Nền tảng khám chữa bệnh từ xa kết nối đến tất cả địa phương
Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) đã được kết nối đến tất cả trung tâm y tế tuyến huyện trên toàn quốc, sau hơn một năm ra mắt.
Chiều 8/8, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ công bố kết nối Telehealth tới tất cả tuyến huyện và ra mắt Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia .
Nền tảng khám chữa bệnh từ xa ra mắt tháng 4/2020, đáp ứng đủ 6 lĩnh vực gồm: Tư vấn y tế; Hội chẩn tư vấn khám, chữa bệnh; Hội chẩn tư vấn chẩn đoán hình ảnh; Hội chẩn tư vấn giải phẫu; Hội chẩn tư vấn phẫu thuật; Đào tạo chuyển giao kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh. Tuy nhiên, còn hơn 300 huyện (45%), đa phần là nơi khó khăn, chưa được kết nối hệ thống này.
Trong bối cảnh Covid-19, hơn 20 tỉnh thành phải giãn cách xã hội, các doanh nghiệp công nghệ đã lắp đặt hệ thống cho 328 cơ sở y tế tuyến huyện, tại 47 tỉnh, thành còn lại. Đến nay, tất cả trung tâm y tế tuyến huyện đã được kết nối với Telehealth. Việc điều trị bệnh nhân Covid-19 sẽ được hội chẩn bởi các chuyên gia hàng đầu mà không cần chuyển lên tuyến trên.
Tại sự kiện, Thủ tướng và các đại biểu đã chứng kiến bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy kết nối với Bệnh viện Cần Giờ TP HCM, Hậu Nghĩa (Long An), Thuận An (Bình Dương) để hội chẩn, tư vấn điều trị cho người mắc Covid-19 đang chuyển nặng.
Thủ tướng nói “có thể yên tâm hệ thống vận hành thông suốt trong thời gian tới”. Việc đưa Telehealth vào hoạt động có ý nghĩa lớn với công tác điều trị, giúp tuyến dưới có thêm kiến thức, đội ngũ y bác sĩ cùng người bệnh tự tin hơn. Quan trọng nhất, hệ thống sẽ giúp tận dụng “giờ vàng” cứu chữa người bệnh, giảm tải cho tuyến trên, từ đó giảm ca tử vong.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ công bố kết nối Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) tới tất cả tuyến huyện, chiều 8/8. Ảnh: Giang Huy
Video đang HOT
Đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn, Thủ tướng cho rằng Việt Nam đã hoàn thiện dần quy trình phòng chống, điều trị Covid-19. Từ thông điệp 5K ban đầu, đến tháng 5 phát triển thành “5K vaccine”; đến nay thành “5K vaccine thuốc công nghệ và biện pháp khác”. Các biện pháp khác là kết hợp hiệu quả giữa đông và tây y; áp dụng tâm lý học, xã hội học để người bệnh yên tâm, cộng tác trong điều trị.
“Dịch bệnh lây lan không phân biệt ranh giới, địa phương, quốc gia, dân tộc. Vì thế, sử dụng chung nền tảng công nghệ thống nhất trên toàn quốc là cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để chống dịch”, Thủ tướng nói.
Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, trong bối cảnh có hàng trăm nghìn ca Covid-19 thì việc tư vấn khám chữa bệnh từ xa có vai trò quan trọng. “Tất cả trung tâm y tế tuyến huyện tại Việt Nam đã được kết nối với bệnh viện tuyến trung ương. Không nhiều quốc gia có được điều này. Kết nối truyền hình để thực hiện Telehealth tới huyện là mơ ước nhiều chục năm của ngành y tế và đã được thực hiện trong 2,5 ngày”, Bộ trưởng Hùng nói.
Thủ tướng và đại biểu chứng kiến các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy kết nối hệ thống Telehealth với tuyến huyện để hội chẩn, tư vấn điều trị người nhiễm nCoV, chiều 8/8. Ảnh: Giang Huy
Trung tâm công nghệ phòng chống Covid-19 quốc gia do Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Y tế xây dựng, gồm các nền tảng: Khai báo y tế; kiểm soát người ra vào tại địa điểm công cộng; truy vết; xét nghiệm; tiêm chủng; giám sát cách ly; đo lường mức độ giãn cách xã hội…
Trung tâm có sự tham gia của 18 doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu Việt Nam. Trong gần 2 tháng, 1.500 tấn thiết bị phần cứng được tập trung về đây; gần 1.000 người làm việc miễn phí cho trung tâm; 18 nền tảng số đã đưa vào khai thác, phục vụ tất cả khâu chống dịch. Mỗi ngày, trung tâm phục vụ 20 triệu người, tiến tới phục vụ 100 triệu dân.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết sắp tới tất cả cơ sở y tế toàn quốc sẽ dùng Sổ sức khỏe điện tử phục vụ chiến dịch tiêm chủng, từ đó cấp “hộ chiếu vacicne” cho người dân.
Thủ tướng nói về 8.000 tỷ đồng quỹ vắc xin và ATM gạo, ATM oxy chống dịch
Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp cho quỹ vắc xin hơn 8.000 tỷ đồng, Chính phủ đã sử dụng hơn 2.000 tỷ đồng để mua vắc xin; có những cây ATM gạo, ATM oxy để hỗ trợ Chính phủ và nhân dân.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cho biết như vậy khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp và bộ, ngành, địa phương diễn ra sáng nay (8/8). Hội nghị là dịp để lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng do chủng mới Delta có tốc độ lây lan nhanh và nguy hiểm hơn. Đồng thời, nhiều quốc gia đã có chiến lược chuyển sang trạng thái "sống chung với dịch" để đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế trong và sau đại dịch, tránh lỡ nhịp và giảm cạnh tranh, thu hút đầu tư phát triển kinh tế.
Ở Việt Nam, nhiều địa phương đang phải thực hiện giãn cách xã hội. Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, thua lỗ. Đời sống nhân dân nói chung và công nhân nói riêng gặp khó khăn... Thủ tướng bày tỏ sự chia sẻ và thấu hiểu là không ít doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, đóng cửa, rút khỏi thị trường, nêu rõ Hội nghị hôm nay tập trung vào 8 từ "đánh giá - giải pháp - thiết thực - hiệu quả".
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó Thủ tướng tại Hội nghị (Ảnh: Đoàn Bắc).
"Chính phủ cảm ơn các doanh nhân, doanh nghiệp đã có nhiều đóng góp trong thời gian qua. Chính phủ rất quan tâm, chia sẻ và luôn đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp, doanh nhân khi gặp khó khăn. Đây là thời điểm "lửa thử vàng- gian nan thử sức", "chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo" để vượt qua khó khăn, dự báo, nắm bắt cơ hội để phát triển doanh nghiệp và góp phần phát triển đất nước với tầm nhìn xa, trông rộng, gắn với dự báo tình hình trong thời gian tới.
Trong thời gian qua, tôi đánh giá cao cộng đồng doanh nghiệp bằng bản lĩnh, trí tuệ vẫn duy trì được sản xuất, kinh doanh, không đứt gãy chuỗi sản xuất, bảo đảm cuộc sống của người lao động, góp phần vào tăng trưởng kinh tế những năm qua và 7 tháng đầu năm. Nhưng tôi cũng rất chia sẻ, thấu hiểu với nhiều lĩnh vực kinh doanh dù nỗ lực đến đâu cũng không tránh được sự thua lỗ, thậm chí phá sản nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước, của nhân dân, đặc biệt là các ngành hàng không, du lịch...", Thủ tướng phát biểu.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông những khó khăn chồng chất khó khăn của các doanh nghiệp trong thời gian vừa qua. Chính vì vậy, trong khả năng của mình, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương đã rất cố gắng tạo điều kiện tốt nhất hỗ trợ các doanh nghiệp về cơ chế chính sách để duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất.
Trong thời gian tới, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức và cần có giải pháp tháo gỡ để phục hồi sản xuất. Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần chung là phải đánh giá thực chất, khách quan, toàn diện những khó khăn, thách thức của doanh nghiệp; phân tích kỹ nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và tìm cho được các giải pháp tháo gỡ cụ thể, thiết thực, hiệu quả trong tình hình cấp bách hiện nay cũng như lâu dài.
Thủ tướng bày tỏ đánh giá rất cao và cảm ơn các doanh nghiệp mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng đã cố gắng "chung tay, góp sức" hỗ trợ đồng bào gặp khó khăn, hỗ trợ cho cuộc chiến chống dịch Covid-19. Các doanh nhân đã thể hiện nét đẹp truyền thống của người Việt Nam "thương người như thể thương thân", tinh thần "tương thân tương ái", "một miếng khi đói bằng một gói khi no".
Ngay sau khi quỹ vắc xin được thành lập đến nay, số tiền các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp đã lên tới hơn 8.000 tỷ đồng. Chính phủ đã sử dụng hơn 2.000 tỷ đồng của quỹ để mua vắc xin và sẽ công khai, minh bạch việc sử dụng quỹ vắc xin.
Hiện nay các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đóng góp để hỗ trợ mua vắc xin, thuốc, cơ sở khám chữa bệnh, vật tư, trang thiết bị y tế, hỗ trợ lực lượng tuyến đầu chống dịch... Thậm chí có những doanh nhân còn sáng tạo cây ATM gạo, ATM oxy và bằng nhiều hình thức khác nhau để hỗ trợ Chính phủ và nhân dân.
"Chính phủ và cá nhân tôi rất cảm động và cảm nhận sâu sắc, các doanh nhân đã hỗ trợ nhân dân bằng cả tấm lòng và trái tim, đã viết nên nét văn hóa doanh nhân rất đẹp, rất nhân văn, thiết thực và hiệu quả. Tôi mong tinh thần ấy, nhiệt huyết ấy sẽ được các anh chị em doanh nghiệp, doanh nhân tiếp tục phát huy trong thời gian tới, để góp phần Chiến thắng đại dịch Covid-19, để xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp và mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân" - Thủ tướng nhấn mạnh
Bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ to lớn cho Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, Thủ tướng cho biết cần có các biện pháp chống dịch quyết liệt, kịp thời và hiệu quả để trước hết là bảo vệ sức khỏe, tính mạng và ổn định đời sống của nhân dân; cần giữ vững và phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nỗ lực cao nhất để không đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng.
Thời gian tới, Chính phủ sẽ có phương án gặp doanh nghiệp theo từng lĩnh vực, từng nhóm ngành nghề để bàn sâu hơn, có giải pháp phù hợp hơn. Chính phủ luôn đồng hành, quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ doanh nghiệp lúc khó khăn, trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Thủ tướng: Tiêm phòng ngay người cao tuổi, có bệnh nền, yêu cầu dân "ở yên" Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 1068 trong đêm 5/8/2021 yêu các Bộ ngành, địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra một cơ sở sản xuất thiết bị y tế phòng dịch (ảnh: VGP). Kiên quyết yêu cầu người dân "ai ở đâu thì ở...