‘Nên tăng giới hạn tuổi tối thiểu mua thuốc lá’
Tiến sĩ Carrie Wade, giám đốc phụ trách chính sách giảm thiểu tác hại và nghiên cứu viên cao cấp tại Viện nghiên cứu R Street ở Washington, DC (Mỹ), đã tới Việt Nam để tìm hiểu về thực trạng hút thuốc lá nói chung và của giới trẻ nói riêng.
Vô tư nhả khói thuốc trong khuôn viên Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) – Ảnh: DUYÊN PHAN
PV Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với bà Carrie Wade.
* Theo dữ liệu và nghiên cứu của bà cũng như từ các nghiên cứu khác bà nắm được, những ảnh hưởng nguy hiểm nhất của thuốc lá với thanh thiếu niên là gì?
- Tác động nguy hiểm nhất của các loại thuốc lá nói chung là những ảnh hưởng của nicotin lên sự phát triển của não và gây căng thẳng (stress).
Nicotin, giống như mọi hóa chất gây nghiện khác, sẽ gây tác động tiêu cực tới hệ thần kinh kiểm soát căng thẳng, khiến chúng ta mẫn cảm hơn trước những yếu tố gây căng thẳng nhỏ, dễ tổn thương hơn trước những khó khăn vì ta dễ bị bốc đồng hơn trong khả năng kiểm soát thần kinh.
Những ảnh hưởng này tác động mạnh hơn ở lứa tuổi thanh thiếu niên vì các khu vực trong não chịu trách nhiệm điều khiển những kiểm soát đó lại là một trong những phần cuối cùng sẽ được phát triển toàn diện ở giai đoạn trưởng thành.
* Về phương diện chính sách, bà có chia sẻ nào giúp các nhà quản lý Việt Nam kiểm soát thuốc lá phù hợp hơn trong việc ngăn ngừa thanh thiếu niên sử dụng sản phẩm này?
- Tăng giới hạn tuổi tối thiểu được mua thuốc lá sẽ đặt ra được rào cản lớn hơn, khiến các thanh thiếu niên khó mua thuốc lá hơn, ngăn được một bộ phận lớn trong xã hội tiếp cận các sản phẩm này.
Các nhà quản lý cũng nên thực thi chính sách xử phạt nghiêm khắc hơn với việc bán thuốc lá trái phép cho người vị thành niên. Ngoài ra, chúng ta cần có thêm các hình thức giáo dục sức khỏe cộng đồng được thiết kế phù hợp hơn nhắm tới thanh thiếu niên, đây là khu vực khó khăn nhưng khi làm đúng sẽ mang lại hiệu quả tích cực.
Ngoài việc có thể nâng mức giới hạn độ tuổi dùng thuốc lá, quảng cáo, phát thông điệp tuyên truyền về sức khỏe cộng đồng, tất cả những biện pháp này đều đã phát huy hiệu quả trong việc giảm nhu cầu dùng thuốc lá.
Video đang HOT
Tiến sĩ Carrie Wade – Ảnh: CONCORDIA
* Như bà biết, việc kiểm soát hoạt động bán thuốc lá qua mạng không đơn giản. Theo bà, làm cách nào để kiểm soát thị trường đó?
- Ở Mỹ việc bán hàng loại này trên mạng thực sự lại không phải vấn đề đáng lo. Là vì các hệ thống xác minh độ tuổi người mua hàng hoạt động khá tốt, và những người bán lẻ cũng rất quan tâm đến việc thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Vấn đề đáng lo hơn lại là các thị trường bên thứ ba, giống như những người bán hàng trên e-Bay, họ rất có thể bán những sản phẩm bị giả và đây mới là yếu tố khó kiểm soát. E-Bay khó kiểm soát vấn đề đó. Nên hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật có lẽ là giải pháp tốt nhất.
* Việc điều trị các chứng nghiện ở thanh thiếu niên nói chung và thuốc lá nói riêng, có dễ hơn với người trưởng thành không và tại sao?
- Việc điều trị cai nghiện luôn khó khăn với mọi độ tuổi. Nhưng riêng với nicotin và hầu hết các loại ma túy, nếu một người tìm cách điều trị sớm, có thể cai được thì khả năng thành công sẽ cao hơn.
Bà Chelsea Boyd (thạc sĩ, nghiên cứu viên về chính sách giảm thiểu tác hại tại Viện nghiên cứu R Street ở Washington, DC, Mỹ):
Cần tập trung giúp đỡ người trẻ bỏ thuốc lá
Tác động nguy hiểm nhất của hút thuốc lá với thanh thiếu niên là khi việc đó trở thành một thói quen. Tôi không quá lo lắng về chuyện một số bạn trẻ hút thuốc một hoặc hai lần mỗi tháng khi dự tiệc hay sự kiện nào đó, nhưng tôi lo ngại nhiều hơn với trường hợp các bạn trẻ có quá nhiều nhân tố nguy cơ sẽ khiến họ thành con nghiện của thuốc lá như cha mẹ họ hút thuốc, bạn bè họ cũng hút, vị thế kinh tế xã hội yếu kém…
Như chúng ta biết, hầu hết các bệnh liên quan tới thuốc lá thường phát sinh sau một quá trình sử dụng. Việc ngăn người trẻ không dùng thử các sản phẩm này để không thành những con nghiện là đúng, song tôi nghĩ chúng ta cần tập trung hơn vào việc giúp đỡ bỏ thuốc với những người trẻ đã nghiện thuốc lá hoặc có nguy cơ cao chuyển từ việc thử cho biết thành người hút thuốc thường xuyên.
Đề nghị tăng thuế đối với thuốc lá
Bà Phan Thị Hải, Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, cho biết còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc phòng chống tác hại thuốc lá. Thuế các loại thuốc lá phổ biến chỉ tương đương 36,7% giá bán lẻ tại Việt Nam, trong khi trung bình toàn cầu là 58,3%, càng thấp hơn so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (75%/giá bán lẻ).
“Để hạn chế tiêu dùng và tiếp cận sản phẩm thuốc lá, đặc biệt là ở học sinh, sinh viên, người có thu nhập thấp, đề nghị sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt trong đó tăng thuế đối với thuốc lá, góp phần đạt mục tiêu quốc gia về giảm tỉ lệ hút thuốc, giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá”- bà Hải đề xuất.Lan Anh
70 chất gây ung thư chui vào đâu?
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất, trong đó có hàng trăm loại hóa chất có hại cho sức khỏe như 70 chất gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc.
Vô tư nhả khói thuốc trong khuôn viên Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) - Ảnh: DUYÊN PHAN
Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh ung thư phế quản phổi, ung thư vòm họng, bệnh tim mạch, viêm phổi tắc nghẽn, bệnh răng miệng... và hàng loạt hệ lụy khác đi kèm nếu không hạn chế.
Gây 20 căn bệnh
Mỗi điếu thuốc, người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1-2mg chất nicotin. Hút thuốc lá đưa nicotin nhanh chóng đến não (trong vòng 10 giây sau khi hít vào).
Khi hút thuốc lá, nicotin được hít vào phổi, đi khắp cơ thể, lên não và kích thích các hóa chất trong não như dopamin, serotonine, noradrenaline được tiết ra nhiều.
Chính những hóa chất này đã tác động tạo cảm giác, não bộ nhanh chóng nhận ra rằng có thể dùng thuốc lá để kích thích bài tiết dopamin và như vậy là khởi động quá trình nghiện thuốc lá.
Trong khói thuốc lá có khoảng 70 chất gây ung thư như hợp chất thơm có vòng đóng, benzopyrene hay các nitrosamine... Các hóa chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mãn tính, phá hủy tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hóa.
BS Nguyễn Duy Tiên cho biết thuốc lá gây ra hơn 20 căn bệnh khác nhau cho người hút thuốc, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, bệnh hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, rụng tóc, sâu răng, loét dạ dày, vẩy nến, loãng xương, thuyên tắc mạch máu, bệnh tim mạch...
Trẻ em không hút thuốc, nhưng nếu sống trong môi trường có khói thuốc cũng sẽ có những bệnh lý như vậy.
Hút thuốc có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc cũng mắc các bệnh như người hút thuốc.
Kẻ thù số 1 của răng miệng
Theo TS Trần Ngọc Phương Thảo - Bệnh viện Răng hàm mặt TP.HCM, thuốc lá là kẻ thù số 1 của các bệnh răng miệng, không chỉ có nguy cơ gây bệnh cao mà còn làm chậm quá trình hồi phục các bệnh răng miệng.
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân quan trọng làm xuống cấp sức khỏe răng miệng. Theo thống kê y khoa, những người hút thuốc lá dễ mắc các bệnh về răng miệng nhiều gấp 3-6 lần và nguy cơ bị rụng răng là rất cao, gấp 2 lần so với người thường.
Những bệnh lý về răng miệng thường gặp khi hút thuốc lá là viêm nhiễm ở răng, nướu và phần xương xung quanh răng. Người trẻ hút thuốc nhiều có nguy cơ bị viêm lợi hoại tử loét, đây là một loại bệnh nặng, nhanh chóng dẫn đến viêm quanh răng hoại tử loét, cuối cùng mất răng.
Những người có sức khỏe tốt hút thuốc kéo dài nhiều năm có nguy cơ bị viêm quanh răng mãn tính, bệnh tiến triển từ từ làm lung lay nhiều răng. Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư miệng cao gấp 6 lần so với người không hút...
Đừng hủy hoại trẻ em
Một nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) cho thấy trẻ hen suyễn mà có người thân hút thuốc lá thường khó hết bệnh, thời gian điều trị kéo dài, số lần nhập bệnh viện nhiều, có tình trạng phụ thuộc thuốc giãn phế quản so với trẻ không có thân nhân hút thuốc.
Trẻ em sống trong môi trường khói thuốc từ nhỏ thì ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe còn ảnh hưởng tới hành vi và tâm lý. Khi nhìn thấy người lớn hút, trẻ sẽ quen với hình ảnh này, coi hút thuốc là việc bình thường của người lớn. Khi lớn lên, trẻ dễ có khuynh hướng thử hút cho giống người lớn.
Lần đầu hút thuốc không phải ai cũng sẽ hút tiếp vì cảm giác ban đầu hút thuốc khá khó chịu. Nhưng với những trẻ đã hít phải khói thuốc của người lớn từ nhỏ, não trẻ đã quen với mùi khói thuốc nên khi tập hút trẻ cảm giác ít khó chịu hơn những trẻ khác. Trẻ cũng dễ cảm nhận được sự kích thích của thuốc lá lên não hơn.
Điều này khiến trẻ dễ nghiện thuốc lá hơn những trẻ không hít phải khói thuốc từ nhỏ do thuốc lá có chất gây nghiện là nicotin. Chất này tác động lên não và gây nghiện, càng hút lâu càng khó bỏ.
Với trẻ vị thành niên, khi nghiện hút thuốc lá sẽ có nguy cơ nghiện các chất gây nghiện khác, đặc biệt là ma túy. Do đó, tốt nhất không nên cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc ngay từ khi còn nhỏ.
Báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm và diễn đàn về tác hại thuốc lá
Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, đồng thời tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu tác hại của việc hút thuốc lá, báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm và diễn đàn "Làm thế nào để giảm tác hại của khói thuốc lá?".
Tọa đàm sẽ diễn ra sáng 29-5, với sự tham dự của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực. Diễn đàn sẽ chính thức ra mắt bạn đọc vào ngày 27-5, với các loạt bài liên quan cùng các ý kiến, hiến kế của chuyên gia, bạn đọc... nhằm bàn giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng, giúp giảm thiểu tác hại của khói thuốc lá.
Bạn đọc quan tâm có thể gửi ý kiến, hiến kế cho diễn đàn về địa chỉ: suckhoe@tuoitre.com.vn. - MINH HUỲNH
Tại sao thuốc lá có thể gây nghiện? Chất gây nghiện nicotine trong thuốc lá xâm nhập vào máu, nhanh chóng di chuyển lên não, giải phóng hóa chất hạnh phúc. Nó giúp người hút thuốc giảm căng thẳng và tập trung hơn. Ảnh minh họa Mai Phương (Nguồn: AumSum Time) Theo Zing