Nền văn minh bí ẩn ít người biết ở Bulgaria
Vào 1970, các nhà khảo cổ học ở Bulgaria đã tình cờ phát hiện ra một nghĩa địa Thời đại đồ Đồng rộng lớn có từ thiên niên kỷ thứ V trước Công nguyên.
Nghĩa địa này chứa những đồ tạo tác bằng vàng lâu đời nhất từng được phát hiện gần thành phố Varna ngày nay.
Nhưng phải đến ngôi mộ 43, họ mới nhận ra ý nghĩa thực sự của phát hiện này. Bên trong khu chôn cất 43, các nhà khảo cổ đã khai quật được hài cốt của một người đàn ông có địa vị cao được chôn cất với sự giàu có khó lường. Bằng chứng là rất nhiều vàng được tìm thấy trong khu chôn cất.
Trước đó, hầu hết mọi người đã nghe nói về các nền văn minh Lưỡng Hà, Ai Cập và văn minh lưu vực sông Ấn, tất cả đều được ghi nhận là những nền văn minh được biết đến sớm nhất với đặc điểm đô thị hóa, quản lý có tổ chức và đổi mới văn hóa. Nhưng ít người nghe nói về một nền văn minh bí ẩn xuất hiện gần Biển Đen khoảng 7.000 năm trước.
Văn hóa Varna, không phải là một xã hội nhỏ bé, xuất hiện ở một góc nhỏ của nơi sẽ trở thành Bulgaria ngày nay và nhanh chóng biến mất trong các trang lịch sử. Thực tế, đó là một nền văn minh tiên tiến đáng kinh ngạc, thậm chí còn cổ xưa hơn các đế chế của nền văn minh Lưỡng Hà và Ai Cập. Đặc biệt hơn đó là nền văn hóa đầu tiên được biết đến kỹ năng chế tác các đồ tạo tác bằng vàng.
Varna hiện nay cũng là nơi có nghĩa địa thời tiền sử lớn nhất được biết đến ở Đông Nam Âu, phản ánh sự phong phú trong các thực hành văn hóa, các nghi lễ phức tạp, hệ thống tín ngưỡng cổ xưa và khả năng sản xuất hàng hóa tinh xảo được chế tác chuyên nghiệp. Nó đã được biết đến như là cái nôi của nền văn minh ở Châu Âu.
Nghề kim hoàn phát triển cực thịnh
Bằng chứng cho thấy từ năm 4600 đến 4200 trước Công nguyên khi nghề đúc vàng lần đầu tiên bắt đầu ở Varna. Những người thợ thủ công đã thành thạo trong việc luyện kim đồng và vàng.
Các mối quan hệ gia tăng với các nước láng giềng ở cả phía bắc và phía nam cuối cùng đã mở ra các mối quan hệ thương mại trong khu vực Biển Đen và Địa Trung Hải, vốn có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển của xã hội. Khu vực vịnh nước sâu có các khu định cư của Varna, cung cấp một bến cảng thoải mái cho các tàu thuyền đi qua Biển Đen. Varna đã trở thành một trung tâm thương mại thịnh vượng.
Hoạt động buôn bán gia tăng cho phép các nhà luyện kim tích lũy của cải và rất nhanh chóng xuất hiện khoảng cách xã hội với các nhà luyện kim ở cấp cao nhất. Tiếp theo là các thương gia ở trung lưu. Nông dân chiếm tầng lớp thấp hơn.
Các đồ vật bằng vàng được tìm thấy trong nghĩa địa.
Video đang HOT
Những khám phá đáng kinh ngạc được thực hiện tại một nghĩa trang gần đó cũng cho thấy rằng Varna có những nhà cai trị hoặc vua quyền lực. Vì vậy, nền tảng đã được đặt cho sự xuất hiện của một nền văn hóa hùng mạnh và hưng thịnh, có ảnh hưởng lan rộng khắp châu Âu trong hàng ngàn năm tiếp theo đó.
Bằng chứng đầu tiên về nền văn minh cổ đại của Varna là các công cụ, bình, đồ dùng và tượng nhỏ được làm từ đá, đá lửa, xương và đất sét. Sau đó, một khám phá đáng kinh ngạc được đưa ra ánh sáng. Vào tháng 10/1972, người lái máy xúc có tên Raycho Marinov tình cờ phát hiện ra một nghĩa địa có từ thời đồ Đồng rộng lớn chứa những đồ tạo tác bằng vàng lâu đời nhất từng được phát hiện.
Nó đã trở thành một trong những khám phá khảo cổ quan trọng nhất từng được thực hiện ở Bulgaria. Các cuộc khai quật mở rộng sau đó được tiến hành dưới sự chỉ đạo của Mihail Lazarov (1972-1976) và Ivan Ivanov (1972-1991), lần đầu tiên khám phá ra nền văn minh hoành tráng của Varna.
Hơn 300 ngôi mộ đã được phát hiện trong nghĩa địa. Giữa chúng hơn 22.000 hiện vật tinh xảo đã được tìm thấy, bao gồm hơn 3.000 món đồ làm từ vàng với tổng trọng lượng là 6 kg. Các di vật quý giá khác được tìm thấy trong các ngôi mộ bao gồm đồng, các công cụ bằng đá lửa chất lượng cao, đồ trang sức, vỏ của nhuyễn thể Địa Trung Hải, đồ gốm, lưỡi kiếm đá vỏ chai và chuỗi hạt.
Bên cạnh đó là những tấm vải bọc và những ngôi mộ chứa đầy châu báu, bao gồm đồ trang trí bằng vàng, rìu đồng nặng, đồ mỹ nghệ trang nhã, đồ gốm được trang trí lộng lẫy. Những ngôi mộ khác thì chôn cất đơn giản hơn.
Ngôi mộ số 43
Trong khi có rất nhiều ngôi mộ tinh hoa được phát hiện, có một ngôi mộ đặc biệt nổi bật hơn cả trong số những phần còn lại đó là ngôi mộ 43. Bên trong ngôi mộ 43, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra hài cốt của một nam giới có địa vị cao dường như là một người cai trị hoặc lãnh đạo của một loại hình nào đó.
Nhiều vàng được tìm thấy trong khu chôn cất này hơn so với toàn bộ phần còn lại. Người đàn ông, bí ẩn được chôn cất với một vương trượng – biểu tượng của thứ hạng cao hoặc sức mạnh tâm linh, và đeo một vỏ bọc bằng vàng nguyên khối trên dương vật của mình.
Nơi chôn cất người một đàn ông Varna có một số đồ trang sức bằng vàng nổi bật.
Phân tích các ngôi mộ cho thấy nền văn hóa Varna có một xã hội có cấu trúc cao, các thành viên ưu tú của xã hội được chôn cất trong những tấm vải liệm với những đồ trang trí bằng vàng được khâu vào trong các bọc vải và ngôi mộ của họ chứa đầy kho báu, bao gồm đồ trang trí bằng vàng, rìu đồng nặng, đồ trang trí tinh xảo, và đồ gốm được trang trí phong phú, trong khi những nơi khác có những lễ chôn cất đơn giản với ít đồ dùng quý giá.
Việc chôn cất cho thấy đây là nơi chôn cất nam giới cao cấp đầu tiên được biết đến ở châu Âu. Trước đó, phụ nữ và trẻ em là những người được chôn cất công phu nhất.
Marija Gimbutas, một nhà khảo cổ học người Mỹ gốc Litva, người nổi tiếng với tuyên bố rằng các địa điểm thời kỳ đồ đá mới trên khắp châu Âu cung cấp bằng chứng liên quan đến các xã hội mẫu hệ tiền Ấn-Âu, cho rằng phải đến cuối thiên niên kỷ thứ V trước Công nguyên mới chuyển sang chế độ thống trị của nam giới bắt đầu ở Châu Âu. Trong nền văn hóa Varna, người ta đã quan sát thấy rằng vào khoảng thời gian này, đàn ông bắt đầu được đối xử tốt hơn khi hậu sự.
Các khu chôn cất ở nghĩa địa Varna còn cung cấp nhiều thứ hơn nữa là những đồ tạo tác quý giá được tìm thấy trong đó và những khám phá liên quan đến hệ thống phân cấp xã hội. Đặc điểm của các ngôi mộ cũng đã cung cấp những hiểu biết chính về tín ngưỡng tôn giáo và các tập tục an táng phức tạp của nền văn minh cổ đại này.
Các nhà nghiên cứu đã thấy rõ rằng nam và nữ được đặt ở các vị trí khác nhau trong các ngôi mộ – nam nằm ngửa, trong khi nữ được đặt ở tư thế bào thai. Nhưng đáng ngạc nhiên nhất là phát hiện về một số ngôi mộ không hề có bộ xương nào cả. Những ngôi mộ “tượng trưng” này là những ngôi mộ giàu có nhất về số lượng vàng và các kho báu khác được tìm thấy bên trong chúng.
Sự sụp đổ và di sản của nền văn hóa Varna
Đến cuối thiên niên kỷ thứ V trước Công nguyên, nền văn hóa Varna hùng mạnh một thời bắt đầu tan rã. Có giả thuyết cho rằng sự sụp đổ của nền văn minh Varna là kết quả của sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm biến đổi khí hậu, biến những vùng đất canh tác rộng lớn thành đầm lầy lầy cũng như sự tấn công từ bên ngoài.
Mặc dù nền văn minh Varna không để lại hậu duệ trực tiếp nào, nhưng các thành viên của nền văn hóa cổ đại này đã để lại nhiều di sản lâu dài và tạo tiền đề cho sự xuất hiện của các nền văn minh tiếp theo trên khắp châu Âu. Kỹ năng luyện kim của họ chưa từng có ở châu Âu và trên toàn thế giới. Xã hội của họ cũng thể hiện nhiều đặc điểm của một nền văn minh phát triển và tiên tiến.
Những người Varna cũng phát triển cấu trúc xã hội của một cơ quan quyền lực tập trung – một người hoặc một tổ chức để giám sát và đảm bảo sự vận hành đúng đắn của xã hội. Tất cả các nguyên tắc cơ bản của xã hội hiện đại đã được tìm thấy ở nền văn minh này. Đó cũng là một hình mẫu của nền văn minh mà chúng ta vẫn tuân theo cho đến ngày nay.
Bí ẩn hang mặt trăng ở Slovakia
Cuối thu năm 1944, Antonín Horák, viên chỉ huy quân sự người Slovakia đang cố gắng chống lại lực lượng quân Đức Quốc xã (ĐQX) đang chiếm đóng và đuổi chúng ra khỏi biên cương. Lực lượng vũ trang quân đội ĐQX (Wehrmacht) đang tuần tra các vùng hoang dã, và vì thế đơn vị của Antonin Horák đã bị phục kích khi họ đang ẩn náu trong chiến hào.
Gần như toàn bộ đồng đội của Horák đã bị sát hại, bản thân ông bị bắn trọng thương và bị bỏ mặc cho chết. Sự kiện này cũng vô tình dọn đường cho một khám phá sửng sốt ở nơi hoang dã Slovakia, nó đã thu hút vô số sự tưởng tượng và đầu cơ phỏng đoán kể từ thời điểm đó.
Lúc tỉnh dậy, Antonin Horák thấy mình đang nằm trong một ao bùn, nước bùn và cả máu ông vấy khắp người, xung quanh là la liệt xác đồng đội đã tử trận. Cảm xúc lúc ban đầu Horák nghĩ rằng có lẽ mình là người sống sót duy nhất, và may phước là nhờ có hai dân làng tình cờ đi ngang qua đó mà ông đã không nằm lại với các đồng đội của mình.
Cuốn sách "Bí ẩn hang mặt trăng" về câu chuyện thần bí và khó hiểu xoay quanh địa điểm hang mặt trăng và cấu trúc lạ bên trong nó.
Hai người làng đã khiêng Horák trên chiếc cáng tạm thời, và kỳ lạ là còn có hai chiến sĩ Slovakia khác cũng còn sống tại chiến trường, mặc dù cả hai đều bị thương nặng và nằm bất động. Những người làng nói với mấy người lính rằng họ sẽ khiêng đến một cái hang bí mật, nơi đây những người lính tha hồ ẩn náu và dần dần hồi phục. Tuy nhiên, khi vừa chạm tới cái hang, Horák bỗng ngợ ra khi cảm nhận rằng nó không phải là hang động bình thường.
Sở dĩ Horák lấy làm nghi hoặc là khi những người cứu hộ khuyên rằng chớ nên đi sâu vào trong các hốc hang, vì cái hang bị cho là "hang ma" và có nhiều dốc dựng đứng bên trong. Có vẻ như người làng đang giấu giếm cái gì đó và Horák tự nhủ khi có cơ hội nhất định phải đi sâu vào để khám phá xem trong đó có cái gì.
Cơ hội đã đến với Horák vào buổi sáng ngày hôm sau khi vị tù trưởng tên là Slávek nói với những người hành lễ trong lúc xoay mặt về hướng lòng hang, và rồi báo với mấy người lính rằng ông ta sẽ quay trở lại vào buổi chiều.
Khi vị tù trưởng vừa dợm chân đi khỏi, cơn tò mò trong người Horák bỗng nổi lên và thôi thúc ông phải tiến sâu vào bên trong hang. Mới hơi khỏi bệnh nên thể trạng còn yếu và chân đi không vững, nhưng Horák vẫn quyết đứng lên và tập tễnh bước, sử dụng một cây đuốc nhỏ để xuyên màn đêm của hang động.
Không như mong đợi, rõ ràng là các bức tường của hang động không phải là thứ đá thô ráp như thường thấy mà là thứ đá được đánh bóng nhẵn thín như gương soi, như thể nó là một loại kính nào đó có thứ màu xanh nhạt quái dị. Horák bèn quyết định chui sâu hơn nữa vào lòng hang, trong khoảng 90 phút đi lại trong hang, đột nhiên Horák dòm thấy một cái lỗ thông hơi nhỏ trên nền hang.
Men theo cái lỗ thông hơi này đã đưa Horák lọt vào trong một cái buồng khổng lồ, nơi có một hang động với nhiều nhũ đá màu trắng bao phủ lên một loại chất kỳ lạ giống như men, và đứng giữa cái hang động này quả thực là một trải nghiệm lạ thường không sao tả xiết.
Giữa hang là một thứ đồ vật hay một cái trục gì đó khổng lồ được dựng ngay giữa khối đá, nó như thể các vách tường hang động bằng kim loại có màu tối, và còn có những biểu tượng kỳ lạ như một dạng chữ tượng hình được khắc trên bề mặt tường.
Horák tỏ ra rất thận trọng khi tiếp cận cấu trúc dị thường, ông dùng cái guốc bổ vào một bên của cấu trúc và nó phát ra một tiếng vang nhẹ như thể bên trong là rỗng ruột. Chất liệu của cấu trúc lạ như một kiểu mã não được mài sáng bóng, nhưng khi dùng cái cuốc để cố gắng xoay thử nghiệm cấu trúc lạ thì lạ chưa, Horák sửng sốt khi thấy không hề có vết xước hay mẩu sứt mẻ nào trên bề mặt bức tường.
Một số báo cáo còn nói rằng Antonin Horák đã tạo ra lửa bằng khẩu súng lục, nhưng cấu trúc lạ vẫn không suy suyển. Làm hết cách vẫn không khám phá ra cấu trúc lạ là gì, Horák quyết định bò trở lại khu vực cửa hang để lấy một số thứ mà ông cho rằng chúng có thể làm thỏa mãn trí tò mò của mình.
Horák không hé môi với các đồng đội về thứ kỳ lạ mà ông đã thấy sâu trong hang, nhưng ngay khi ấy thời tiết ngày một xấu, đồng nghĩa dân làng cũng không quay lại hang. Horák mượn các đồng đội mấy cái dây nịt và một số dây thừng nhằm mục đích bẫy thú làm thức ăn.
Cùng với các thiết bị mới này, trong những ngày sau đó Horák đã một mình tìm đến cái chỗ có cấu trúc kỳ lạ, và dùng dây nịt cùng dây thừng ông đã leo lên cấu trúc lạ khi chui qua một vết nứt lớn có hình viên kim cương. Bên trong cấu trúc lạ là một cái gì đó như thể đất sét và đá vôi, và âm thanh vang vọng bên trong nó là một cơ chế khuếch đại hết sức bất thường.
Toàn bộ cấu trúc lạ có hình dáng như một mặt trăng lưỡi liềm, và trong lúc tìm tòi khám phá, Horák đã nhìn thấy xác của một con gấu hang động có lẽ là một loài đã bị tuyệt chủng từ lâu, và con gấu đã chết khi vô tình rơi xuống cấu trúc lạ. Sau đó, Horák đã bắn súng vào các bức tường và nó cũng chỉ phát ra những tia lửa xanh kèm khói. Ông cũng tìm thấy một số rãnh ngang trên các bức tường của cái buồng hình trụ, nó có vẻ ấm khi sờ vào. Không có lối vào khác trong hang lạ, và vì vậy Horák quyết định ghi dấu địa điểm và che luôn cái lỗ thông hơi dẫn đến nơi lạ.
Đêm đó dân làng quay trở lại, và các đồng nghiệp cũng thảnh thơi tay chân, điều đó khiến cho Horák không còn cơ hội để khám phá thêm trong cái hang bí ẩn, nhưng ông đã viết về nó cũng như phác thảo tỉ mỉ những cảnh tượng đã thấy trong nhật ký của mình. Cuối cùng, Horák được cứu thoát và quay trở lại quê nhà, nhưng hang động lạ và cấu trúc hình trụ vẫn không phai mờ trong tâm trí ông.
Cho mãi tới tận năm 1965 thì Horák mới quyết định công bố một số phần về các phát hiện lạ thường trong cuốn nhật ký của mình cho tờ Báo hiệp hội hang động học quốc gia (National Speleological Society News), và cái hang lạ mà ông đã nhìn thấy thì được ông đặt tên là "Trục mặt trăng" hoặc "Hang trăng". Việc công bố liền lập tức thu hút nhiều trí tưởng tượng từ các nhà thám hiểm, nhà địa chất học, cùng những người tìm kiếm sự bí ẩn từ khắp thế giới.
Khó khăn cho việc chứng minh hư thực lại nằm ở chỗ bối cảnh chính trị của Tiệp Khắc khi đó đã không tạo thuận lợi cho công tác thám hiểm và bản thân khu vực hang động bị xem là ngoài giới hạn. Còn bản thân ông Antonin Horák (người đã di cư từ Tiệp Khắc sang Mỹ) thường xuyên được mời phỏng vấn với các nhà nghiên cứu. Dù đã từng có nhiều đoàn thám hiểm cất công xác định tọa độ của hang động bí ẩn, nhưng không ai thành công.
Cho đến ngày hôm nay thi thoảng vẫn rộ lên tin đồn đã tìm thấy hang động, nhưng không có bằng chứng thuyết phục. Bí mật về cấu trúc lạ trong hang động đã chìm vào màn sương huyền bí sau khi Antonin Horák qua đời.
Bí ẩn các di tích bằng đá nghìn năm tuổi ở Ả Rập Saudi Ở phía bắc bán đảo Ả Rập, giáp với sa mạc Nefud, các nhà khảo cổ học gần đây đã lập danh mục các di tích đá khổng lồ có niên đại 7.000 năm có hình dạng giống hình chữ nhật. Đặc biệt cấu trúc được đặt tên "Mustatil" vẫn là một bí ẩn với giới nghiên cứu khảo cổ. Mustatil là một...