Nền tảng số ‘cứu cánh’ doanh nghiệp trong bối cảnh COVID-19
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, COVID-19 đang gây nhiều khó khăn cho toàn xã hội và các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tái cơ cấu, sử dụng công nghệ tăng kết nối với khách hàng để ứng phó.
Mua sắm qua trang web mua sắm trực tuyến. Ảnh: Minh Tú/TTXVN.
Ông Nguyễn Kim Hùng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SISME) cho biết: Dịch bệnh COVID-19 đang ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là du lịch, vận tải, dịch vụ ăn uống…; trong đó, nhiều doanh nghiệp đã giảm mạnh doanh số, doanh thu, lợi nhuận giảm xấp xỉ bằng 0. Quý I/2020, lần đầu tiên sau nhiều năm, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 35.000 đơn vị, cao hơn số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới.
Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm để sàng lọc doanh nghiệp chất lượng hơn và giúp doanh nghiệp “thay máu”, thay đổi cách thức quản lý, kinh doanh trong nền tảng chuyển đổi số.
Theo bà Phạm Thị Thu Hiền, Giám đốc vận hành Công ty CP Tái cấu trúc doanh nghiệp Việt, trong bối cảnh dịch COVID-19, doanh nghiệp đã vận hành sản xuất kinh doanh trên nền tảng ứng dụng Verco24. Nền tảng đã được Việt hóa phù hợp doanh nghiệp Việt Nam với nhiều tiện ích, có thể giúp thủ tục hành chính của công ty được thu gọn thông qua phê duyệt điện tử, qua đó giảm thiểu chi phí vận hành doanh nghiệp.
Các nền tảng số được nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng hiện nay là Verig Lending hay còn gọi là “chợ vốn điện tử”, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp kết nối nguồn vốn theo cơ chế thị trường và minh bạch hóa được dòng tiền, định giá doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các công ty trong chuỗi cung ứng có căn cứ để tài trợ vốn theo giải pháp cho vay ngang hàng (P2P Lending). “Hiện có khoảng gần 1.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng Verco24 và Verig Lending để giao dịch, đạt được hiệu quả cao”, ông Nguyễn Kim Hùng nói.
Video đang HOT
Từng chia sẻ về nền tảng số, Chu tich HĐQT UPGen Vietnam Đô Hoai Nam cho rằng, về khoa hoc công nghê, Việt Nam không thê so vơi cac nươc trên thê giơi, nhưng Việt Nam co thi trương tương đôi lơn. Hiên nay, bản thân các nền tảng số đã góp một phần quan trọng vào việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, đặc biệt là các nền tảng trong cung cấp dịch vụ công nghệ như các ứng dụng về bản đồ, các platform thiết kế website…
Trong bối cảnh dịch COVID-19, doanh số bán hàng online của một số siêu thị tại Hà Nội ước tính tăng thêm 20%. Nhiều chuyên gia thương mại đánh giá, nếu không tồn tại những sàn giao dịch điện tử như: Tiki, Lazada hoặc các kênh phân phối online, thì còn nhiều doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa trên toàn quốc.
Trước đó, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, việc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số thời điểm này sẽ để đẩy nhanh luồng lưu thông hàng hoá và dịch vụ trên thị trường. Biện pháp này hiệu quả không kém gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng hay gói 30.000 tỷ đồng mà Chính phủ vừa tung ra.
Đồng quan điểm, TS. Võ Trí Thành, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, nếu không tham gia kinh tế nền tảng số, Việt Nam sẽ đứng ngoài cuộc. Thực tế cho thấy, hiệu quả rất lớn của kinh tế số khi các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công, năng suất đã tăng thêm khoảng 30%. Song, việc chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp không hề đơn giản. Theo thống kê, số lượng các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công chỉ chiếm khoảng 50%.
Đưa ra một hướng quản lý mới cho các nền tảng số, ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc điều hành khu vực Hội đồng Kinh tế Hoa Kỳ – ASEAN cho rằng, các cơ quan quản lý Nhà nước cần quản lý các doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng số theo giao dịch. Với số lượng các giao dịch đó sẽ tính toán tỷ lệ hưởng lợi của các bên tham gia, từ đó lấy cơ sở để tính thuế, phí và quy trách nghiệm cho các bên liên quan dựa trên tỷ lệ phần trăm hưởng lợi.
“Đơn cử như việc kinh doanh của Grab, công ty này đang giữ lại 28% doanh thu trên mỗi cuốc chạy xe của người lái xe, người chủ xe được hưởng, số còn lại là 72%. Do đó, khi tính thuế, phí hoặc khi xảy ra rủi ro, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ chia trách nghiệm cho chủ doanh nghiệp và lái xe dựa trên tỷ lệ phần trăm họ nhận được. Nếu quản lý các doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng số theo giao dịch như vậy sẽ đảm bảo công bằng giữa các bên tham gia và không phụ thuộc vào vị trí địa lý của các doanh nghiệp”, ông Vũ Tú Thành dẫn chứng.
Minh Phương
Lãi 21 tỷ, công ty 'chơi trội' chi 47 tỷ trả cổ tức
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết quyết định chi cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương ứng 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá giao dịch trên sàn chỉ 2.100 đồng.
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết vừa thông qua nghị quyết chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương đương 10.000 đồng/cổ phiếu. Ngày chốt danh sách cổ đông và thời gian chi trả dự kiến trong tháng 4.
Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt 100% là con số "trong mơ" với nhiều nhà đầu tư. Hầu hết doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán có mức chi cổ tức bằng tiền mặt dưới 50%. Những năm trước, May Phan Thiết trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ ổn định 20%.
Với 4,7 triệu cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCoM, Công ty May Phan Thiết sẽ chi 47 tỷ đồng trong đợt trả cổ tức lần này.
Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2019 chỉ đạt 21 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận trên, Công ty May Phan Thiết trích thêm từ quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (53 tỷ) bao gồm lợi nhuận các năm trước chưa phân phối để trả cổ tức.
Công ty May Phan Thiết thành lập năm 2002 và niêm yết trên sàn UPCoM vào năm 2010. Tuy nhiên, cổ phiếu của doanh nghiệp này gần như không có thanh khoản khi không phát sinh giao dịch mua bán nhiều năm qua.
Cổ phiếu của Công ty May Phan Thiết hầu như không có giao dịch suốt 10 năm lên sàn. Ảnh: VnDirect.
Hiện cổ phiếu của May Phan Thiết đang được giao dịch ở vùng giá 2.100 đồng/cổ phiếu. Như vậy, số tiền cổ tức mà các cổ đông của doanh nghiệp may mặc này nhận được bằng 5 lần giá trị cổ phiếu đang nắm giữ.
Trong cơ cấu cổ đông của May Phan Thiết, Chủ tịch HĐQT công ty Huỳnh Văn Nghi là người có tỷ lệ sở hữu lớn nhất với 14,2% cổ phần. Ngoài ra, vợ và con ông Nghi cũng giữ 17% cổ phần doanh nghiệp. Nhờ đó, số tiền gia đình Chủ tịch May Phan Thiết nhận được trong đợt chia cổ tức lần này là 15 tỷ đồng.
Khôi phục kinh tế trong dịch COVID-19 - Bài 2: Đoàn kết vượt khó Sau khi phát hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng ngày 8/3, chính quyền và người dân nơi đây đã nhận thấy các tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19 lên nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như đời sống hàng ngày. Karaoke Idol (Đà Nẵng) nơi thu hút nhiều khách hàng đến giải trí đã dán thông báo...