Nền tảng học – thi trực tuyến bị tấn công liên tiếp
Liên tiếp trong 5 ngày, nền tảng học – thi trực tuyến 789.vn đã bị tấn công từ chối dịch vụ ( DDoS) với các IP tổ chức tấn công được xác định phần lớn từ nước ngoài và một số điểm phát động tại Việt Nam
Đến sáng nay 13-4, lãnh đạo 789.vn xác nhận hệ thống đã hoàn toàn được khắc phục 100% và hoạt động ổn định với lượng truy cập tăng lên đáp ứng với số lượng học sinh học trực tuyến cùng một thời điểm lên tới hơn 10.000 em vào tối 12-4.
Cụ thể, từ 1 giờ sáng 8-4 đến 23 giờ ngày 10-7, 789.vn ghi nhận 3 cuộc tấn công DDoS liên tiếp, đỉnh điểm vào lúc 1 giờ sáng 8-4, hệ thống ghi nhận hơn 2,8 triệu yêu cầu kết nối truy cập cùng lúc nhằm làm tê liệt hệ thống. Sự việc kéo dài trong 2 tiếng và đã được đội ngũ kỹ thuật nhanh chóng ứng phó, xử lý khắc phục.
Nền tảng học – thi trực tuyến 789.vn ghi nhận các cuộc tấn công DDoS liên tiếp
Tiếp đó, trong 2 ngày 9 và 10-4, hệ thống 789.vn ghi nhận thêm 2 cuộc tấn công nhưng yếu hơn, do đã được các kỹ sư của 789.vn lên các kịch bản ứng phó, và hệ thống bị chậm lại nhưng không bị tê liệt như cuộc trước đó. Trong các ngày sau, 11 và 12-4 các cuộc tấn công chỉ còn ở mức thăm dò và tìm điểm yếu để tấn công.
Video đang HOT
Ông Huỳnh Quốc Thắng, CEO của 789.vn, cho biết ngay sau khi sự việc diễn ra, nền tảng này đã có thông báo đến các trường, có những trường đã phải dời lịch kiểm tra online toàn trường. Sự việc đã làm ảnh hưởng đến 200.000 học sinh đang theo học, 40.000 giáo viên đang sử dụng nền tảng học – thi trực tuyến 789.vn.
789.vn là nền tảng học trực tuyến đang được nhiều Sở GD-ĐT và trường THPT trên toàn quốc sử dụng. Thống kê mới nhất cho thấy đã có 200 trường sử dụng 789.vn với 40.000 tài khoản giáo viên và hơn 200.000 tài khoản học sinh đang hoạt động.
789.vn là thành viên thuộc Công ty iSmart Education của Tổ chức Giáo dục EQuest, một trong những tổ hợp giáo dục tư nhân lớn nhất Việt Nam với 80.000 học viên theo học mỗi năm tại 16 đơn vị thành viên, bao gồm các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề, các trường phổ thông, dạy ngoại ngữ cùng các nền tảng công nghệ giáo dục.
Trước đó, để góp phần chung tay cùng cộng đồng trong đại dịch Covid-19, 789.vn đã quyết định tài trợ miễn phí cho mỗi giáo viên khối THPT trên toàn quốc mở một lớp học online trên 789.vn với số lượng 30 học sinh, sử dụng gói full chức năng trị giá 7 triệu đồng cho đến hết năm học 2019 – 2020.
Các chức năng trong gói full bao gồm: Tạo nhanh đề thi trên 789.vn, trộn đề thi tự động, chuyển đề online vào lớp cho học sinh làm bài, chấm điểm tự động, xem báo cáo phân tích thống kê và báo cáo phụ huynh tự động qua email.
Yến Anh
4 tháp 5G bị đốt phá tại Hà Lan
Các cuộc tấn công tháp di động 5G không chỉ xảy ra tại Vương quốc Anh vì nghi ngại là nguồn tạo ra virus gây bệnh Covid-19. Tại Hà Lan, đã có 4 trụ 5G bị đốt trong tuần qua.
Theo Reuters, tại Hà Lan, đã có 4 tháp 5G bị đốt phá trong tuần qua. Việc các tháp 5G bị tấn công tại Hà Lan có thể là do lo ngại về bệnh Covid-19. Một trong số thủ phạm đã lên tiếng phản đối công nghệ kết nối không dây này.
Điều phối viên Quốc gia An ninh và Chống khủng bố (NCTV) của Hà Lan cho biết đã có nhiều sự cố liên tục xảy ra với các tháp 5G.
Nhiều tháp 5G bị đốt vì làn sóng phản đối tại châu Âu vì thuyết âm mưu. Ảnh: Reuters.
Theo NCTV, đã có những cuộc biểu tình chống 5G ở Hà Lan kể từ khi kế hoạch triển khai được công bố vào năm 2019. Tuy vậy, việc tấn công các tháp 5G chưa từng xảy ra.
Các quan chức Hà Lan liên tục nhắc lại việc tấn công tháp 5G sẽ gây gián đoạn liên lạc, bao gồm các dịch vụ khẩn cấp.
Trả lời AFP, các chuyên gia cho rằng 5G hoạt động dựa trên tần số radio. Điều này không giúp tạo ra virus.
Các chuyên gia đều đồng ý Trung Quốc là nước dẫn đầu về việc sử dụng 5G trong thương mại. Nhưng không chỉ có Trung Quốc, các nước khác như Hàn Quốc, Anh, Mỹ đã áp dụng công nghệ này từ năm 2019. Trên thực tế, những quốc gia khác như Malaysia, Iran, Pháp, Singapore, Nigeria... cũng bùng phát dịch Covid-19 mà không có mạng 5G.
"Trước đây đã có nhiều lo ngại về sức khỏe liên quan đến việc sử dụng 5G. Tuy vậy, những điều này chỉ xoay quanh bức xạ sinh ra từ 5G, không liên quan gì tới virus", các chuyên gia nói với AFP.
Fabien Heliot, một nhà nghiên cứu chuyên về tiếp xúc điện từ trong giao tiếp không dây tại Đại học Surrey giải thích 5G giống như các thế hệ thông tin di động trước đây. Chúng dựa trên sóng RF và sóng điện từ (EM) để truyền thông tin. Bản thân dạng sóng EM là bức xạ không ion hóa.
Trọng Hưng
200 máy chủ VPN Trung Quốc bị hacker tấn công Hơn 200 máy chủ VPN hỗ trợ làm việc từ xa của cơ quan ngoại giao Trung Quốc đang trở thành mục tiêu của tội phạm mạng. Công ty bảo mật Qihoo 360 cho biết, số lượng các cuộc tấn công vào 200 máy chủ VPN của 19 cơ quan ngoại giao Trung Quốc tại Italy, Anh, Việt Nam... tăng vọt từ đầu...