỗ trợ công tác tìm kiếm và y tế tại khu vực xảy ra động đất, theo báo The Straits Times.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Philippines muốn Mỹ tăng viện trợ quân sự đối phó Trung Quốc
Philippines sẽ sớm đề nghị Mỹ cung cấp thêm trang bị quân sự và huấn luyện giúp nước này tăng khả năng phòng vệ, trong bối cảnh Manila đang phải đối mặt với "sự hung hăng" của Bắc Kinh trên vùng biển có tranh chấp.
Binh sĩ Mỹ trên phương tiện tấn công đổ bộ (AAV) di chuyển trên bờ biển San Antonio, Zambales, miền bắc Philippines trong cuộc tập trận thường niên Balikatan. Ảnh: Reuters.
Hãng tin AFP dẫn lời Gregorio Catapang Jr,, Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng Vũ trang Philippines, hôm nay cho biết ông đang soạn thảo một "danh sách những thứ muốn có" để Mỹ hỗ trợ. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario sẽ đề nghị Mỹ cung cấp "trang bị và huấn luyện" trong chuyến thăm Mỹ dài một tuần sắp tới.
"Mỹ thông báo sẽ giúp phát triển các khả năng của chúng tôi. Và bây giờ, chúng tôi tập trung vào an ninh trên biển", ông Catapang nói, đồng thời cụ thể hóa nội dung "danh sách những thứ muốn có". "Chúng tôi muốn có năng lực trên vùng đất ngập nước, đầm lầy và trong đổ bộ bãi biển".
Ông Catapang hy vọng quân đội Mỹ sẽ huấn luyện binh sĩ Philippines cách vận hành xe tăng đổ bộ, loại khí tài Manila dự kiến mua trong năm nay để tăng cường quốc phòng.
Philippines hôm qua bắt đầu cuộc tập trận chung quy mô lớn mang tên Balikatan (vai kề vai) dài 10 ngày với Mỹ và Australia, trong động thái được các nhà phân tích cho là nhằm đối phó với Trung Quốc về những tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Tuy nhiên Manila tuyên bố việc tập trận không nhằm vào nước nào.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, gồm cả khu vực sát bờ biển các nước láng giềng như Việt Nam và Philippine bằng "đường 9 đoạn" phi lý. Biển Đông là vùng biển có vị trí chiến lược và giàu tài nguyên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hoạt động tập trận hôm nay diễn ra ở khu vực cách bãi cạn Scaborough/Hoàng Nham khoảng 220 km về phía đông. Bãi cạn này có nguồn thủy sản phong phú và đang do Trung Quốc kiểm soát sau cuộc đối đầu căng thẳng với Philippines vào năm 2012.
Mỹ hiện là nhà cung cấp trang bị quân sự lớn nhất cho Philippines và cũng là đồng minh quân sự của nước này. Philippines, yếu về sức mạnh quân sự, đã khuyến khích Mỹ tăng cường hiện diện ở quốc đảo này, đồng thời tăng cường và mở rộng diễn tập chung.
Như Tâm
Theo VNE
Indonesia kiểm tra toàn bộ tiêm kích F-16 Mỹ cho không Quan chức không quân Indonesia xác nhận, họ sẽ kiểm tra lại lô tiêm kích F-16 do Mỹ viện trợ miễn phí sau sự cố hỏa hoạn hôm 16/4. Quan chức không quân Indonesia xác nhận, họ sẽ kiểm tra lại lô tiêm kích F-16 do Mỹ viện trợ miễn phí sau sự cố hỏa hoạn hôm 16/4. Báo Jakarta Globe dẫn lại...