Nên và không nên làm gì để ‘vùng kín’ khỏe mạnh?
Khi môi trường tự nhiên trong âm đạo bị mất cân bằng, chị em có thể bị viêm nhiễm, nhiễm trùng âm đạo.
Một âm đạo khỏe mạnh có đặc điểm là cân bằng vi khuẩn và có tính a-xít một cách tự nhiên. Các vi khuẩn có lợi trong âm đạo giúp chống nhiễm trùng và duy trì độ pH bình thường. Khi môi trường tự nhiên trong âm đạo bị mất cân bằng, chị em có thể bị viêm nhiễm, nhiễm trùng âm đạo.
Viêm âm đạo là tình trạng viêm do vi khuẩn trong âm đạo gây ra. 40% các trường hợp viêm âm đạo là do nấm Candida, và 75% trường hợp là do nấm men, gọi là nhiễm trùng nấm men.
Các triệu chứng khi bị viêm âm đạo:
- Rát và ngứa ở âm hộ và âm đạo
- Dịch âm đạo ra nhiều
- Đỏ, sưng, đau đớn
- Xuất hiện những tổn thương
- Có mùi hôi.
Một số nguyên nhân gây ra mất cân bằng âm đạo:
- Do dùng thuốc kháng sinh
- Thay đổi nội tiết khi mang thai
- Bị bệnh tiểu đường
- Sử dụng corticosteroid
- Bị bệnh tình dục
- Nhiễm HIV
- Dùng thuốc tránh thai
Video đang HOT
- Béo phì
- Lượng đường trong máu cao
- Mặc quần áo quá chật
- Không giữ vệ sinh trong ngày ‘đèn đỏ’.
Viêm âm đạo là tình trạng viêm do vi khuẩn trong âm đạo gây ra (Ảnh minh họa: Internet)
Điều cần làm để giữ ‘ vùng kín’ khỏe mạnh
- Có chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn uống cân bằng các dưỡng chất và tiêu thụ nhiều nước là việc rất quan trọng nếu bạn muốn duy trì âm đạo khỏe mạnh.
- Uống nước ép nam việt quất: Loại trái cây này rất giàu các hợp chất có tính a-xít nhưng không gây hại cho hệ tiêu hóa mà còn chống lại vi khuẩn rất tốt. Nó cũng có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm đường tiết niệu rất hiệu quả.
- Bổ sung thực phẩm có chứa Vitamin E: Vitamin này là một chất chống oxy hóa và có tác dụng chống lại sự lão hóa, thiệt hại trong các tế bào cơ thể. Nhờ đó nó cũng giúp các bộ phận cơ thể khỏe mạnh. Vitamin E có nhiều trong đậu phụ, bông cải xanh, rau bina, hải sản, dầu oliu, cà chua, kiwi, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân…
- Uống đủ nước: Các màng nhầy ở vùng mũi, mắt, miệng, và âm đạo cần được bổ sung nước để hoạt động đúng chức năng. Cơ thể được bổ sung đủ nước cũng sẽ tránh được tình trạng có mùi hôi ở ‘vùng kín’.
- Tập các bài tập cho vùng âm đạo: Để tăng cường các cơ sàn chậu, bạn nên tậpbài tập kegel. Điều này làm cho các cơ vùng này khỏe mạnh hơn, thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.
- Sử dụng bao cao su: Bao cao su giúp đỡ và bảo vệ chúng ta từ khi mang thai và các bệnh STDs. Ngoài ra, nó còn có ích trong việc duy trì độ pH của âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn lactobacilli – vi khuẩn ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng nấm men và vi trùng – tồn tại.
Ăn uống cân bằng các dưỡng chất và tiêu thụ nhiều nước là việc rất quan trọng nếu bạn muốn duy trì âm đạo khỏe mạnh (Ảnh minh họa: Internet)
Những điều tránh làm để không làm hại ‘vùng kín’
- Thụt rửa: Thụt rửa âm đạo có thể làm giảm độ pH của âm đạo và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ phụ khoa khi lựa chọn các sản phẩm vệ sinh để tránh ảnh hưởng đến sự cân bằng pH của âm đạo.
- Ăn thực phẩm chứa chất béo Trans: Tránh chất béo này để hạn chế tạo điều kiện cho các loại vi trùng phát triển. Các loại thực phẩm chứa chất béo trans bạn nên tránh bao gồm: bánh ngọt, bánh quy, bánh rán, bánh quy giòn, hành tây chiên, khoai tây chiên, bơ thực vật và thực phẩm chế biến.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh giết lactobacilli – vi khuẩn tốt trong âm đạo. Trong trường hợp nhất định phải uống thuốc kháng sinh, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ và ăn thêm thực phẩm chứa probiotic để giảm ảnh hưởng do kháng sinh gây ra.
- Vệ sinh bằng xà phòng: Xà phòng có mùi thơm thường gây hại cho âm đạo vì chúng dễ làm khô da, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Để giữ sạch âm đạo, tất cả bạn cần là nước ấm. Nếu bạn vẫn sử dụng xà phòng để vệ sinh, nên chọn loại có mùi nhẹ nhàng và tham khảo tư vấn của bác sĩ.
Theo Afamily
6 thói quen 'bẩn' không ngờ của phái đẹp
Không thay quần lót hàng ngày hoặc có lúc quên đánh răng buổi tối là những thói quen mà cánh mày râu không ngờ tới ở các chị em.
Tắm bằng nước không
Theo Chinanews, điều tra cho thấy, gần 1/3 nữ giới không sử dụng sữa tắm khi tắm hàng ngày. Chuyên gia chỉ ra, khi tắm có dùng sữa tắm hay không tùy thuộc vào tình hình ra mồ hôi của bạn. Các vi khuẩn khiến cơ thể có mùi hôi sống nhờ vào mồ hôi, đặc biệt là ở nách và bẹn. Khi ra nhiều mồ hôi, chỉ dùng nước dội thì không thể sạch được, sẽ dẫn tới vi khuẩn lưu lại, thời gian lưu càng dài, người sẽ càng 'hôi'.
Không đánh răng trước khi ngủ
Đánh răng trước khi ngủ quan trọng hơn lúc sáng sớm, không những có thể làm sạch các thứ tồn đọng trong khoang miệng, mà còn có lợi trong việc bảo vệ răng, cũnggiúp ngủ ngon hơn.
Phái nữ thường được nghĩ là rất sạch sẽ nhưng đôi khi họ cũng 'ở bẩn'
43% phụ nữ thừa nhận, họ thỉnh thoàng quên đánh răng trước khi ngủ. Chuyên gia nhắc nhở, trong quá trình ngủ, lượng nước bọt tiết ra giảm mạnh, mà nước bọt là lực lượng diệt vi khuẩn chủ yếu.
Vì vậy, một lần không đánh răng ngẫu nhiên có khả năng tạo điều kiện cho vi khuẩn khoang miệng đột kích. Nguy cơ sâu răng và mắc bệnh nha chu tăng cao. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chứng thực, vi khuẩn gây bệnh nha chu cũng sẽ khiến bạn có vấn đề về tim.
Thức ăn rơi rồi lại nhặt lên ăn
40% phụ nữ được hỏi cho biết, họ từng ăn thức ăn vừa rơi xuống đất lại nhặt lên. Trước đây từng có cách nói 'quy tắc 5 giây', chỉ việc thức ăn rơi xuống đất chỉ cần nhặt lên trong vòng 5 giây thì vẫn an toàn. Các nhân viên nghiên cứu chỉ ra, cách nói này gây hiểu lầm lớn cho mọi người.
Thực nghiệm chứng minh, thức ăn sau khi rơi xuống đất, chỉ 2 - 3 giây, sẽ bị vi khuẩn làm ô nhiễm. Vì thế, tất cả đồ ăn rơi xuống đất đều nên lập tức vứt bỏ thùng rác. Các bà mẹ trẻ khi dạy con phải đặc biệt lứu ý trường hợp này, bản thân cũng phải làm gương cho tốt, vì trẻ con rất hay bắt chước.
Nhiều người quên đánh răng trước khi ngủ
Không rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh
Điều tra cho thấy, chỉ có 38% số người dùng xà phòng rửa tay sau khi đi vệ sinh, 2% có thời gian rửa tay vượt quá 10 giây. Chuyên gia giải thích, khi bạn lau chùi sau khi đi vệ sinh xong, khoảng cách giữa tay và nguồn trực khuẩn trong ruột rất gần, có thể gây nhiễm khuẩn. Nếu không dùng xà phòng thì không thể xóa sạch hoàn toàn vi khuẩn. Vì vậy, sau khi đi vệ sinh xong nhất định phải dùng xà phòng hoặc nước rửa tay để rửa tay, rồi dùng nước xả sạch.
Đi chân không tập thể dục
Điều tra nhận thấy, 32% nữ giới đi chân trần tập thể dục, đặc biệt là khi tập aerobic hoặc múa bụng (belly dance). Chuyên gia khuyên, lúc này tốt nhất nên đi một đôi giày tiện nhẹ.
Khi luyện tập, chân ra nhiều mồ hôi, môi trường ẩm ướt dễ làm vi khuẩn sinh sôi nhất. Chúng sẽ lưu lại trên sàn nhà thông qua chân người khác, khi chân bạn giẫm lên, có khả năng bị nhiễm nấm da chân (athlete's foot) hoặc hạt cơm lòng bàn chân.
Không thay quần lót hàng ngày
Nên giặt và phơi đồ lót cẩn thận để tránh bị viêm nhiễm vùng kín
Phái đẹp cần chăm giặt và thay đồ lót, nhưng điều tra cho thấy, 52% nữ giới không thay quần lót hàng ngày. Nhà sinh vật học Charles Gba cho biết, quần lót mặc một ngày, trên quần sẽ lưu lại khoảng 0.1g phân, trong 1g phân có chứa 10 triệu con vi-rút, 1 triệu con vi khuẩn, 1000 nang ký sinh trùng và 100 trứng giun. Những vi khuẩn này sẽ bám lên tay, nếu bạn không rửa tay mà dụi mắt hay thậm chí cầm đồ ăn, dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Lưu ý khi giặt quần lót
- Nên dùng các sản phẩm giặt chuyên dụng như xà phòng có tác dụng diệt khuẩn.
- Không giặt chung quần lót với các quần áo khác, để phòng vi khuẩn lây nhiễm chéo.
- Dùng chậu giặt chuyên dụng, đồng thời định kỳ dùng nước sôi rửa chậu để diệt khuẩn. Các thành viên trong nhà không nên dùng chung chậu.
- Quần lót đã giặt sạch phải phơi trực tiếp ngoài trời. Nên sấy khô trong bóng râm trước, rồi để dưới ánh nắng giúp cho đồ lót không bị biến dạng và cứng.
Theo Zing
Sai lầm của nhiều chị em khiến bệnh 'vùng kín' thêm khó chữa Đặt thuốc chữa viêm âm đạo sai cách không những không khỏi bệnh mà còn có thể làm cho 'vùng kín' viêm nhiễm nặng và khó chữa trị hơn. Chào bác sĩ, em năm nay 22 tuổi. Cách đây một tuần, em thấy 'vùng kín' bị ngứa và tiết dịch nhiều. Em nghĩ mình bị viêm âm đạo nên đã mua đặt trong...