Nên làm gì khi bị rối loạn tiêu hóa, sụt cân nhiều?
Rối loạn đường tiêu hóa kéo dài, giảm cân không rõ nguyên nhân, đại tiện ra máu là những dấu hiệu có thể cảnh báo bạn mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
Khoảng 3 tháng nay, tôi bị rối loạn tiêu hóa nặng, đau quặn khi đi ngoài và sụt cân rất nhiều dù đã cố ăn uống như bình thường. Nhờ các bác sĩ tư vấn giúp tôi cách để điều trị tình trạng này. Cảm ơn các bác sĩ.
Độc giả Hoàng Long.
PGS.TS.BS Phạm Thị Thu Hồ – Nguyên trưởng khoa tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội Tiêu hóa Hà Nội
Rối loạn đường tiêu hóa kéo dài, giảm cân không rõ nguyên nhân, đại tiện ra máu là những dấu hiệu có thể cảnh báo bạn mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
Theo các nghiên cứu, viêm đại tràng mạn tính làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng từ 20-25% và có đến 30% người bị viêm đại tràng kéo mạn tính kéo dài 25 năm sẽ có nguy cơ bị ung thư đại tràng. Vậy nên, bạn phải nhận biết sớm những dấu hiệu, nguy cơ ung thư đại tràng trước khi quá muộn.
1. Rối loạn đường tiêu hóa kéo dài
Bệnh ung thư đại trực tràng có biểu hiện ở mọi bộ phận liên quan đến đường tiêu hóa. Một số dấu hiệu thường gặp như hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua. Ở giai đoạn sớm, người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, đi táo, đi lỏng thất thường, tình trạng kéo dài.
Video đang HOT
2. Đại tiện khó
Ung thư đại trực tràng thường khiến người bệnh đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài. Phân có hình lá lúa do phải đi qua khối u.
3. Uống thuốc kháng sinh không chữa lành được các ổ viêm loét
Người bị ung thư đại trực tràng bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày rất giống với triệu chứng bệnh lị. Các loại thuốc kháng sinh không có tác dụng với bệnh nhân ung thư đại trực tràng.
4. Đại tiện kèm xuất huyết
Chúng ta cần phân biệt đại tiện ra máu do trĩ thường là máu đỏ tươi. Còn bệnh nhân ung thư trực tràng thường xuất huyết dưới dạng máu lẫn với nhầy và có màu đen, vì máu chảy ở niêm mạc vùng ung thư có thể bị viêm nên tiết nhầy.
5. Đau quặn bụng, giảm cân nhanh
Các dấu hiệu muộn như đau quặn bụng từng cơn, giảm cân nhanh không rõ lý do chứng tỏ ung thư đã phát triển. Ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể sờ thấy khối u, vàng da, bụng to dần…
Đau quặn bụng từng cơn là một trong những dấu hiệu của ung thư đại trực tràng. Ảnh: Freepik
Chính các triệu chứng viêm loét đại tràng tái phát không được điều trị dứt điểm là nguyên nhân gây ra ung thư đại trực tràng. Dùng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc điều trị đại tràng sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây hại, chữa lành các vết loét trong lòng đại tràng, nhưng cũng tiêu diệt luôn cả lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, từ đó dẫn đến rối loạn tiêu hóa triền miên.
Đặc biệt, trong lòng đại tràng có một lớp nhung mao dày đặc, lợi khuẩn cư trú trên hệ nhung mao này và tiết dịch nhầy, trám lên toàn bộ niêm mạc đại tràng, tạo thành một lớp “lá chắn kép” bảo vệ đại tràng. Khi số lượng lợi khuẩn giảm do dùng các loại thuốc điều trị, lớp lá chắn này cũng bị mất đi, những vết loét mới được chữa lành lên da non không có gì che chắn bảo vệ, nếu ăn uống không cẩn thận sẽ gây viêm loét trở lại.
Vậy nên, bạn cũng cần bổ sung lợi khuẩn để tái tạo lớp lá chắn kép bảo vệ niêm mạc đại tràng và cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, giúp hạn chế tình trạng tái đi tái lại. Cụ thể là lợi khuẩn Bifidobacterium (gọi tắt là Bifido) – lợi khuẩn chính của đường ruột (chiếm hơn 90%) và cư trú chủ yếu ở đại tràng. Bạn có thể sử dụng men vi sinh Bifina giúp bổ sung lợi khuẩn này hàng ngày sau bữa ăn, giúp phục hồi lá chắn kép bảo vệ niêm mạc đại tràng, tránh tình trạng tái đi tái lại của căn bệnh này.
Bị ợ chua, đến bệnh viện mất 20 cm đại tràng
Nhờ thăm khám định kỳ, phát hiện 3 polyp ở giai đoạn sớm chưa phát triển thành ung thư nên một phụ nữ có thể phục hồi hoàn toàn dù mất đoạn đại tràng 20 cm.
Sáng 7-11, Bệnh viện Quốc tế City cho biết bệnh viện vừa nội soi cắt bỏ thành công đoạn 20 cm đại tràng polyp cho một phụ nữ mang suốt 6 năm. Bệnh nhân L.T.L (55 tuổi, ngụ Bình Dương), đến khám với triệu chứng sụt cân, đại tiện ra máu, ợ chua.
Các bác sĩ đang phẫu thuật cho bệnh nhân
Tại Bệnh viện Quốc tế City, bệnh nhân được chẩn đoán đại tràng có polyp tuyến ống lớn nghịch sản độ cao với 2 polyp nhỏ đại tràng sigma và 1 polyp lớn ở trực tràng. Để tránh nguy cơ polyp phát triển thành ung thư, các bác sĩ Khoa Ngoại tổng quát Bệnh viện Quốc tế City chỉ định phẫu thuật cắt bỏ và sau 4 tiếng đã lấy ra đoạn đại trực tràng 20cm chứa 3 polyp kích thước 1 đến 3 cm.
Cách đây 6 năm, bà L. cũng từng cắt polyp dạ dày và một năm trở lại đây thường xuyên bị ợ chua nhưng mọi sinh hoạt, ăn uống bình thường nhưng cứ nghĩ bệnh dạ dày tái phát. Hai tháng gần đây sụt cân 3 kg, đại tiện ra máu, đi kiểm tra thì phát hiện đại trực tràng có khối u.
Đoạn 20 cm trực tràng bị cắt ra
Theo PGS-TS-BS Nguyễn Tấn Cường (bác sĩ phẫu thuật chính), ung thư đại trực tràng không còn là án tử và không còn là bức tranh ảm đạm nếu người bệnh tầm soát và điều trị sớm.
"Rất may bệnh nhân không chủ quan với sức khỏe, thăm khám định kỳ, phát hiện polyp ở giai đoạn sớm chưa phát triển thành ung thư nên sau phẫu thuật và điều trị, bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn. Nếu không phẫu thuật sớm, sau vài năm rất có thể các hạch đã di căn lúc này việc điều trị sẽ tốn kém và khó khăn hơn", BS Cường nhấn mạnh.
Nguyễn Thạnh
Theo nguoilaodong
Phẫu thuật cùng lúc 6 cơ quan trên bệnh nhân ung thư túi mật hiếm gặp Chiều 8-5-2020, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯCT) cho biết: Lần đầu tiên các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp bệnh viện phẫu thuật cùng lúc 6 cơ quan cho một bệnh nhân nữ ung thư túi mật hiếm gặp dạng tế bào gai. Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: BV cung cấp Bệnh nhân...