Nên và không nên ăn gì khi bị cảm cúm
Theo thống kê từ các nhà khoa học, thời điểm giao mùa là khoảng thời gian có nhiều người dễ dàng bị cảm cúm nhất. Tuy nhiên, nhiều người thường lầm tưởng về tác dụng của một số thực phẩm đối với người bị cúm.
Để biết người cảm cúm nên và không nên ăn gì, xin mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Thực phẩm người cúm nên tránh sử dụng
Bơ, sữa và phô-mai là loại thực phẩm mà nhiều người thường lầm tưởng về tác dụng nhất đối với người bị cúm. Với suy nghĩ đây là dòng thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa, nhiều dinh dưỡng nên thường được sử dụng để bồi bổ sức khỏe, nhưng ngược lại, chúng kích thích việc tạo ra các chất nhầy trong phổi. Vậy nên người cúm không nên sử dụng loại đồ ăn này do có thể gây tắc nghẽn đường khí quản, làm nghẹt mũi, khó thở và giảm thiểu khả năng hô hấp.
Bơ, sữa và phô-mai là dòng thực phẩm nhiều người lầm tưởng nhất về tác dụng đối với người cảm cúm
Tiếp đến, các loại thịt đỏ hoặc thực phẩm tươi sống là những đồ người cúm cũng không nên sử dụng. Lý giải cho việc này, các bác sĩ cho rằng việc sử dụng loại thực phẩm còn sống khiến bản thân người bệnh phải tiêu tốn nhiều năng lượng cho việc tiêu hóa chúng. Thịt đỏ và đồ ăn tươi sống rất khó để tiêu hóa, trong khi những người bị cúm thường có hệ tiêu hóa khó hoạt động và có sức khỏe ở mức yếu, việc tốn thêm năng lượng để tiêu hóa sẽ làm giảm khả năng hồi phục của họ, kéo dài thời gian bị bệnh hay thậm chí khiến việc bị cúm thêm trầm trọng hơn.
Thịt đỏ hay thực phẩm tươi sống có thể khiến tình trạng cảm cúm trầm trọng hơn
Các loại đồ ăn cay, nóng và chiên rán cũng nằm trong danh sách không nên sử dụng cho người bị ốm, cúm. Những thực phẩm này sẽ khiến tắc nghẽn đường tiêu hóa, co thắt đường ruột, trào ngược dịch vị và axit dạ dày, làm cho người bênh có cảm giác buồn nôn và không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng để tạo ra năng lượng phục hồi cơ thể.
Các thực phẩm có chứa chất kích thích bao gồm rượu, bia, trà, cà phê, nước tăng lực… là những đồ mà người cúm tuyệt đối phải tránh xa và không được phép sử dụng. Khi người bệnh nói chung và người bị cúm nói riêng sử dụng, cơ thể họ sẽ luôn ở trạng thái hưng phấn, đẩy nhanh việc đốt cháy năng lượng trong cơ thể để hoạt động liên tục, nhưng đây là khoảng thời gian bản thân họ cần nghỉ ngơi nhằm phục hồi lại sức khỏe, tránh vận động. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng lợi tiểu, làm cơ thể người bệnh bị mất nước nhanh.
Nên ăn những gì khi bị cúm
Đứng đầu trong những đồ ăn, thức uống mà người bị cảm cúm nên sử dụng đó là nước lọc. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh, tất cả các loại đồ uống đều khiến cơ thể mất một phần năng lượng để tiêu hóa, trong đó nước lọc tiêu hao ít năng lượng nhất và đi kèm theo khả năng bù nước trực tiếp, tăng cường khả năng trao đổi chất, hỗ trợ việc hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể.
Đặc biệt, nước ấm sẽ giúp mở đường hô hấp, kích thích tiêu hóa và đào thải chất độc khỏi cơ thể người bệnh. Người cúm nên uống nhiều nước để gia tăng tốc độ phục hồi cho cơ thể.
Video đang HOT
Hoa quả giúp tăng sức đề kháng và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể
Trái cây cũng nằm trong danh sách được khuyên dùng trong việc chăm sóc cho người bệnh. Người cảm cúm nên bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C do chúng có thể tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch. Một số loại trái cây giàu vitamin C phổ biến như: cam, quýt, chanh, bưởi… Ngoài ra, một số loại trái cây có chứa Flavonoid (còn được gọi là vitamin P) cũng có khả năng chống nhiếm trùng được hô hấp hiệu quả như: nho, việt quất, dâu tây…
Cháo hay súp gà là món ăn người cảm cúm nên sử dụng nhất để có thể phục hồi cơ thể
Lời khuyên từ bác sĩ trong việc chọn lựa các món ăn chăm sóc cho người cúm nên là các món dễ tiêu hóa, dạng lỏng và nóng hổi, đại diện như cháo hay súp gà. Các bằng chứng khoa học chỉ ra rằng nước dùng được chế biến cùng các nguyên liệu chứa nhiều chất dinh dưỡng là cách bổ sung chất protein và các chất vitamin, chất xơ hiệu quả cho người bệnh.
Với khả năng giải nhiệt, dễ tiêu hóa, dễ dàng để hấp thụ, kích thích hình thành các kháng thể, thông xoang mũi và có thể làm ấm cơ thể từ bên trong thì cháo hay súp gà là những món ăn người cảm cúm nên sử dụng nhất.
[ẢNH] Cách phòng tránh các loại bệnh hô hấp thường gặp vào thời điểm giao mùa
Thời điểm giao mùa cũng chính là lúc khí hậu, thời tiết có sự thay đổi, chính vì thế nếu không chú ý đến sức khỏe thì con người rất dễ mắc phải các bệnh nguy hiểm, nhất là bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Dưới đây là một số cách phòng tránh hiệu quả bệnh giao mùa mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.
Bệnh hô hấp thường thấy đầu tiên đó là cảm cúm. Các triệu chứng chính của cảm cúm như: sốt, nghẹt mũi, đau họng, đau mỏi toàn thân...
Cảm cúm xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, cảm cúm còn đi kèm với các biểu hiện khác như: nôn, đi ngoài... Chính vì thế mà các bậc phụ huynh cần hết sức lưu tâm
Chế độ ăn uống hợp lý có tác dụng rất lớn trong việc phòng ngừa cảm cúm lúc giao mùa. Vừa tăng cường chất dinh dưỡng cho cả gia đình, nhưng cũng vừa phải đảm bảo đủ cả chất và đủ cả lượng
Bên cạnh những loại thực phẩm giàu protein thì các bà nội trợ cần kết hợp thêm một số thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin A như: rau xanh, củ, quả... giúp cơ thể được khỏe mạnh, chức năng của hệ hô hấp được phát huy
Đồng thời, một số loại trà như: trà bạc hà, trà thảo mộc... cũng có thể bổ sung trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho các thành viên trong gia đình
Thói quen sinh hoạt cần được cải thiện, cụ thể là việc lên kế hoạch làm việc, khung thời gian ngủ, nghỉ, đảm bảo ngủ đủ số giờ /ngày, tránh tình trạng thời gian ngủ quá ít kéo dài khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi
Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung bằng cách che mũi, miệng khi hắt hơi, ho, hạn chế khạc nhổ bừa bãi ra môi trường xung quanh
Bệnh hô hấp xuất hiện lúc giao mùa tiếp đến là viêm họng. Tác nhân gây ra viêm họng được xác định do một số yếu tố như: thời tiết, độ ẩm... thay đổi, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển
Triệu chứng ban đầu của viêm họng như: ngứa mũi, hắt hơi, nóng trong... nặng hơn là sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi... Một số trường hợp người bị viêm họng sẽ cảm thấy khó thở, xuất hiện hạch ở cổ gây sưng tấy
Thói quen uống nhiều nước sẽ rất hữu ích trong những ngày thời tiết giao mùa, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc viêm họng
Đối với người có những triệu chứng nhẹ ban đầu thì cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng, tăng cường các hoạt động thể dục thể thao ở không gian thông thoáng, sạch sẽ và bổ sung các loại nước như: trà gừng...
Luôn chú ý tới nhiệt độ cơ thể khi ở trong từng thời điểm giao mùa của năm. Giữ ấm cơ thể, tuy nhiên không nên mặc quá nhiều đồ khiến cơ thể nóng bức, mồ hôi thấm ngược vào trong
Thay đổi thời tiết đột ngột không chỉ gây ra những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp mà đây còn là khoảng thời gian khiến những bệnh hô hấp mạn tính dễ tái phát
Cụ thể như: hen phế quản, giãn phế quản... Đây là hai bệnh nguy hiểm nếu người bệnh không tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và có một số phòng tránh nhất định
Với những người mắc hen phế quản, cần tránh các yếu tố như: khói thuốc lá, thức ăn gây dị ứng... khiến người bệnh dễ lên cơn hen
Thường xuyên vệ sinh nơi ở sạch sẽ, tạo không gian sống thoáng mát, giảm những biến chứng xấu từ bệnh hen phế quản, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa
Còn với những người mắc giãn phế quản cần thường xuyên vệ sinh: răng, miệng, họng... Đánh răng sau khi ngủ dậy buổi sáng, trước khi đi ngủ buổi tối, sau khi ăn, và xúc miệng bằng nước muối
Hạn chế đi ra ngoài, nhất là tới những không gian chật hẹp, khói bụi
Tránh tiếp xúc với những người mắc cúm, đồng thời rửa tay thường xuyên sau khi tiếp xúc với các đồ vật chung, nơi công cộng
Nguyễn Minh (Tổng hợp)
Khỏe trong tiết giao mùa Rạng sáng ngày 24/9, miền Bắc đón đợt không khí lạnh đầu tiên. Năm nay, theo dự báo của cơ quan chức năng, mùa đông sẽ đến sớm và lạnh hơn. Điều đáng nói là ngay trong đợt "rét nhẹ" này đã có nhiều người "hắt hơi sổ mũi" phải đi bệnh viện. Đó là những bệnh thường gặp khi trời đất giao...