Nên luộc thịt bằng nước sôi hay nước lạnh?
Luộc nước sôi nhanh, thịt ngon hơn còn luộc nước lạnh thịt ngọt và loại bỏ được nhiều chất độc hại.
Khi luộc thịt, nhiều người có thói quen luộc qua thịt hoặc dùng nước sôi để chần qua nhằm loại bỏ hóa chất. Cách khác là bỏ thịt vào nồi nước lạnh rồi bật bếp cho nước và thịt cùng sôi.
Theo tiến sĩ Từ Ngữ, Tổng Thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam, thực tế các cách luộc này đều làm chín thịt và ăn được. Tuy nhiên, mỗi cách có một tác dụng riêng.
Nếu ban đầu cho thịt vào nước lạnh rồi mới nấu sôi, trong quá trình luộc các chất cặn bã thoát ra ngoài. Khi đó, bạn phải vớt bọt, cặn bẩn nổi lên trên mặt nước luộc thịt. Miếng thịt luộc bằng nước lạnh không ngon bằng nhưng nước luộc lại rất ngọt, đậm đà. Cách luộc này phù hợp với những người muốn có món canh ngon.
Thịt luộc bằng nước sôi sẽ giữ được chất dinh dưỡng do không bị phân hủy khi đun sôi quá lâu. “Miếng thịt luộc bằng nước sôi ngon hơn miếng thịt luộc bằng nước lạnh”, tiến sĩ cho biết. Tuy nhiên, cách luộc này không thải được nhiều chất bẩn, chất độc trong thịt, nên về lâu dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng. Nguyên nhân do dinh dưỡng trong thịt chủ yếu là protein (tồn tại dưới dạng cơ thịt) và mỡ; vitamin, axit amin nằm chủ yếu trong tế bào cơ protein.
“Do đó, thịt cho vào nước đun sôi dễ biến tính co lại, hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt không an toàn”, phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, giải thích.
Video đang HOT
Khi luộc thịt cần vớt bỏ liên tục những bọt nổi trên mặt nước luộc. Ảnh: Health
Theo các chuyên gia, trước khi chọn cách luộc thịt, việc quan trọng hơn cả là chọn được miếng thịt sạch. Thịt sạch, không chất độc hại dù luộc bằng cách nào cũng rất bổ dưỡng và an toàn. Bạn nên chọn mua thịt ở nơi bán uy tín, thịt có màu hồng tươi, khối thịt rắn chắc có độ đàn hồi cao khi ấn xuống, thớ đều, đường cắt mặt khô ráo.
Trước khi luộc, cần loại bỏ chất bẩn và hóa chất có thể tồn dư trong thịt bằng cách rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Ngoài ra, bạn có thể dùng một ít muối hòa tan trong nước để rửa thịt, bởi nước muối loãng cũng có tác dụng loại bỏ các chất bẩn từ thịt.
Thời gian luộc thịt không thể đoán định chính xác vì còn phụ thuộc vào miếng thịt luộc to hay nhỏ, dày hay mỏng. Nếu miếng thịt dày và to, thời gian luộc có thể rất lâu mà chưa chắc đã chín ở trong, trường hợp này nên dùng dao xẻ hoặc khía miếng thịt ra cho dễ chín hơn.
Khi luộc thịt, nếu có bọt nên vớt thường xuyên, khi nào thấy miếng mỡ hơi trong, xiên đũa qua miếng thịt không thấy nước đỏ trào ra tức là đã luộc chín.
Thùy An
Theo VNE
Ngày nóng không nên uống nước lạnh
Nước lạnh không làm giảm cơn khát, còn gây ra các vấn đề sức khỏe như đau họng, ho, co thắt ruột, ảnh hưởng tiêu hóa...
Ngày hè nắng nóng, chắc hẳn việc đầu tiên của nhiều người khi về nhà là đến tủ lạnh lấy một chai nước lạnh uống để làm dịu cơn khát. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, uống nước lạnh không tốt và không làm giảm cơn khát như bạn tưởng.
Nước lạnh hay đồ uống lạnh làm co mạch máu, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Nó cũng cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và cơ thể không được hydrat hóa thích hợp. Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C. Khi bạn tiêu thụ một thứ gì đó ở nhiệt độ thấp, cơ thể sẽ phải bù lại bằng cách tiêu tốn năng lượng để điều chỉnh nhiệt độ này. Vì vậy uống nước lạnh có thể dẫn đến tình trạng mất nước, bạn sẽ càng cảm thấy khát hơn. Khi cơ thể phải tập trung điều tiết nhiệt độ, quá trình hấp thu chất dinh dưỡng sẽ chậm lại.
Uống nước lạnh cũng làm tăng nguy cơ bị đau họng và nghẹt mũi, nhất là ở người già và trẻ nhỏ. Đặc biệt uống sau bữa ăn dẫn đến hiện tượng tích tụ chất nhầy dư thừa (niêm mạc đường hô hấp). Khi đường hô hấp bị tắc nghẽn dễ nhiễm trùng làm đau rát họng, ho...
Bạn cũng có thể bị lạnh sau khi uống nước lạnh do hệ miễn dịch yếu đi khi nhiều chất nhầy được tạo ra trong cơ thể. Người đang bị sốt do nhiễm khuẩn như cảm cúm, viêm họng, viêm mũi... không nên uống nước lạnh bởi độ lạnh làm co mạch máu giảm khả năng đề kháng của niêm mạc miệng họng, bệnh nặng thêm.
Uống nước lạnh trong ngày hè không làm giảm bớt khát, mà còn gây ra các vấn đề sức khỏe. Nên uống nước ấm hoặc nước ở nhiệt độ trung bình.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra nước lạnh làm giảm nhịp tim. Chúng kích thích dây thần kinh sọ thứ mười - dây thần kinh phế vị. Dây thần kinh này là một phần quan trọng trong hệ thần kinh. Nhiệt độ thấp của nước sẽ kích thích khiến nhịp tim giảm.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên uống nước lạnh ngay sau khi tập luyện. Khi ấy, cơ thể tạo ra nhiều nhiệt, máu trong người dồn ra dưới lớp da và lượng máu cung cấp cho hệ tiêu hóa tạm thời giảm đi. Nếu ngay lúc này mà uống nước lạnh, các mạch máu trong dạ dày co lại bất ngờ gây co thắt ruột. Một số người gặp tình trạng đau mạn tính ở dạ dày, là do nước lạnh tạo ra "cú sốc nhiệt" với cơ thể.
"Uống nước ấm hoặc nước ở nhiệt độ trung bình có nhiều lợi ích hơn uống nước lạnh", các chuyên gia cho biết. Ngoài việc tăng cường hydrat hóa, nước ấm kích thích tốt hơn các enzyme tiêu hóa tự nhiên, lưu thông máu tốt hơn, từ đó tăng quá trình giải độc tự nhiên của cơ thể. Khi uống nước ấm, phân tử nước hoàn toàn thẩm thấu vào tế bào để bổ sung lượng nước đã mất, bạn sẽ cảm thấy hết khát nhanh hơn. Các chuyên gia cũng khuyên uống nước chanh ấm vào buổi sáng.
Thúy Quỳnh
Theo Food/VNE
Những biến chứng kinh hoàng đối với thai nhi khi mẹ bầu hít phải khói thuốc lá Phụ nữ mang thai dù trực tiếp hút thuốc lá hay hút thuốc lá thụ động thì những chất độc hại như nicotine, carbon monoxide, xyanua, chì... có thể theo máu làm biến chứng thai kỳ và để lại nhiều hậu quả nặng nề lên thai nhi. Thuốc lá là một trong những điều cấm kỵ đối với mẹ bầu. Không chỉ từ...