Nền tảng của thị trường chứng khoán đã vững vàng hơn
Thị trường chứng khoán luôn vận động trước những diễn biến của nền kinh tế. Khi Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh, nền kinh tế đang từng bước được tháo gỡ khỏi khó khăn, chúng ta có thể chứng kiến nhiều chuyển biến tích cực của thị trường.
Nền tảng đã vững vàng hơn
Thế giới đang chứng kiến một giai đoạn biến động trên nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội với những nhân tố khó lường như đại dịch Covid-19, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, giá dầu lửa phá đáy, tăng trưởng kinh tế chậm lại, thậm chí là tăng trưởng âm trên quy mô toàn cầu…
Những yếu tố này đến dồn dập cùng lúc khiến không ít người lo ngại nền kinh tế Việt Nam sẽ rơi vào khủng hoảng, nhưng tôi cho rằng, trong thời điểm như thế này, chúng ta cần có niềm tin thật vững vàng.
Thực tế, sau khủng hoảng kinh tế – tài chính thế giới năm 2008, Việt Nam đã tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế. Ngành ngân hàng, chứng khoán cũng quyết liệt triển khai tái cơ cấu. Nhờ đó, chúng ta đã đạt được những thành quả và đang chứng kiến sự ổn định của thị trường trong nước.
Chính sách tiền tệ trở nên ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh, tỷ giá được kiểm soát tốt. áng chú ý, những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế tư nhân đã giúp khu vực này tăng trưởng và hoạt động hiệu quả.
Là người tâm huyết với sự phát triển của TTCK Việt Nam, ông Vũ Đức Tiến, Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) kỳ vọng, cùng với khung pháp lý mới hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán và triển khai các giải pháp tái cơ cấu thị trường đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, TTCK sẽ có bước phát triển đột phá.
ối với lĩnh vực bất động sản, chúng tôi đánh giá, các doanh nghiệp đã có cách làm bài bản, cẩn trọng hơn rất nhiều, không còn câu chuyện phong trào như giai đoạn 2006 – 2007.
Dù trong bức tranh chung của thị trường, vẫn có những doanh nghiệp phải dừng lại, có doanh nghiệp buộc phải chấp nhận M&A nhưng nhìn chung, doanh nghiệp đã xây dựng được nền tảng và có chiến lược rõ ràng, tập trung cho hoạt động lõi. Các ngành khác cũng vận động với xu hướng như vậy.
Chẳng hạn, sự tham gia của một bộ phận nhà đầu tư mới, sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp với kênh dẫn vốn này.
Cho đến nay, quy mô vốn hóa của thị trường đã đạt xấp xỉ 85% GDP (tính trên cả thị trường cổ phiếu và trái phiếu). Nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đã được tiếp sức bởi các dòng vốn từ dân cư, từ nhà đầu tư nước ngoài để gia tăng quy mô, mở rộng đầu tư và trở thành các doanh nghiệp đại diện của nền kinh tế.
Khu vực kinh tế tư nhân đang được định vị với vai trò quan trọng hơn, phát triển một cách bền vững hơn.
iểm sáng trên thị trường là nhiều thương vụ M&A đã diễn ra, thu hút nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan tham gia, tạo ra nguồn lực mới cho các doanh nghiệp trong nước. M&A tạo ra tư duy mới cho các doanh nghiệp trong tổ chức hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Doanh nghiệp cũng nhận thức được rất rõ ràng rằng, không thay đổi thì không thể tồn tại. M&A cũng giúp cho cơ cấu ngành nghề một số lĩnh vực kinh tế, sản xuất – kinh doanh thay đổi. ó là những chuyển biến rất tốt.
Dòng vốn nước ngoài vừa tạo ra sự kích thích nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước, vừa giúp các đợt IPO, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước bán được giá cao hơn.
Video đang HOT
Quan trọng hơn, họ là các nhà đầu tư lớn, am hiểu về pháp luật, quản trị sẽ tạo sức ép để doanh nghiệp Việt thay đổi và hướng tới các chuẩn mực quốc tế, góp phần gia tăng hiệu quả kinh doanh.
Các nhà đầu tư ngoại quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng còn nhiều nút thắt cần giải quyết để từ quan tâm họ biến thành hành động rót vốn thực sự.
Là một thành viên thị trường, chúng tôi mong thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ sớm được nâng hạng. Khi quy mô thị trường đủ lớn và đủ chất lượng, sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào.
Khi có nhiều doanh nghiệp lớn tham gia, trong các đối tác thực hiện M&A, có nhiều nhà đầu tư tài chính tốt, cơ hội sẽ tốt hơn rất nhiều cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Còn dòng vốn đầu tư trong nước, chúng ta cần tạo ra những động lực tăng trưởng mới cho thị trường, có những cơ chế chính sách tạo ra sự thay đổi đáng kể, từ đó kích hoạt được niềm tin và hành động của nhà đầu tư.
Tiền mới phải vào thị trường, còn nếu chỉ dịch chuyển từ chỗ này sang chỗ khác sẽ khó có tốc độ tăng trưởng thực sự thuyết phục.
Nâng “chất” là chìa khóa trong giai đoạn mới
Với triển vọng của nền kinh tế và những chính sách được ban hành gần đây, gắn tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước với thị trường, nhận thức về thị trường chứng khoán và vai trò của sự minh bạch, quản trị doanh nghiệp tốt đang dần được cải thiện…
ây là điều vô cùng quan trọng trên thị trường chứng khoán và có ảnh hưởng rất lớn tới niềm tin của nhà đầu tư.
Quản trị công ty, minh bạch công bố thông tin, chuẩn mực kế toán, kiểm toán, xử lý vi phạm, thanh tra… vẫn là cái gốc, nền tảng cho sự phát triển. ây là những vấn đề rất quan trọng và cần được cải thiện, nâng cao hơn nữa.
Thực tế cho thấy, nhà đầu tư bỏ vốn vào những doanh nghiệp chất lượng, hoạt động hiệu quả, quản trị tốt vẫn luôn gặt hái được thành công.
Thời gian qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các sở giao dịch chứng khoán đã rất nỗ lực thực hiện mục tiêu minh bạch thị trường, bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ, nghiêm khắc hơn với doanh nghiệp niêm yết và công ty chứng khoán, tạo lập cho thị trường các cơ sở tiền đề cho hàng hóa chất lượng hơn.
Bên cạnh những công cụ hành chính như tăng chuẩn niêm yết, kiểm tra, xử phạt nghiêm, chúng tôi cho rằng, những giải pháp thị trường cũng rất cần thiết.
Riêng ngành chứng khoán, quá trình tái cấu trúc đã diễn ra liên tục và mạnh mẽ. Trải qua quá trình thực hiện các giải pháp tái cấu trúc của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, với nhiều chế tài, yêu cầu mới về các tiêu chuẩn hoạt động, trong khối công ty chứng khoán đã diễn ra cuộc đào thải những công ty yếu kém.
Những công ty vượt qua được thách thức đã tìm được chiến lược hoạt động phù hợp, xây dựng được đội ngũ nhân sự nhiều kinh nghiệm.
Cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán sẽ ngày một quyết liệt, nhưng bài bản và chuẩn mực hơn.
Thị trường gần đây đã xuất hiện thêm những gương mặt công ty chứng khoán ngoại mạnh về tiềm lực tài chính và công nghệ. Cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán sẽ ngày một quyết liệt, nhưng bài bản và chuẩn mực hơn.
Chúng tôi có niềm tin rằng, các công ty chứng khoán sẽ không đơn thuần cạnh tranh về phí, mà sẽ đi vào chiều sâu. Sẽ đến lúc khách hàng sẵn sàng trả phí cao hơn cho công ty chứng khoán, tương xứng với chất lượng dịch vụ.
Trong nghiệp vụ tư vấn, chúng ta có thể chứng kiến ngày càng nhiều các thương vụ có hàm lượng chất xám cao. Sự chuyển động của dịch vụ đó cho thấy một xu hướng cạnh tranh thiên về chất lượng trong ngành.
Các công ty chứng khoán sẽ tập trung vào thiết kế sản phẩm tốt, phù hợp với thị trường, có hàm lượng giá trị cao, dựa trên kinh nghiệm và những trải nghiệm vượt bậc, phán đoán chuẩn xác về xu hướng vận động của thị trường.
Ở góc độ một nhà cung cấp dịch vụ, một thành viên của thị trường, SHS mong thị trường được tái cấu trúc cả về lượng và chất.
Thị trường càng có nhiều nhà đầu tư, hay nói rộng hơn là các thành viên tuân thủ các chuẩn mực, quy định thì càng duy trì được sức bền và có cơ hội tăng trưởng dài hạn, góp phần tạo lập kênh dẫn vốn dài hạn cho nền kinh tế.
Chúng tôi có niềm tin mạnh mẽ, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ trở thành cuộc chơi tổng thể với khu vực và thế giới, tương tự như xu hướng hội nhập của cả nền kinh tế.
Chứng khoán tuần tới: Dòng tiền hướng đến cổ phiếu vừa và nhỏ?
Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt - BVSC dự báo thị trường sẽ tiếp tục có diễn biến tăng điểm trong những phiên đầu tuần và có thể gặp áp lực điều chỉnh trở lại về cuối tuần.
Những diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán tuần qua khiến giới phân tích có góc nhìn lạc quan hơn với những gì sắp diễn ra trong tuần giao dịch mới.
Còn nhiều cơ hội tìm kiếm lợi nhuận
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt - VDSC, dòng tiền vẫn bám trụ và đã phân hóa khá rõ nét trong những phiên giao dịch gần đây. Vẫn còn nhiều cơ hội để tìm kiếm lợi nhuận khi dòng tiền xoay quanh các nhóm cổ phiếu. Do vậy, nhà đầu tư có thể giải ngân hợp lý trong giai đoạn này để gia tăng cơ hội cho mình.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt - BVSC dự báo thị trường sẽ tiếp tục có diễn biến tăng điểm trong những phiên đầu tuần và có thể gặp áp lực điều chỉnh trở lại về cuối tuần. VN-Index sẽ hướng đến thử thách vùng kháng cự 888-893 điểm.
BVSC tiếp tục đưa ra cảnh báo về khả năng thị trường có thể sẽ xuất hiện các phiên rung lắc, điều chỉnh mạnh đan xen trong quá trình đi lên khi mà trạng thái quá mua trên thị trường đang lan tỏa trên diện rộng. Diễn biến thị trường giai đoạn này sẽ tiếp tục có sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu.
BVSC cũng cho rằng dòng tiền nhiều khả năng sẽ tiếp tục hướng sự quan tâm đến các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có thể sẽ không tạo được sự đột biến khi hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs (quỹ hoán đổi danh mục) đang ở phía trước.
Nhóm phân tích tới từ Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - SHS cho rằng thị trường hồi phục trong tuần thứ năm liên tiếp trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước được kiểm soát tốt với 50 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng và các hoạt động sản xuất kinh doanh trong tháng Năm cũng được cải thiện tốt hơn so với tháng Tư.
Tuy nhiên, SHS vẫn khuyến nghị nhà đầu tư rằng việc khối ngoại bán ròng trong tuần qua với hơn 460 tỷ đồng trên hai sàn là điểm tiêu cực cần lưu ý. Nhà đầu tư thận trọng vào lúc này là điều cần thiết do dư địa tăng của thị trường không còn nhiều.
SHS dự báo trong tuần giao dịch tiếp theo (8-12/6), VN-Index có thể sẽ tiếp tục giằng co và rung lắc trong vùng kháng cự 880-890 điểm trong một vài phiên đầu tuần trước khi thoát khỏi vùng này để xác nhận xu hướng ngắn hạn mới.
Tuần qua, nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng đóng vai trò dẫn sóng thị trường. Hầu hết các cổ phiếu trong ngành có mức tăng ấn tượng. Cụ thể, SHB tăng tới 14,3%, HDB (13,6%), ACB (10%), CTG (8,7%). BID (5%), VPB (4,9%), VCB (4,5%), MBB (4,1%), TCB (3,6%)...
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu dầu khí cũng tăng trưởng tích cực với GAS tăng 3,4%, POW (2,9%), PLX (1,8%), PVB (4,9%), PVD (6,9%), PVC (12,7%), PVS (6,2%).
Nhóm cổ phiếu thực phẩm-đồ uống cũng diễn biến tích cực. Các mã vốn hóa lớn trong nhóm này như VNM tăng 2,6%, SAB (1,5%), MSN (0,5%)...
Các nhóm cổ phiếu chính, vốn hóa lớn trên thị trường tăng mạnh đã giúp thị trường chung hồi phục trong tuần thứ năm liên tiếp với thanh khoản gia tăng.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 21,75 điểm (2,5%) lên 886,22 điểm; HNX-Index tăng 8,269 điểm (7,5%) lên 118,08 điểm. Thanh khoản gia tăng so với tuần trước đó và tiếp tục cao hơn mức trung bình 20 tuần, với khoảng hơn 6.900 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn.
Trong bối cảnh các nền kinh tế đang hướng tới sự phục hồi, không chỉ chứng khoán trong nước tăng điểm mà hầu hết các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới có mức tăng mạnh.
Chạm mốc kỷ lục
Thị trường chứng khoán Phố Wall ngày 5/6 đã tăng mạnh sau khi một báo cáo về việc làm trong tháng Năm lạc quan hơn mong đợi đã cho thấy bằng chứng rõ ràng nhất đến nay về việc kinh tế Mỹ hướng đến sự phục hồi nhanh hơn dự đoán.
Chỉ số Nasdaq đã chạm mức chốt phiên cao kỉ lục đạt được hồi tháng Hai trước khi giảm xuống dưới mức này khi chốt phiên giao dịch 5/6.
Toàn bộ ba chỉ số chính của Mỹ đều tăng từ 2% trở lên.
Chốt phiên, chỉ số Dow Jones tăng 829,16 điểm, tương đương 3,15%, lên mức 27.110,98, chỉ số S&P 500 tăng 81,58 điểm, tương đương 2.62%, lên 3.193,93 trong khi chỉ số Nasdaq tăng 198,27 điểm, tương đương 2.06%, lên 9.814,08.
Theo giới phân tích, kết quả trên có được là nhờ số liệu thống kê tỷ lệ thất nghiệp lạc quan ngoài dự kiến của Bộ Lao động Mỹ.
Trong tháng Năm, kinh tế Mỹ đã bổ sung 2,5 triệu việc làm, so với con số giảm 20,7 triệu việc làm, kỷ lục của tháng 4 và khiến tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 13,3%. Trước đó, giới phân tích dự báo tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng lên mức kỉ lục 19,8%.
Lợi suất trái phiếu kho bạc của Mỹ cũng tăng dựa trên dữ liệu việc làm, qua đó trấn an những ngân hàng nhạy cảm với lãi suất.
Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng đại dịch COVID-19 vẫn còn lâu mới kết thúc trong bối cảnh các ca mắc mới đang gia tăng.
Hiện các nhà đầu tư cũng chuyển sự quan tâm sang Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ tiến hành họp về chính sách tiền tệ vào tuần sau, mà theo đó gần như chắc chắn số liệu việc làm mới nhất sẽ được thảo luận.
Trong khi đó, các thị trường chứng khoán ở châu Á tăng điểm trở lại khi đóng cửa phiên cuối tuần ngày 5/6, trước sự lạc quan của giới đầu tư về việc các nước nới lỏng lệnh phong tỏa và thực hiện các gói kích cầu quy mô lớn.
Đóng cửa ngày giao dịch 5/6, chỉ số Nikkei của thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật Bản) tăng 0,7% lên 22.863,73 điểm trong khi chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong (Trung Quốc) tăng 1,7% lên 24.770,41 điểm.
Cùng chung xu thế đi lên, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) tăng 0,4% lên 2.930,80 điểm. Còn chỉ số Kospi của thị trường Seoul (Hàn Quốc) tăng 1,43% (30,69 điểm) lên 2.181,87 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 20/2/2020.
Theo nhà môi giới chứng khoán Shinichi Yamamoto của Okasan Securities, có trụ sở tại Tokyo (Nhật Bản), sức mua của giới đầu tư trên thị trường chứng khoán đã nhận được sự hỗ trợ từ những dự đoán về các biện pháp tiền tệ và tài khóa mà các nền kinh tế lớn sẽ thực hiện để vượt qua những khó khăn do dịch COVID-19 gây ra./.
Vì sao nhà đầu tư nước ngoài liên tục rút vốn khỏi thị trường chứng khoán? Trong 3 tháng đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục bán ròng trên các sàn chứng khoán Việt Nam, với tổng giá trị trên 438 triệu USD, tức xấp xỉ 10.000 tỉ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do dịch bệnh Covid-19 xảy ra toàn cầu. Thị trường chứng khoán giảm mạnh trong quý I/2020 Báo cáo mới nhất của Sở...