Nên vận động bà con lỡ ‘nhận nhầm’ tự giác chuyển lại tiền hỗ trợ
Khoảng 700 người ở một huyện thuộc TP.HCM đã “nhận nhầm” tiền hỗ trợ mùa dịch COVID-19. Con số này không phải là cuối cùng khi thành phố sẽ tiếp tục kiểm tra việc lập danh sách người có hoàn cảnh khó khăn ở những quận, huyện còn lại.
Bà con khu trọ 143/6 đường 11, tổ 6, phường Trường Thọ, TP Thủ Đức đi nhận tiền hỗ trợ đợt 3 tối 25-10 – Ảnh: T. KHÔI
Bao nhiêu người nhận “nhầm” đồng nghĩa với ngần ấy người thuộc diện được hỗ trợ không được nhận phần của mình. Các quận huyện đều bổ sung danh sách những người thuộc diện nhận hỗ trợ, nhưng không được nhận đúng hạn.
Bốn tháng giãn cách xã hội khiến hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh tạm ngưng, người nghèo càng thêm khó, người khá giả cũng bị “hụt hơi”. Vậy nên các suất cứu trợ không phân biệt nhiều hay ít cũng cực kỳ quý giá. Chủ trương rất nhân văn của Chính phủ và thành phố được người dân ủng hộ. Khoản hỗ trợ đến đúng vào lúc nhiều người gặp khó đang rất cần. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí giới hạn, chưa cho phép trải đều cho tất cả mọi người. Ai cũng khó khăn nhưng người yếu thế hơn sẽ được ưu tiên nhận trước.
Vẫn biết rằng “Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”, song khoản hỗ trợ nào cũng quý, càng quý hơn khi người khó ít nhường cho người khó nhiều. Khâu xét duyệt đi từ tổ lên khu phố, đến cấp phường, xã dẫu cho đã được sàng lọc kỹ, khách quan, minh bạch nhưng cũng chẳng thể nào đạt đến độ chính xác tuyệt đối. Thật khó tránh khỏi thừa chỗ này, thiếu chỗ khác.
Nhưng thực tế vẫn có những “con sâu làm rầu nồi canh”, nên mới dẫn đến chuyện người vẫn làm việc trực tuyến và có thu nhập hàng chục triệu đồng lại có tên trong danh sách bị mất việc, hoặc người khá giả bỗng dưng xuất hiện tên trong một hộ… nghèo.
Còn lại đội ngũ cán bộ địa phương luôn hết lòng chăm lo an sinh xã hội, không muốn bỏ sót bất kỳ ai nhưng cũng khó tránh những trường hợp sai sót.
Quần chúng nhân dân cũng có thừa tấm lòng “nhường cơm sẻ áo”. Đều là lao động nghèo song khi thấy bản thân và gia đình còn có khả năng “gồng” được, họ đã cố gắng tự xoay xở và tình nguyện tặng lại khoản hỗ trợ của mình cho cộng đồng (như bà con phường Linh Trung, TP Thủ Đức). Trong lúc chính mình cũng đang vất vả, họ vẫn không quên lo lắng cho người kém may mắn hơn.
Video đang HOT
Mấy hôm nay lại nghe chuyện những ai đó đã nhận nhầm, chưa biết giải quyết sao trong khi vẫn còn những người rất khó khăn, chưa được đi làm lại vẫn chưa thể nhận được tiền. Ai đã nhận nhầm nghĩ sao về điều này? Ứng xử khéo nhất vào lúc này có lẽ chính là mỗi người tự rà soát trước khi chính quyền rà soát. Đối chiếu với các tiêu chuẩn, điều kiện nhận hỗ trợ nếu nhận thấy không phù hợp hãy chủ động tự trả lại. Sự nhầm lẫn này chủ yếu do nguyên nhân khách quan, xem như là một chút “trục trặc”.
Các địa phương có người nhận nhầm gói cứu trợ cũng nên thông báo số tài khoản để người dân chuyển tiền trả lại. Hài hòa và tế nhị cho cả đôi bên, hạn chế những tranh luận không đáng có. Xong xuôi cũng nên khép lại câu chuyện này. Thành phố vừa qua thời gian dài giãn cách, còn rất nhiều việc phải làm để đưa đời sống bình thường trở lại. Không nên tốn thêm công sức vào việc đã rồi. Cho đúng chỗ, nhận đúng người mới giúp mang lại niềm vui đích thực.
Trần ai nhận tiền hỗ trợ
Ngày 22-10, theo sự gia hạn của chính quyền thành phố là thời điểm cuối cùng người dân được nhận tiền gói hỗ trợ của TP.HCM (đợt 3) vì bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Ở khu trọ tôi đang sống (143/6 đường 11, tổ 6, phường Trường Thọ, TP Thủ Đức), đến cuối ngày 22-10 bà con vẫn chưa được nhận trợ cấp nói trên.
1 triệu đồng/người trong thời điểm này khá lớn và cần thiết với những người đã kiệt quệ vì dịch bệnh, sau 4 tháng mất việc ngồi nhà.
Việc chậm trễ này do những hộ dân trong khu trọ 24 phòng này đều bị… sót tên, giấy khai báo của họ đã thất lạc. Tôi cũng tạm trú gần đó, có nộp giấy khai báo và cả điền vào “giấy cam kết” đã thông tin trung thực và đã nhận 1 triệu đồng hỗ trợ (đến 3 lần) nhưng vẫn chưa được ký giấy nhận tiền.
Rời quê lên thành phố, ai cũng mong muốn tự mình kiếm tiền nuôi thân lập nghiệp, lo cho gia đình ở quê. Tuy nhiên, dịch giã đã đẩy tất cả mọi người vào chỗ khốn khó nên họ mới mong chờ từng ngày số tiền từ Nhà nước. Có được bao nhiêu lúc này cũng là “chiếc phao” để ngoi lên thở một chút, rồi sau đó tiếp tục cuộc mưu sinh trong bình thường mới. Chiều 26-10 vẫn còn vài người chưa kịp nhận. Vẫn tin rằng ai cũng sẽ được nhận nhưng sự chậm trễ khiến bà con phải đi lên đi xuống bao lần, chờ đợi nhiều ngày kiểu này khiến người khó vì tiền càng khổ tâm hơn!
Lãnh đạo phường giải thích việc có người phải trả lại tiền hỗ trợ
Vừa về đến nhà sau khi kí nhận tiền hỗ trợ đợt 3, người đàn ông nhận được cuộc gọi từ tổ dân phố, yêu cầu thu hồi lại tiền với lý do "chi nhầm".
Báo Thanh Niên đưa tin, mới đây, một người đàn ông tên M., ngụ tại phường 7, quận Tân Bình, TP.HCM đã phản ánh về bất cập trong việc chi trả gói hỗ trợ đợt 3 tại địa phương.
Theo anh M., hồi đầu tháng 10, tổ phó tổ dân phố nơi anh sinh sống đã gửi thông báo anh ra nhận tiền hỗ trợ đợt 3.
Bà con xếp hàng chờ nhận hỗ trợ đợt 3 tại TP.HCM. (Ảnh: Công An Nhân Dân)
"Tôi đến một chỗ gần đó, tại đây có 2 nữ cán bộ phát tiền. Tôi lấy giấy CMND ra đối chiếu rồi ký vào tờ danh sách nhận hỗ trợ và nhận 1 triệu đồng rồi ra về. Vừa về tới nhà thì tổ phó gọi tôi, bảo là tôi có tên trong một danh sách đang hưởng lương tháng 8/2021 nên không được hỗ trợ và kêu tôi quay lại trả tiền." - anh M. chia sẻ.
Anh M. sau đó đã đến trả lại tiền và đồng thời yêu cầu được hủy chữ kí ban đầu vì trên thực tế không có nhận tiền. Song lúc này cán bộ chi trả nói rằng sẽ không lập biên bản hay giấy tờ gì với anh M. và nếu muốn hủy chữ kí thì cần lên phường.
2 ngày sau, tổ phó tổ dân phố gửi một danh sách đang hưởng lương vào nhóm chat. Những người có tên sẽ thuộc diện không được nhận hỗ trợ và trong đó có anh M.
Người đến nhận tiền phải xuất trình CMND hoặc CCCD. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Người Sài Gòn rưng rưng nước mắt khi nhận tiền hỗ trợ.
Anh M. thừa nhận việc có được nhận lương tháng 8/2021. Nhưng anh không khỏi thắc mắc tại sao tên lại có trong danh sách nhận hỗ trợ và chỉ vừa mới kí tên nhận tiền xong đã bị "đòi" lại tiền.
Liên quan đến sự việc này, lãnh đạo UBND phường 7, quận Tân Bình ngày 15/10 đã có những chia sẻ với báo Thanh Niên. Cụ thể, vị lãnh đạo cho biết, danh sách hỗ trợ được phường xét duyệt sẽ gửi về phần mềm quản lý để đối chiếu, lọc ra những ai không thuộc diện hỗ trợ như có hưởng lương tháng 8, đóng bảo hiểm xã hội...
Tuy nhiên, danh sách mà phần mềm gửi lại UBND phường chưa lọc ra hết. Do đó mới xuất hiện trường hợp như anh M. vẫn có tên trong diện nhận hỗ trợ là nhầm lẫn.
Cán bộ phát tiền đối chiếu thông tin trước khi trao tiền hỗ trợ cho bà con. (Ảnh: VOV)
Nếu rà soát lại và phát hiện trước thì sẽ không chi cho những trường hợp này. Còn nếu đã chi rồi mới phát hiện ra thì cán bộ phường phải làm thủ tục để thu hồi.
"Ví dụ, có người dân phản ánh họ và hàng xóm đều hưởng lương hưu nhưng hàng xóm nhận được hỗ trợ, còn họ thì không. Khi nhận được phản ánh này, mình sẽ đi xác minh lại. Nếu đúng như phản ánh thì phải giải thích cho người dân hiểu, làm thủ tục thu hồi khoản chi vì hưởng lương hưu sẽ không được hỗ trợ." - lãnh đạo UBND phường 7 nói.
Theo UBND phường 7, để thu hồi, tổ công tác địa phương phải xuống báo với dân là họ không thuộc diện hỗ trợ, lập biên bản giải thích vụ việc để bà con đồng ý, kí tên gửi lại tiền. Bà con sẽ kí trả trong biên bản thu hồi chứ không thể hủy chữ kí ban đầu.
Nhiều người phấn khởi sau khi nhận được tiền hỗ trợ. (Ảnh: Đảng Bộ TP.HCM)
Nếu không lập biên bản mà thu hồi tiền là không đúng quy định. Vì vậy, bà con hoàn toàn có thể liên hệ trực tiếp với tổ dân phố hoặc UBND phường để xác minh và giải quyết.
Hiện TP.HCM vẫn đang tiếp tục chi tiền đợt 3 cho bà con thuộc diện hỗ trợ. Mọi người có thể chủ động nắm bắt thông tin liên quan đến đối tượng chi trả để tránh nhầm lẫn và biết cách giải quyết trong trường hợp gặp sai sót.
Tổ trưởng dân phố 'nhầm biểu mẫu' khi lập danh sách hỗ trợ Tổ trưởng dân phố dùng biểu mẫu ký nhận tiền để lập danh sách hỗ trợ trường hợp khó khăn do Covid-19 khiến gần 50 hộ dân hiểu lầm "phường bắt ký tên nhưng không phát tiền". Chị Lê Thị Thanh Mai, 46 tuổi, khu trọ số 54, đường số 1 thuộc tổ 6, khu phố 1, phường Tăng Nhơn Phú B (TP...