Nền tảng livestream nào mở ra cơ hội cho các streamer vừa và nhỏ?
Khi thị trường game livestreaming phát triển, không ít nền tảng xuất hiện và tìm kiếm những streamer có sức ảnh hưởng. Tuy nhiên, đâu sẽ là cơ hội cho những streamer vừa và nhỏ?
Nửa đầu năm nay, game livestreaming phát triển với những bước chạy lớn, khiến sự phổ biến của các gaming streamers ngày càng lan rộng. Sự thành công này như ngọn hải đăng thu hút ngày càng nhiều người có đam mê trở thành streamer. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được những khó khăn mà các gaming creators và thị trường livestreaming phải đối mặt.
Khó khăn của cộng đồng streamer
Nghề streamer ngày càng được xã hội công nhận. Thậm chí với giới trẻ, đây được xem là “nghề biểu tượng” cho kỷ nguyên 4.0. Những cái tên nổi tiếng trong cộng đồng streaming hiện nay có thể kể đến ViruSs, Misthy… Trên trường quốc tế, Nam Blue, Chim Sẻ Đi Nắng và Trâu TV lọt vào top thế giới về thời lượng xem livestream cao nhất trên nền tảng Facebook Gaming.
ViruSs và Misthy là 2 gaming streamer thành công tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ít ai biết để đạt được những thành công này, các streamer phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Cộng đồng PUBG Mobile hẳn không xa lạ với cái tên Nam Blue – streamer sở hữu hàng triệu người theo dõi trên nền tảng Facebook Gaming cùng con số kỷ lục 130.000 lượt theo dõi livestream trong cùng thời điểm. Nhưng mấy ai biết để đạt được thành công như vậy, Nam Blue phải đánh đổi bằng những ngày chịu đựng cơn đau âm ỉ để tiếp tục livestream.
Video đang HOT
Phía sau ánh hào quang của Nam Blue là những đánh đổi không ai biết.
Nếu những streamer nổi tiếng phải tìm cách duy trì và phát triển phong độ của mình, thì những người mới bắt đầu lại lạc lối giữa những phương hướng phát triển. Giữa thị trường streamer ngày càng phát triển cả về chất lượng và số lượng, không phải streamer nào cũng biết cách để bản thân nổi bật, cũng như không phải ai cũng đủ khả năng tài chính để duy trì niềm đam mê. Đây là lý do khiến nhiều người phải dừng chân trước màn sương mù này.
Cơ hội mới cho các gaming streamer vừa và nhỏ
Khi thị trường game livestreaming ngày càng phát triển với nhiều tiềm năng, các nền tảng livestream bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, cùng những “tuyệt chiêu” thu hút streamer của mình. Nhắc đến các nền tảng livestream không thể không nhắc đến YouTube, Facebook Gaming, Nimo TV hay NonoLive. Mỗi nền tảng đều hứa hẹn con đường sự nghiệp hấp dẫn với các gaming streamer. Các ứng dụng livestream như Nimo TV hay NonoLive đem đến chính sách hỗ trợ streamer rộng mở. Trong khi đó, nền tảng video YouTube triển khai chương trình đối tác với quyền lợi hấp dẫn.
Đứng trước sự tấn công mạnh mẽ của các đối thủ, Facebook cũng đem đến những bước phát triển mới. Một trong những chương trình hỗ trợ các gaming streamer của nền tảng này là Facebook Gaming Creators. Sau 2 năm hoạt động với nhiều thành công, Facebook Gaming cùng đơn vị đối tác OTA Network đem đến cơ hội mới cho các nhà sáng tạo nội dung vừa và nhỏ – chương trình OTA Plus.
OTA Plus mang đến cơ hội mới cho các gaming streamer và các nhà sáng tạo nội dung vừa và nhỏ.
Theo các kênh thông tin chính thức từ OTA Network – đối tác chính thức của Facebook Gaming tại Việt Nam, OTA Plus được triển khai vào tháng 7. Khác với chương trình hiện tại tìm kiếm những gaming streamer có sức ảnh hưởng cộng đồng nhất định, OTA Plus tập trung hướng đến các nhà sáng tạo nội dung video trên nền tảng Facebook. Dù là streamer vừa và nhỏ, hay những người thiên về sáng tạo các nội dung video giải trí, tất cả đều có cơ hội được định hướng phát triển với OTA Plus, như tư vấn phát triển hình ảnh cá nhân, tham gia workshop, hỗ trợ tiếp cận đến toàn bộ các công cụ kiếm tiền của Facebook.
Bên cạnh đó, các điều kiện duy trì của OTA Plus cũng đơn giản hơn. Có thể nói, đây là cơ hội để phát triển các nhà sáng tạo nội dung đang mò mẫm đi từng bước nhỏ trong thị trường livestreaming phát triển mạnh mẽ từng ngày.
Trong thời điểm này, nếu streamer lựa chọn được điểm đến phù hợp, con đường sự nghiệp game livestreaming có thể thăng hoa bất ngờ. Tuy nhiên, các gaming streamer cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng về những chính sách mà quyền lợi bản thân có thể nhận được.
MXH Gapo tung loạt tính năng gây sốt, mới nhất là donate để người dùng kiếm tiền qua livestream
Liên tục cập nhật những trend hot rần rần, mới đây mạng xã hội Gapo đã liên tiếp cho ra mắt những tính năng tưởng nhỏ nhưng lại chất lừ, khiến cộng đồng mạng dậy sóng
Tính năng donate, cho phép người dùng ủng hộ tiền cho Streamer
Với tính năng Donate trên Gapo, từ nay các Streamer đã có thể kiếm thêm thu nhập từ việc ủng hộ bằng tiền của người xem. Đây rõ ràng là một tin vui với các Streamer khi có thể kết nối người xem và gia tăng thu nhập của mình trên mạng xã hội Việt đang rất hot trong cộng đồng.
Không chỉ dừng lại ở game, Gapo hay các ứng dụng chuyên Livestream khác vẫn thường có những hoạt động như giao lưu ca nhạc, các Livestream xem bóng đá, phim ảnh...
Lắc kết bạn, Tìm bạn quanh đây
Để đáp ứng nhu cầu giao lưu kết bạn, tìm soulmate của giới trẻ, hàng loạt các tính năng mới như Lắc kết bạn, Tìm bạn quanh đây ra đời.
Hàng trăm ngàn người thích thú với tính năng này bởi lẽ nó cho phép người dùng dễ dàng tìm kiếm và kết bạn chỉ qua các thao tác đơn giản. Hệ thống sẽ tự động tìm kiếm vị trí của người dùng và cho ra danh sách gợi ý những người bạn hiện đang ở khu vực gần nhất với bạn.
Những người này sẽ được lựa chọn dựa trên các tiêu chí về giới tính, độ tuổi. Không quá khó để các nam thanh nữ tú có thể ngồi nhà tìm kiếm và kết bạn với người lạ.
Hội nhóm sôi nổi với các chủ đề nóng!
Các hội nhóm thu hút đông đảo thành viên tham gia tranh luận với hàng trăm nội dung gửi kiểm duyệt mỗi ngày. Gapo có hệ thống kiểm duyệt nội dung để cuộc sống của bạn vẫn chill nhưng các hình ảnh, thông tin không phản cảm hay vi phạm quy chuẩn đạo đức.Tiêu chuẩn cộng đồng được nới lỏng để phù hợp hơn với người Việt.
Rõ ràng, mạng xã hội đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Hãy chơi MXH đúng cách, sử dụng các tính năng hot một cách tích cực để thêm nhiều gia vị cho cuộc sống của các bạn nhé.
Sự thật đằng sau những 'nữ hoàng livestream' Chi phí cố định để thuê một KOL (key opinion leader) nổi tiếng tham gia livestream bán hàng có thể lên đến hàng chục nghìn USD, thương hiệu thuê họ chưa chắc hòa vốn. Li Jiaqi, một trong những streamer nổi tiếng nhất Trung Quốc, còn được gọi là "ông hoàng son môi" đã mang về doanh thu 145 triệu USD sau chương...