Nên ‘tổng vệ sinh’ đồ gia dụng bao lâu một lần?
Giữ không gian sống luôn sạch sẽ là cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình bạn. Tuy nhiên, vệ sinh nhà cửa có thể vẫn chưa đủ để ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi.
Giữ ngôi nhà sạch sẽ là cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình – SHUTTERSTOCK
Theo trang tin MediaFeed, nhiều loại đồ gia dụng trong nhà có thể đang là “ổ bệnh” mà bạn không thể nào ngờ tới, do đó chúng cần được dọn vệ sinh thường xuyên và đúng cách.
1. Lò nướng
Nhiều người lầm tưởng lò nướng là thiết bị không cần vệ sinh thường xuyên. Tuy nhiên, trên lò nướng có nhiều chi tiết nhỏ như nút vặn, tay cầm,… là nơi vi khuẩn dễ dàng trú ngụ.
Ngoài ra, lượng dầu mỡ bắn ra hay thức ăn rơi vãi trong quá trình chế biến còn nằm lại trong lò cũng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị của các món ăn sau đó.
Do đó, các chuyên gia khuyến nghị mọi người nên vệ sinh lò nướng (theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất) mỗi tháng/lần để loại bỏ các nguồn gây bệnh và đảm bảo thiết bị luôn hoạt động tốt.
2. Tủ lạnh
Tốt nhất bạn nên tổng vệ sinh tủ lạnh khoảng 4 lần/năm – SHUTTERTOCK
Video đang HOT
Các chuyên gia của MediaFeed cho hay tốt nhất bạn nên tổng vệ sinh tủ lạnh khoảng 4 lần/năm, bằng cách tháo và ngâm các ngăn của tủ trong nước ấm, và dùng khăn sạch lau phần không gian còn lại.
Bên cạnh đó, cũng nên thường xuyên kiểm tra và loại bỏ những sản phẩm quá hạn sử dụng trong tủ để ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi.
3. Quạt điện
Các loại quạt điện là nơi dễ tích bụi. Trang tin MediaFeed khuyến cáo mọi người nên vệ sinh chúng đều đặn khoảng 1 lần/tháng.
4. Thảm
Những tấm thảm rất hữu dụng trong việc giữ các phần không gian của căn nhà sạch sẽ. Tuy nhiên, bản thân chúng lại là nơi tích tụ nhiều bụi bẩn và vi khuẩn. Bạn nên đều đặn hút bụi cho thảm 1 lần/tuần. Còn đối với những gia đình có trẻ nhỏ, hay nuôi thú cưng, tần suất này có thể nhiều hơn.
5. Ghế sofa
Ghế sofa cũng là nơi dễ tích tụ nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Chuyên gia của MediaFeed cho hay mọi người nên vệ sinh ghế khoảng 2 tuần/lần để giúp chúng luôn sạch sẽ và dùng được lâu hơn.
6. Cửa sổ và rèm
Cửa sổ và rèm trong nhà thường tích tụ nhiều bụi bẩn. Bạn nên cố gắng vệ sinh chúng ít nhất mỗi tháng/lần. Trang MediaFeed cũng gợi ý thay vì thường xuyên dùng hoá chất, mọi người có thể dùng dung dịch giấm và nước (có tỷ lệ 50/50) để lau chùi cửa sổ. Nó không chỉ giúp làm sạch hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn, nhất là với gia đình có trẻ em hay người bệnh.
Những lưu ý đặc biệt bảo vệ sức khoẻ khi thời tiết chuyển mưa phùn, ẩm thấp
Thời tiết đã chuyển sang hè nhưng đầu mùa nên vẫn xảy ra tình trạng mưa phùn và nồm ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh bùng phát. Làm gì để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết này?
Ảnh minh họa
Mưa phùn, nhiệt độ ẩm thấp gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của con người. Vậy cần lưu ý gì để bảo vệ sức khỏe tốt nhất trong những ngày mưa phùn, nồm ẩm.
1. Chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ và người cao tuổi
Những đối tượng cần được chăm sóc sức khỏe tốt nhất là người già và trẻ em. Thời tiết mưa phùn, nồm ẩm là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho các đối tượng này.
Thời tiết sáng mưa phùn, trưa có thể ấm áp và tối lại chuyển lạnh đối với người có cơ địa dị ứng thời tiết rất dễ ốm. Trong khi đó, các loại virus, vi khuẩn gây ra bệnh đường hô hấp, sốt phát ban hoặc sởi hay thủy đậu và rubella đều có cơ hội phát triển trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao và gây ra bệnh ở cả trẻ em lẫn người lớn. Thời tiết thay đổi liên tục cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi, cơ thể uể oải và khó chịu.
Hơn hết, các loại nấm mốc, vi khuẩn phát triển thuận lợi trong điều kiện mưa phùn, nồm ẩm và lơ lửng trong không khí, bám vào quần áo, sách vở, chăn chiếu, dễ gây ra tình trạng dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp và phát cơn hen suyễn nếu dị ứng với bụi nhà.
Bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ khi thời tiết mưa phùn, ẩm thấp bằng cách giữ ấm cho trẻ - Ảnh Internet
2. Giữ vệ sinh nhà cửa
Một trong những cách giúp bảo vệ sức khỏe tốt nhất khi thời tiết mưa phùn, nhiệt độ thấp là giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
Khi gặp thời tiết mưa phùn, nồm ẩm nên đóng kín cửa, hạn chế không khí ẩm vào nhà và lau sạch sàn bằng khăn khô ráo. Tuyệt đối không sử dụng khăn ẩm. Các món đồ dễ bắt ẩm, sinh nấm mốc là rèm cửa, khăn lau chân hay ga giường bạn nên thường xuyên thay để tránh xảy ra hiện tượng nấm mốc, ẩm ướt vì đây có thể là nguyên nhân gây nên các bệnh nguy hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, nấm mốc hay các loại vi khuẩn có thể lơ lửng trong không khí và thường bám vào quần áo, chăn chiếu hay sách vở. Vì vậy, để tránh bị bệnh, trong phòng cần sử dụng máy hút ẩm và không nên sử dụng thảm trải sàn.
Đối với quần áo trong thời tiết mưa phùn, ẩm thấp nên sấy hoặc là khô. Tránh cho trẻ em mặc quần áo ẩm, điều này có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh và gây ra các cơn hen phế quản. Kèm theo đó, các vật dụng trẻ thường xuyên tiếp xúc cũng giữ khô ráo.
3. Bảo vệ sức khỏe với chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh có tác dụng đem lại hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn.
Bệnh đường hô hấp dễ bùng phát khi thời tiết mưa phùn, nồm ẩm - Ảnh Internet
Xây dựng một thực đơn khoa học với chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý có tác dụng giúp bảo vệ sức khỏe bằng cách: Tăng cường rau xanh, hoa quả, trái cây tươi thay vì chất béo. Cần uống đủ nước dù thời tiết mưa phùn, ẩm thấp có thể khiến bạn cảm thấy không khát nước.
Bên cạnh đó, nên rèn luyện thói quen ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và duy trì chế độ luyện tập thể dục thể thao.
Để ngủ ngon giấc, không thức khuya, trước khi ngủ thực hiện đủ 4 động tác này vừa giúp ngủ ngon, vừa giúp thải độc và sống thọ.
4. Không quên giữ ấm cơ thể
Trẻ em, quan trọng nhất là cần giữ ấm vị trí bụng để tránh các bệnh về đường tiêu hóa khi thời tiết nồm ẩm, mưa phùn xảy ra. Người cao tuổi cũng cần giữ ấm cơ thể khi trời mưa, nhiệt độ bên ngoài lúc nóng, lúc lạnh thay đổi thất thường.
Ra ngoài đường thời tiết mưa phùn, ẩm thấp cần chuẩn bị đầy đủ như áo mưa hay dù để che chắn. Rất nhiều người chủ quan đối với sức khỏe của bản thân vì cho rằng thời tiết mưa phùn nhỏ không đủ để làm mình bị ốm. Điều này có thể khiến bạn dễ bị cảm lạnh. Do đó, bảo vệ sức khỏe thời tiết mưa phùn, nồm ẩm, cần lưu ý giữ ấm cơ thể và không chủ quan khi gặp trời mưa phùn.
Dịch bệnh tay chân miệng tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 1,5 ngàn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng gần 1,2 ngàn ca so với cùng kỳ năm 2020. Những tuần gần đây, bệnh tay chân miệng tăng cao. Chỉ tính riêng trong 3 tuần cuối tháng 3-2021, toàn tỉnh...