Nên uống bột sắn dây sống hay chín?
Sắn dây uống sống dễ làm song không tốt cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai do lạnh bụng. Sắn dây pha chín, dinh dưỡng giảm nhưng an toàn.
Ảnh minh họa
Trong Đông y, sắn dây vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, chữa đau cổ gáy, đau đầu, sởi, sốt cao khát nước, đái tháo đường, tiêu chảy, kiết lỵ… Hầu hết bộ phận của cây sắn dây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Bộ phận dùng tốt nhất là rễ (hoặc củ sắn dây).
Cách sử dụng bột sắn cũng rất đa dạng. Có thể hòa sống với nước uống giải khát, thêm một ít chanh để tăng hương vị. Nấu chín lên ăn như chè hoặc món súp.
Uống bột sắn dây sống hay chín cũng tùy thuộc vào từng thể trạng người dùng.
Khi uống sống, hàm lượng dinh dưỡng sẵn có trong sắn dây được giữ nguyên nên rất bổ dưỡng lại dễ làm. Tuy nhiên, trẻ em, phụ nữ mang thai bị lạnh hay người bụng dạ yếu không nên uống sống có thể dẫn đến tiêu chảy, lạnh bụng do tính hàn của sắn dây.
Khi pha chín, bột sắn dây bị giảm dược tính đi khá nhiều, lượng dinh dưỡng cũng giảm. Tuy nhiên ăn chín thì an toàn sức khỏe cho mọi người.
Video đang HOT
Nên uống vào buổi sáng, trước bữa ăn khoảng 20 phút.
Bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Đại học Y Hà Nội, khuyên bột sắn dây thường được chế biến thủ công nên trong quá trình lọc tinh bột có thể không lọc hết tạp chất, tinh bột sắn nhiễm khuẩn. Để phòng nguy cơ đau bụng, tiêu chảy, tốt nhất nên pha bột sắn với nước sôi để làm chín bột sắn, không nên pha với nước nguội.
Người bị say nắng, say nóng, choáng váng, chóng mặt, hoa mắt, dùng khoảng 40 g củ sắn dây tươi, rửa sạch đất cát, cắt nhỏ, giã nát, vắt lấy nước, thêm một chút muối ăn, quấy đều, cho uống.
Không nên uống quá một ly bột sắn dây mỗi ngày. Khi uống dùng muỗng khuấy thật đều để bột chín đều, không bị vón cục. Thêm một chút đường để dễ uống hoặc nước cốt chanh vào bột sắn dây giúp giảm cân, pha với rau má để dễ uống hơn.
Thùy An
Theo VnE
Thanh niên 18 tuổi có sán làm tổ trong não sau khi ăn một món cả triệu người thích
Sau khi ăn món ngon này, một thanh niên người Ấn đã phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng co giật, mắt sưng và suy giảm thị lực, được bác sĩ chẩn đoán có sán làm tổ trong não.
Món ngon mà chúng ta đang nhắc tới chính là đồ sống. Nhiều người nghĩ nó ngon ngọt nên thản nhiên ăn thật nhiều mà không hề nghĩ tới hậu quả. Mới đây, theo thông tin đưa trên trang CNN Health, một thanh niên 18 tuổi dấu tên người Ấn Độ đã tử vong sau khi ăn thịt lợn tái.
Vài tuần trước khi mất, cậu nói với bố mẹ về việc mình đau ở vùng háng nhiều ngày liên tục. Ngoài ra, cậu ấy còn bị co giật, co thắt cơ bắp với những cơn đau quằn quại, mắt sưng và suy giảm thị lực.
Sán dây nằm trong não bệnh nhân nam sau khi ăn đồ sống.
Trước tình cảnh đó, gia đình đã gọi cấp cứu đưa cậu vào viện ngay lập tức. Dù đã được các y bác sĩ nỗ lực cứu chữa nhưng cậu thanh niên này đã tử vong sau 2 tuần nằm viện. Câu hỏi nhiều người hoài nghi đó là làm sao mà một người khỏe mạnh, có cơ thể và hệ thống miễn dịch ở độ tuổi sung mãn nhất của đời, đột nhiên ốm và ra đi nhanh như vậy được?
Nguyên nhân chính là do chứng loạn thần kinh, một loại bệnh phát sinh khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng nở từ các nang ấu trùng của sán dây, thường thấy ở thịt heo. Đây là loại bệnh cực kỳ nghiêm trọng và có thể lây lan khi một người bị nhiễm trứng sán siêu nhỏ có trong phân của người bị nhiễm sán dây, hoặc ở môi trường có loại sán này.
Nhưng làm sao cậu ấy lại bị nhiễm sán, hay tại sao con sán dây lại có trong thịt lợn? Có thể là con lợn mà cậu thanh niên ấy ăn đã bị nhiễm sán, hoặc do không rửa tay sau khi đại tiện...
Sán dây là loài giun dẹp ký sinh, sống trong vùng tiêu hóa của động vật có xương sống.
Theo tin từ trang CNN Health giải thích, trứng sán đã phát triển và nở trong cơ thể cậu ấy. Sau đó con sán di chuyển, ký sinh ở các mô cơ và não, tiếp tục nảy nở sinh sôi dẫn đến tử vong. Các bác sĩ cũng phát hiện thấy u nang ở mắt phải và tinh hoàn phải của bệnh nhân.
Ở Mỹ hàng năm có đến 1000 ca liên quan về bệnh này. Mặc dù số ca không nhiều nhưng đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho những người có sở thích ăn đồ tươi sống, đồ tái. Vậy làm sao để phòng tránh?
Ăn chín uống sôi - phòng bệnh hơn chữa bệnh
Theo tiến sĩ Bridget Down - một chuyên gia về nhi khoa, nói rằng sán lợn được tìm thấy rất nhiều tại các nước Ấn Độ, Châu Á, Châu Mỹ - Latinh. Và đa phần các ca bệnh tại Mỹ đều là người nhập cư, hay các du khách bị nhiễm và sau đó lây lan ra cho những người xung quanh họ.
Vậy làm sao để bảo vệ bản thân khỏi loài sán nguy hiểm chết người này? Tiến sĩ Down cũng chia sẻ, đối với thịt lợn và thịt bò phải nấu ở nhiệt độ tối thiểu 63 độ C (145 độ F). Hãy hạn chế ăn các món tươi sống như tiết canh, thịt tái, nem chua, rau sống... không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đi vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sau khi đại tiện.
Bạn nên ăn chín uống sôi, đặc biệt là thịt heo.
Đối với những người bị nhiễm sán, phải lập tức điều trị ngay. Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chữa trị đúng cách, không được phóng uế bừa bãi. Những hộ gia đình hiện đang nuôi lợn, hay các lò mổ phải quản lý chặt chẽ các tiêu chuẩn vệ sinh. Chủ động phòng chống nhiễm sán dây cho bản thân cũng là cách để bảo vệ những người thân yêu xung quanh mình bạn nhé!
Nguồn: theepochtimes
Theo Helino
Nên uống sắn dây sống hay nấu chín để đảm bảo sức khỏe? Bác sĩ cho hỏi cách sử dụng bột sắn tốt nhất là gì? Nên uống pha sống, nấu chín hay nửa sống nửa chín và liều lượng dùng hàng ngày là bao nhiêu? Ảnh minh họa Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, tư vấn: Bạn có thể dùng theo cách uống sống...