Nền tảng Linux an toàn hơn cả Microsoft Windows và Apple MacOS
Một nghiên cứu mới từ dự án Project Zero của Google cho thấy nền tảng Linux an toàn hơn nhiều so với Microsoft Windows và Apple macOS.
Xếp hạng cao hơn không có nghĩa là Linux hoàn toàn an toàn. Thay vào đó vì các nhà phát triển duy trì nền tảng Linux vẫn đang nỗ lực phát hiện các lỗi, lỗ hổng bảo mật và kịp thời vá hàng ngày nên hệ điều hành này có độ bảo mật cao.
Google Project Zero đã công bố nghiên cứu mới cho thấy các nhà phát triển Linux luôn nhanh hơn các nhà phát triển các nền tảng khác trong việc sửa các lỗi bảo mật. Đáng ngạc nhiên là họ làm việc còn nhanh hơn cả nhóm nội bộ của Google.
Nhóm Project Zero đã nghiên cứu các lỗ hổng cố định được báo cáo trong khoảng thời gian từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2021. Họ phát hiện ra các lập trình viên mã nguồn mở đã khắc phục các sự cố Linux trung bình trong vòng 25 ngày. Ngoài ra, các nhà phát triển Linux đã và đang giảm dần số ngày vá các lỗi bảo mật. Trở lại năm 2019, các nhà phát triển đã vá các lỗi trong thời gian 1 tháng. Bây giờ, họ thường hoàn thành việc sửa lỗi trong vòng hai tuần.
Video đang HOT
Khi so sánh với các nền tảng khác, Apple mất khoảng 69 ngày, Google là 44 ngày và Mozilla khoảng 46 ngày để sửa lỗi. Windows hiện là hệ điều hành phổ biến nhất cho gia đình và văn phòng. Tuy nhiên, thời gian trung bình Microsoft để sửa một lỗ hổng bảo mật là gần 3 tháng.
Báo cáo cũng phân tích thời gian cần thiết để các nhà phát triển sửa các lỗ hổng bảo mật trên các hệ điều hành di động. Mặc dù phải đối mặt với nhiều mối đe dọa bảo mật hơn, iOS của Apple thường phát hành các bản vá lỗi nhanh hơn Android của Google.
Project Zero là nhóm nghiên cứu bảo mật của Google chuyên tìm kiếm các lỗ hổng bảo mật trên các nền tảng khác nhau. Khi tìm thấy lỗ hổng, nhóm sẽ cho các nhà phát triển 90 ngày để khắc phục sự cố bảo mật. Các nhà nghiên cứu làm việc trong nhóm cho biết nhìn chung, tất cả các công ty đang sửa lỗi tốt hơn và nhanh hơn so với trước đây.
Bản phân phối Linux CutefishOS dựa trên nhân Linux mã nguồn mở. Linux sở dĩ an toàn hơn các hệ điều hành khác vì nó có các nhà phát triển từ khắp nơi trên thế giới luôn giám sát và đảm bảo nó không có lỗi lầm nào và không có backdoor.
Nghi vấn về ứng dụng UniKey trên Microsoft Store
Tác giả của UniKey khẳng định không liên quan đến ứng dụng đang xuất hiện trên Microsoft Store.
Trên gian ứng dụng của Microsoft dành cho Windows vừa xuất hiện phần mềm gõ tiếng Việt Unikey. Tuy nhiên, phần mềm này bị đặt nghi vấn không "chính chủ", tiềm ẩn rủi ro cho người dùng.
Trao đổi với PV , ông Phạm Kim Long, tác giả bộ gõ Unikey chia sẻ không biết ai là người xuất bản ứng dụng UniKey trên Microsoft Store và không chịu trách nhiệm nếu người dùng tải UniKey từ đây.
Tác giả UniKey cho biết hiện ông chỉ duy trì một website duy nhất ở địa chỉ unikey.org. Ông Long cũng cho rằng người đưa ứng dụng lên Microsoft Store có thể chỉ tải về từ website của mình và tải lên lại, nhưng chưa thể kết luận.
Trong phần mô tả của ứng dụng trên Microsoft Store, đơn vị xuất bản được đề cập là Cephas PAD. Tìm kiếm từ khóa này trên Google chỉ cho kết quả là một tài khoản GitHub không có nhiều hoạt động và trang web đơn giản.
Đây không phải lần đầu có trang web không "chính chủ" đăng tải phần mềm UniKey. Trước đó, một trang web khác thậm chí còn nằm ở vị trí cao hơn khi tìm kiếm từ khóa "UniKey" trên Google. Ông Long khi đó cũng xác nhận không liên quan tới trang web này.
Phần mềm UniKey được công bố vào năm 1999. Bộ gõ tiếng Việt này được nhiều người yêu thích vì hoạt động nhẹ, đơn giản. Tác giả mở module xử lý tiếng Việt vào năm 2001, sau đó bộ gõ tiếng Việt sử dụng module của UniKey xuất hiện trên nhiều nền tảng khác như Linux hay MacOS.
Từ năm 2006, ông Phạm Kim Long đã cho phép Apple dùng mã nguồn của x-unikey trên nền tảng Linux. Bộ gõ tiếng Việt có sẵn trên macOS sử dụng lõi UniKey. Về sau, bộ gõ trên iOS cũng sử dụng lõi của phần mềm này.
Hiện tại, phiên bản mới nhất của UniKey là 4.3 RC5, được phát hành vào tháng 10/2020.
Thỏa thuận với Dell có thể đã thay đổi tương lai của Apple Cố CEO Steve Jobs từng muốn đưa MacOS lên máy tính Dell, chạy song song với hệ điều hành Windows của Microsoft, nhưng tiếc là kế hoạch đó không thành hiện thực. Nhằm tưởng nhớ ngày cố CEO Apple lìa đời, Cnet dẫn lại câu chuyện trong cuốn hồi ký Play Nice But Win mới xuất bản. Trong đó, người sáng lập hãng...