Nền tảng học online cho giáo viên nhận giải Sáng kiến Đổi mới giáo dục toàn cầu
Nền tảng học tập trực tuyến cho giáo viên ‘Cùng học’ của Việt Nam vừa được vinh danh là Sáng kiến Đổi mới Giáo dục toàn cầu năm 2021.
Hàng năm, tổ chức phi lợi nhuận HundrED.org (Phần Lan) lựa chọn và vinh danh các dự án giáo dục mang tính đổi mới nhất từ khắp các quốc gia trên thế giới. Mục tiêu của hoạt động này là khơi gợi nguồn cảm hứng cho các phong trào đổi mới, cải tổ giáo dục qua việc tìm kiếm và hỗ trợ để những dự án đổi mới giáo dục có thể lan tỏa, đem lại tác động trên quy mô toàn cầu.
Mỗi dự án đổi mới giáo dục được HundrED đánh giá dựa trên hai tiêu chí: tầm ảnh hưởng và tiềm năng mở rộng. Kết quả của cuộc bình chọn được đưa ra bởi các thành viên Hội đồng Học thuật của HundrED cùng các nhà lãnh đạo, giáo viên, nhà nghiên cứu và thực hành giáo dục..
Theo công bố của HundrED, nền tảng “Cùng học” của trung tâm NC&PT Giáo dục EdLab Asia đã được chọn vào danh sách các dự án đổi mới giáo dục toàn cầu năm 2021, là một trong 9 đại diện “Giải pháp giáo dục toàn diện” từ khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
Video đang HOT
Phần giới thiệu về ‘Cùng học’ trên HundrEd (Phần Lan)
Dự án “Cùng học” thuộc phân nhóm giáo dục phổ thông, với vai trò là nền tảng MOOCs (các khóa học trực tuyến mở, đại trà) đầu tiên dành cho giáo viên, xoay quanh ba nhóm nội dung: Học thế nào? Dạy thế nào? và Thiết kế Sư phạm thế nào?.
Tổ chức HundrED ghi nhận rằng “Cùng học” đang góp phần kiến tạo nên những mảnh ghép giáo dục toàn diện, phù hợp với Khung định hướng Giáo dục 2030 của OECD (Learning compass 2030). Trải qua hơn sáu tháng hoạt động, dự án đã thu hút hàng chục nghìn lượt giáo viên tham gia học tập trực tuyến. Qua các khóa học người học đã được cập nhật thường xuyên những kiến thức chuyên môn và công cụ hỗ trợ để có thể liên tục cải tổ năng lực sư phạm của bản thân, bắt nhịp với xu hướng đổi mới giáo dục toàn cầu.
Bên cạnh đó, trong phân nhóm giáo dục mầm non, HundrED cũng vinh danh dự án KidSkills (trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Hà Nội), với mục tiêu tăng cường năng lực giảng dạy kỹ năng sống cho sinh viên sư phạm và giáo viên mầm non với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
TPHCM: Hơn 72.000 học sinh sẽ được hỗ trợ thiết bị học tập trực tuyến
Sở GD-ĐT TPHCM vừa thông qua Kế hoạch triển khai Chương trình hỗ trợ trang thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh đang học tập tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn TPHCM.
Theo đó, sẽ có hơn 72.000 học sinh được hỗ trợ trang thiết bị học tập trực tuyến, chiếm tỷ lệ 5,2% tổng số học sinh trên toàn TPHCM (không tính bậc mầm non).
Cụ thể, với mục tiêu không để một học sinh nào bỏ học vì điều kiện kinh tế do ảnh hưởng của dịch bệnh cũng như đảm bảo các điều kiện học cho tất cả học sinh trên địa bàn TPHCM được tham gia học tập trực tuyến, ngành giáo dục và đào tạo TPHCM sẽ đáp ứng tối thiểu nhu cầu của mỗi học sinh trong một hộ gia đình có ít nhất một thiết bị sử dụng khi tham gia học trực tuyến trên internet.
Đại diện Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, dạy học trên internet sẽ là phương thức học tập được thực hiện thường xuyên và đồng thời ngay cả khi các trường học mở cửa trở lại nhằm phát huy tối đa các điều kiện dạy học giúp cho học sinh và nhà trường thích ứng trong điều kiện bình thường mới.
Theo đó, kết quả rà soát cho thấy, trong tổng số 1.405.092 học sinh ở các bậc học từ tiểu học, THCS, THPT và giáo dục thường xuyên, có tổng cộng 72.994 học sinh không đảm bảo các điều kiện về thiết bị và đường truyền để học trực tuyến. Trong đó, bậc tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất với 31.247 học sinh, kế đến là THCS với 26.355 học sinh, THPT có 15.037 học sinh và hệ giáo dục thường xuyên có 355 học sinh.
Học sinh tiểu học tại TPHCM tham gia học trực tuyến qua internet
Trước thực tế đó, Sở GD-ĐT sẽ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM tổ chức lựa chọn các loại thiết bị học tập có cấu hình phù hợp yêu cầu học trực tuyến, đảm bảo an toàn sức khỏe để giới thiệu công khai cho phụ huynh học sinh lựa chọn sử dụng.
Theo kế hoạch, có 3 hình thức thực hiện gồm huy động nguồn tài trợ (dự kiến 15.000 thiết bị), tiếp nhận thiết bị đã qua sử dụng (dự kiến 30.000 thiết bị) và xây dựng chính sách hỗ trợ lãi suất cho phụ huynh mua trả góp thiết bị (dự kiến 30.000 thiết bị).
Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP phổ biến qua các kênh thông tin của đơn vị cho phụ huynh học sinh biết ý nghĩa của chương trình, đồng thời chủ động xây dựng kế hoạch vận động các mạnh thường quân, phụ huynh học sinh, tận dụng các nguồn lực hiện có để kịp thời hỗ trợ trang thiết bị cho học sinh không đủ điều kiện học trực tuyến.
Tặng thiết bị học tập cho HS có hoàn cảnh khó khăn Ngày 11/10, Tỉnh Đoàn phối hợp Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh trao 19 điện thoại thông minh cho HS có hoàn cảnh khó khăn tại TP.Vũng Tàu, TX.Phú Mỹ, huyện Long Điền, Đất Đỏ. Các em HS Trường TH Đoàn Kết và TH Thắng Nhì (TP.Vũng Tàu) vui mừng được nhận thiết bị hỗ trợ học tập trực tuyến. Ảnh: DIỄM QUỲNH Ngoài...