Nén nỗi đau mất con, người cha nói lời gan ruột về chuyện cổng trường
“Nếu cột cổng có khoảng 2 thanh sắt, có thể mọi chuyện đã khác”, ông bố người Mông nói và mong rằng cổng trường đổ đè con mình tử vong cần được làm lại thật vững chắc để đảm bảo an toàn cho những đứa trẻ ở bản Phung.
Chiều qua, bản Phung xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai như chùng xuống, chìm trong nỗi buồn khi cùng lúc có đến 3 đám tang. Đau đớn thay, cả 3 đều là trẻ nhỏ.
Người dân của bản vẫn chưa hết bàng hoàng, đau xót sau vụ tai nạn thương tâm xảy ra chiều 7/9 tại phân hiệu Bản Phung, Trường Tiểu học Khánh Yên Thượng làm 3 học sinh tử nạn, 3 học sinh khác bị thương.
Bản Phung như chìm trong nỗi buồn khi một ngày có 3 đám tang đều là trẻ nhỏ.
Gia cảnh 3 học sinh thiệt mạng cũng rất khó khăn, bố mẹ đều là người dân tộc Mông. Nhà cháu Ma Thị Xuân thuộc hộ nghèo, nhà cháu Giàng Thị Dông thuộc hộ cận nghèo. Còn nhà cháu Vàng Thị Hồng Trang cũng chỉ vừa thoát nghèo năm kia.
3 học sinh tử vong đều sinh sống gần trường và cả 3 nhà chỉ cách nhau mấy bước chân.
Đau đớn nhất có lẽ là gia đình anh Ma Seo Sỉn (sinh năm 1992) và chị Giàng Thị Chén (sinh năm 1992). Nhà có 3 người con, con gái đầu của anh chị vừa qua đời 2 năm trước vì căn bệnh máu trắng, thì nay con gái thứ hai là cháu Ma Thị Xuân gặp tai nạn không qua khỏi.
Chị Vàng Thị Dính, thím của cháu Ma Thị Xuân cho hay, khi chị đang chuẩn bị đi làm thì hay tin cháu bị tai nạn. “Đáng buồn lắm. Cháu Xuân và Trang mới vào lớp 1 nên rất háo hức đi học. Bố mẹ bảo đợi chút rồi hẵng đi nhưng các cháu cứ đòi đi học trước. Một lúc sau được người thân báo tin, tôi tưởng cháu chỉ bị thương nhưng phóng xe đến trường thì thấy cháu đã bất động…”.
Ngôi nhà của cháu Ma Thị Xuân chỉ vọn vẹn 15 mét vuông, không có gì đáng giá.
Gia cảnh cháu Xuân được hàng xóm nhận xét là nghèo nhất bản. Cả nhà 4 người sinh sống trong nhà tranh, sàn đất chỉ vỏn vẹn khoảng 15 mét vuông. Trong nhà, chẳng có thứ gì đáng giá. Vợ chồng anh Sỉnh sống nhờ vào nương ngô, sắn, nhưng quanh năm chẳng đủ ăn.
“Nhà nó chả có cái gì, thóc không có, ngô không có. Chiều hôm qua còn qua nhà tôi vay thóc để nấu cơm ăn. Thấy cảnh khó khăn, hàng xóm chúng tôi vẫn thường cho đồ ăn”, một hàng xóm kể.
Gia đình bên quan tài cháu Giàng Thị Dông.
Cách đó không xa, bố mẹ cháu Giàng Thị Dông cũng khóc ngất bên cạnh chiếc quan tài chuẩn bị đơn sơ cho cô con gái nhỏ.
Video đang HOT
‘Nếu cột cổng có 2 thanh sắt, có thể mọi chuyện sẽ khác’
Còn trong nhà cháu Vàng Thị Hồng Trang, 2 vợ chồng anh Vàng Seo Cư cũng thẫn thờ nhìn ra hướng chôn con.
Nén nỗi đau, gạt đi những dòng nước mắt, anh Vàng Seo Cư, bố cháu Vàng Thị Hồng Trang chia sẻ: “Cổng trường đổ thứ nhất do người xây dựng. Thứ hai, hôm Chủ nhật, tôi thấy cô giáo bảo rằng xe ô tô chở đồ dùng vào trong trường học đã đâm vào cổng. Cô giáo thấy nhưng không báo cho các phụ huynh. Sự việc xảy ra một phần do các cháu một phần nhưng cũng do vấn đề xây dựng không an toàn”.
Ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên động viên vợ chồng anh 2 vợ chồng anh Vàng Seo Cư, phụ huynh của cháu Vàng Thị Hồng Trang.
Thay vì sự trách hận, ông bố đề nghị sau này khi xây dựng lại cần phải đổ cột, giằng sắt để đảm bảo an toàn cho cả những đứa trẻ khác.
“Nếu cột cổng có khoảng 2 thanh sắt, có thể mọi chuyện đã khác. Nhà trường còn tồn tại lâu dài, kính mong và đề nghị nhà nước nếu làm lại cổng thì khi đổ cột cần phải chú ý sự an toàn của các học sinh để các con được an toàn đến trường”.
Cận cảnh hiện trường vụ sập cổng khiến 3 trẻ tử vong ở Lào Cai
Chia sẻ của ông bố người dân tộc Mông có lẽ chứa nhiều điều mà các cơ quan, chính quyền phải trăn trở.
Anh Cư mong những đứa trẻ như con mình được đến trường học trong an toàn.
Ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên đã bày tỏ sự cảm ơn với những ý kiến trách nhiệm của vị phụ huynh với vai trò một công dân trong xã hội. Ông Linh cũng đề nghị lãnh đạo xã Khánh Thượng lưu tâm đến ý kiến của vị phụ huynh để có hướng giải pháp thấu đáo.
Ông Nguyễn Văn Hạnh, chủ tịch UBND xã Khánh Yên Thượng cho biết, cả 3 học sinh tử vong đều có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Bố mẹ các em đều còn trẻ, không có việc làm ổn định, cuộc sống gia đình chủ yếu dựa làm nương, làm ruộng, trồng ít sắn ngô kiếm sống hằng ngày. Sau sự việc xảy ra, huyện, xã cũng đã thăm hỏi, động viên, hỗ trợ hết sức cho các gia đình tổ chức mai táng cho các cháu.
May mắn thoát khỏi lưỡi hái của tử thần, 3 học sinh khác chỉ bị thương là Giàng Thị Hoa Sinh, Giàng A Vi (lớp mầm non ghép 4 5 tuổi, Trường Mầm non Khánh Yên Thượng) và Ma Thị Chi (lớp 1D Trường Tiểu học Khánh Yên Thượng) hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn. Hiện tại sức khỏe đã ổn định nhưng bệnh viện vẫn cho các cháu ở lại để theo dõi thêm.
Thăm hỏi và chia sẻ, động viên, Bộ GD-ĐT đã hỗ trợ 3 triệu đồng cho gia đình các cháu tử vong 5 triệu đồng/nhà; 1 triệu đồng cho mỗi cháu bị thương.
Ngày 8/9, UBND tỉnh Lào Cai đã yêu cầu Sở Xây dựng tỉnh này chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đổ cổng trường khiến 3 học sinh tử vong ở huyện Văn Bàn.
Từ đó, báo cáo UBND tỉnh và tham mưu văn bản báo cáo Bộ Xây dựng về sự cố theo quy định.
Cùng đó, UBND tỉnh cũng giao Sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp UBND các huyện, thị xã , thành phố khẩn trương tiến hành tổng kiểm tra, rà soát cơ sở vât chất trường học trong đó tập trung vào các hạng mục như: Cổng trường, hàng rà không đam bảo hoặc có nguy cơ mất an toàn; đặc biệt quan tâm đến các hạng mục được đầu tư bằng nguồn xã hội hóa không thực hiện đúng trình tự đầu tư xây dựng cơ bản; có phương án khoanh vùng bảo vệ, hạn chế qua lại đối với các hạng mục có nguy cơ mất an toàn.
Cổng trường đè chết 3 học sinh: Bản Phung chết lặng sau buổi học đầu
Không khí tang thương, ảm đạm bên trong ba ngôi nhà nằm cách cổng phân hiệu Bản Phung (Trường tiểu học Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) chừng 50m. Từng đoàn người nghẹn ngào tiễn đưa các em về nơi an nghỉ cuối cùng trong ngày 8-9.
Người dân tiễn đưa các em học sinh gặp nạn về nơi an nghỉ cuối cùng - Ảnh: CTV
Phân hiệu Bản Phung hôm nay không còn cảnh nô đùa học sinh, các lớp học đóng cửa, thầy cô cũng nghỉ dạy để cùng chính quyền địa phương, người dân tổ chức mai táng, khắc phục hậu quả sau sự cố cánh cổng trường đổ sập đè 3 em học sinh tử vong, 3 em học sinh bị thương ngày 7-9.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online ngày 8-9, ông Nguyễn Văn Hạnh, chủ tịch UBND xã Khánh Yên Thượng, cho biết từ sớm người dân trong bản cùng chính quyền địa phương từ UBND xã đến huyện, trường học, phòng giáo dục đã có mặt tại gia đình các em học sinh tử vong.
"Sáng nay, gia đình đã làm xong thủ tục hai cháu, chiều nay chính quyền xã cùng dân bản đưa cháu còn lại ra đồng. Nhà ba cháu ở gần nhau, các cháu cùng lứa tuổi nên suốt ngày chơi với nhau. Bố mẹ các em cũng đặt ba ngôi mộ gần nhau với quan niệm khi sống các cháu chơi cùng nhau thì lúc chết cũng để các cháu nằm ở gần nhau" - ông Hạnh chia sẻ.
Bố và mẹ em Vàng Thị Hồng T. (6 tuổi) chưa hết bàng hoàng sau khi con gái mãi mãi ra đi - Ảnh: CTV
Ông Hạnh cho biết theo lời kể của anh Vàng A Cư (bố em Vàng Thị Hồng T.), trưa hôm qua anh đi làm về anh nấu cơm cho cả nhà ăn. Sau khi ăn cơm, anh Cư đi ngủ, định chiều dậy đi làm, nhưng vừa chợp mắt chỉ khoảng 20 phút thì nghe mọi người báo tin con bị cổng trường đè. Anh cùng vợ chạy ra thì thấy con cùng hai cháu nữa nằm bất động dưới cánh cổng.
Chính quyền địa phương, người dân, người thân gia đình các nạn nhân đến động viên, chia buồn - Ảnh: CTV
Cách nhà anh Cư không xa, gia đình anh Ma Sao Xỉn (bố em Ma Thị X.) cũng không nói nên lời khi hai năm liên tiếp gia đình anh mất đi người con ruột thứ hai.
"Nhà Xỉn nghèo lắm, trong nhà chả có gì đáng giá cả. Sáng nay, phải nhờ nhà anh em ở bên cạnh để làm tang cho cháu X.. Năm ngoái nhà anh Xỉn một cháu mới mất vì bệnh máu trắng, chưa hết đau xót thì anh Xỉn lại tiếp tục đón tin dữ khi đứa con thứ hai của anh vĩnh viễn ra đi" - ông Hạnh nói.
Ngôi nhà không có một tài sản đáng giá của anh Ma Sao Xỉn, anh phải nhờ nhà anh em ở bên cạnh để làm tang cho con - Ảnh: CTV
Theo ông Hạnh, cả ba trường hợp học sinh tử vong đều có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Các gia đình này đều là người Mông, bố mẹ các em còn trẻ, không có việc làm ổn định, cuộc sống kinh tế chủ yếu dựa làm nương, làm ruộng, trồng ít sắn ngô kiếm sống hằng ngày. Sau sự việc xảy ra, trung ương, tỉnh, huyện, xã đã cũng đã thăm hỏi, động viên, hỗ trợ hết sức cho cả ba gia đình tổ chức mai táng cho các cháu.
Nói về sự cố đổ cổng trường, chủ tịch xã Khánh Yên Thượng cũng cho biết hôm qua là ngày đầu tiên các cháu đi học, sau giờ học buổi sáng thì trường mầm non cho học sinh nghỉ học. Lý do là vì nhà trường chưa sắp xếp được chỗ ăn nên huyện đã đồng ý cho các cháu nghỉ buổi chiều để nhà trường chuẩn bị cơ sở vật chất, còn trường tiểu học vẫn học bình thường.
Ba em học sinh bị thương sức khỏe đều đã ổn định - Ảnh: CTV
"Buổi trưa do các cháu nhà ở gần trường nên các cháu về ăn cơm ở nhà. Sau bữa trưa, 6 cháu nhà ở gần nhau rủ nhau chơi đu cổng trường thì xảy ra sự việc đau lòng" - ông Hạnh thông tin thêm.
Theo thông tin từ bệnh viện đa khoa Văn Bàn: sau khi tiếp nhận cả 3 học sinh bị thương chiều 7-9, bệnh viện đã đưa các cháu vào khoa ngoại để điều trị và tiến hành chụp chiếu. Hiện tại sức khỏe đã ổn định nhưng bệnh viện vẫn cho các cháu ở lại để theo dõi thêm.
Cổng trường đè chết học sinh ở Lào Cai được xây năm 2016 Sáng nay (8/9), ông Vũ Kim Phúc, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khánh Yên Thượng cho hay, cổng trường mới được xây dựng từ năm 2016. Đến nay mới được 5 năm nên ông cũng không nghĩ xảy ra sự cố. Trường Tiểu học Khánh Yên Thượng, Huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Thanh Hùng Ông Phúc cho rằng, nguyên nhân vụ...