Nền kinh tế Trung Quốc đang mất đà, sự suy giảm có thể sẽ xảy ra
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang mất đà, và với một số rủi ro lớn trước măt, sự suy giảm có thể sẽ xảy ra. Dữ liệu được công bố ngày 18/10 cho thấy nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 6,5%.
Đây là một suy giảm nhẹ so với quý trước khi Trung Quốc tăng 6,7% – nhưng đây là mức thấp nhất kể từ quý đầu tiên của năm 2009, khi tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sau hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chỉ tăng 6,2%.
Hàng hóa được xếp tại cảng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 30/4/2018. Ảnh: EPA-EFE/TTXVN
Những chỉ số này lần đầu tiên được Chính phủ Trung Quốc công bố kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tấn công Trung Quốc với hai lần áp thuế trên hàng hóa trị giá 250 tỷ USD, điều sẽ làm tăng thêm trọng lượng cho suy nghĩ hiện tại là nền kinh tế Trung Quốc đang chịu áp lực từ cuộc chiến thương mại. Nên nhớ nền kinh tế Trung Quốc đã bị chậm lại trước khi cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh bắt đầu căng thẳng vào đầu năm nay. Sự châm lại là một quá trình chuyển đổi được quản lý – một quyết định mà Chính phủ Trung Quốc nói là vì cần tập trung vào chất lượng tăng trưởng chứ không phải số lượng.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng cuộc chiến thương mại đã thay đổi tình thế. Trong khi chỉ số tăng trưởng này không nhất thiết cho thấy cuộc chiến thương mại đã tác động đến Trung Quốc, điều gần như chắc chắn là cuôc chiến này còn gây cho nước này nhiều nhức nhối hơn nữa.
Chưa gây ra tác đông
Sau chuyến đi Bắc Kinh và Thượng Hải mới đây, ông Vinesh Motwani của cơ quan Silk Road Research nói rằng: “Qua thảo luân với những người liên hệ trong ngành, chúng tôi chưa thấy có tác động rõ rệt nào đến nhu cầu của người tiêu dùng. Thât ra, nếu chúng ta có thể thấy được điều gì thì đó là viêc môt số công ty đang hưởng lợi ngắn hạn từ cuộc chiến thương mại. Đó là bởi vì nhiều khách hàng Mỹ đang cố gắng mua thât nhiều hàng hóa từ Trung Quốc trước khi mức thuế mới có hiêu lực”.
Tuy nhiên, ông Motwani nói thêm: “Điều này có thể chỉ là một đốm sáng nhất thời vì về lâu về dài, triển vọng thât đen tối. Những điều mà mọi doanh nghiệp cùng đang lo lắng là sự bất ổn cuộc chiến thương mại mang đến. Nếu không có cuôc chiến này, các công ty Trung Quốc sẽ lạc quan hơn nhiều vào triển vọng cho năm 2019″.
Video đang HOT
Chế biến hải sản xuất khẩu tại nhà máy ở Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 5/7. AFP/TTXVN
Viễn ảnh đen tối này cũng đang được lặp lại bởi các dự báo kinh tế. Một số ngân hàng đầu tư, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Đơn vị Kinh tế Tình báo đã hạ thấp dự báo tăng trưởng của Trung Quốc xuống còn 6,2% vào năm 2019 do hâu quả của cuộc chiến thương mại. Tất cả những điều này xảy ra vào thời điểm mà các động cơ tăng trưởng kinh tế điển hình của Trung Quốc – đầu tư tài sản cố định, tiêu dùng và xuất khẩu – đang bị chậm lại.
Trung Quốc có thể làm gì? Ông Motwani cho biết Trung Quốc không muốn phải đối phó với một cuộc chiến thương mại vào thời điểm mà nước này đang phải tìm cách quản lý những rủi ro hệ thống trong nền kinh tế. Và có vẻ Trung Quốc không có nhiều lựa chọn. Các nhà hoạch định chính sách có lẽ sẽ không bơm nhiều gói kích thích lớn vào nền kinh tế theo cách họ đã làm sau năm 2008. Một phần là do quan điểm tập trung mới vào chất lượng tăng trưởng, chứ không chỉ là tăng trưởng.
Trung Quốc cảnh báo về chế tài trừng phạt của Mỹ
Vấn đề khác là Trung Quốc đã tăng mức nợ công môt cách bất thường – ước tính gần 300% của GDP – và đó là rủi ro chính mà nước này đang cố gắng quản lý. Điều này có nghĩa hiện nay Bắc Kinh đang phải chiến đấu ở hai mặt trận mà không có tất cả các kỵ binh thường có trong tay. Trung Quốc cũng đang chiến đấu với môt kẻ thù ngày càng khó lường và dễ chuyển biến, dưới hình thức một chính quyền Mỹ hung hãn. Tất cả những điều này không mang đến triển vọng tốt cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đây cáo buộc Trung Quốc làm mất giá đồng Nhân dân tệ (NDT) để giúp cho xuất khẩu cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, trong một động thái có thể giúp xoa dịu căng thẳng thương mại đang leo thang giữa hai nước, Bộ Tài chính Mỹ đã không tuyên bố chính thức cáo buôc trên trong báo cáo công bố hồi tuần trước.
Kiểm đồng Nhân dân tệ tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Tài chính Mỹ cho biết chính sách của Trung Quốc vẫn là “mối quan tâm đặc biệt”. Theo Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, trong một báo cáo công bố hai lần mỗi năm về chính sách ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ, sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh và sự suy yếu của đồng NDT tiếp tục đặt ra những thách thức lớn đối với mục tiêu “cân bằng thương mại”. Tuy nhiên, không thấy Bộ Tài chính Mỹ chỉ ra việc Trung Quốc đã trực tiếp can thiệp để làm suy yếu giá trị của đồng tiền.
Đồng NDT đã giảm xuống mức thấp nhất so với đồng USD kể từ tháng 1/2017. Tổng thống Trump lâp luân rằng tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã lấy mất việc làm của người dân nước này. Ông Trump đã ra lệnh áp gói thuế quan trị giá 250 tỷ USD lên hàng xuất khẩu Trung Quốc để cố gắng ngăn chặn thâm hụt ngày càng tăng của Mỹ với Trung Quốc. Trong lúc vân đông tranh cử giữa kỳ vào tháng 11 tới, ông Trump đã tuyên bố Trung Quốc đang theo đuổi chính sách phá giá đồng NDT.
Đồng USD đã tăng giá so với đồng NDT trong những tháng gần đây, làm nảy sinh suy đoán rằng báo cáo tháng này của Mỹ có thể bao gồm những tuyên bố chính thức về sự thao túng tiền tệ của Trung Quốc. Tuy nhiên, tại các cuộc họp mới đây của IMF ở Bali (Indonesia), Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Dịch Cương nói rằng Bắc Kinh sẽ không tham gia vào việc làm mất giá đồng tiền để cạnh tranh, hoặc sử dụng tỷ giá hối đoái như một “công cụ để đối phó với những mâu thuẫn thương mại”.
TTXVN/Báo Tin tức
TTCK tuần tới sẽ tiếp tục 'giằng co'
Sau phiên 'ngày thứ năm hoảng loạn' 11-10, TTCK Việt Nam trải qua trọn vẹn một tuần lễ giằng co và thận trọng cao độ. Tính chung cả tuần VN-Index ghi nhận 3/5 phiên giảm điểm, đánh mất thêm 1,2% điểm số so với cuối tuần trước.
Dù sao đi nữa, với mức "tụt dốc" gần 4% ở tuần trước đó thì kết quả của tuần này vẫn có thể xem đang tạo ra trạng thái ổn định và bớt hoảng loạn hơn. Tâm lý nhà đầu tư (NĐT) trong tuần rồi là cực kỳ thận trọng, thể hiện rõ qua việc thanh khoản sụt giảm mạnh đột ngột, ghi nhận tuần lễ có giá trị giao dịch thấp nhất trong 3 tháng trở lại đây.
Thanh khoản thấp trong tuần này không hẳn là yếu tố quá mức lo ngại khi phần nào cũng đang đang thể hiện sự bình tĩnh trong hành xử của phần đông NĐT, đặc biệt là bắt đầu từ phiên ngày thứ Ba của tuần này khi mà lượng hàng rất lớn được giao dịch trong hai phiên thứ Năm và Sáu của tuần trước về đến tài khoản NĐT.
Rõ ràng kỳ vọng sự "xông xáo" hoạt động mạnh của bên mua trong tuần rồi là điều gì đó khá xa xỉ trong bối cảnh hiện nay, thanh khoản thấp vì vậy lại là một điểm cộng nhỏ khi cho thấy bên bán không đến mức "bán bằng mọi giá" trong ngắn hạn.
Các yếu tố tiêu cực của chứng khoán thế giới tiếp tục là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến diễn biến không lạc quan tại TTCK Việt Nam.
Shanghai - chỉ số đại diện cho TTCK Trung Quốc đã phá đáy 4 năm trước viễn cảnh u ám về những hậu quả tiềm tàng dành cho nền kinh tế Trung Quốc khi nước này đang lâm vào cuộc chiến thương mại rất khốc liệt với Hoa Kỳ. Ở bờ bên kia của Thái Bình Dương, TTCK Hoa Kỳ dù không đến mức bi đát như Trung Quốc, cũng đã ghi nhận phiên giảm ngày 11-10 mạnh nhất từ tháng 2-2018 trở lại đây và diễn biến sau đó đến hiện tại chỉ cho thấy biểu hiện của sự "cầm máu" chứ không rõ ràng về việc kết thúc pha điều chỉnh.
Trong bối cảnh như vừa nêu, không quá khó hiểu khi chứng khoán toàn cầu vẫn phải trải qua một tuần lễ mà sắc đỏ tiếp tục là chủ đạo và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.
Ngoài rủi ro về căng thẳng thương mại Mỹ Trung có thể leo thang, một số yếu tố rủi ro khác cũng cần được NĐT rất quan tâm trong giai đoạn tới bao gồm lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ, sức mạnh của đồng đô la và nhân dân tệ.
Lợi tức trái phiếu 10 năm của Hoa Kỳ đã có bước nhảy vọt trong tuần rồi và có lúc vượt 3,2% trước khi kết thúc tuần thoái lùi nhẹ về dưới mức 3,2 %. Các lo ngại về việc Fed tiếp tục duy trì chích sách tăng lãi suất ở cường độ cao như hiện nay đang khiến cho lợi tức trái phiếu tăng nhanh và phần nào khiến mức độ hấp dẫn tại kênh đầu tư cổ phiếu giảm xuống, đây là một nguyên nhân đã được nhắc đến nhiều để lý giải cho việc giảm giá của thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ trong hơn một tuần qua.
Với diễn biến tiền tệ, nhân dân tệ cũng trải qua nữa đầu tuần rớt giá mạnh lên mức đỉnh điểm 6.94 (USD/CNY) trước khi hồi phục dần trong nửa cuối tuần để đóng cửa tại 6,92. Dù sao đi nữa, giá trị này cũng đang ở gần ngưỡng tâm lý quan trọng 7,0 và nếu nhân dân tệ vượt qua mốc tâm lý này sẽ có thể kích hoạt một đợt suy giảm nghiêm trọng hơn , điều này sẽ tạo ra thêm rất nhiều khó khăn cho TTCK Trung Quốc trong bối cảnh niềm tin NĐT đang bị bào mòn rất nhanh khi chỉ số liên tục tạo đáy mới.
Trở lại với các diễn biến trong nước, điểm cộng quan trọng dành cho TTCK Việt Nam là có vẻ như ngoài một bức tranh khá ảm đạm về tình hình bên ngoài, nội tại của thị trường lại đang cho thấy nhiều nét khởi sắc.
Điểm cộng đầu tiên đến từ hành xử của khối ngoại, đối mặt với diễn biến mất điểm của thị trường, đã không nhận thấy việc khối ngoại có những hành xử tiêu cực tại TTCK Việt Nam. Dù vẫn ghi nhận bán ròng nhẹ 132 tỉ đồng cho cả tuần (tại HSX), con số này đã giảm rất nhiều so với kết quả bán ròng 580 tỉ đồng ở tuần trước đó và đa phần giá trị bán có lẽ xuất phát từ một số quỹ đầu tư thụ động (ETF) với cơ chế tương đối đặc thù. Việc không nhận thấy sự "mất bình tĩnh" từ nhóm NĐT nước ngoài là tiền đề quan trọng đầu tiên để kỳ vọng vào một kịch bản "không quá tệ" dành cho thị trường trong ngắn hạn.
Trong tuần qua nền kinh tế Việt Nam cũng đón nhận thêm thông tin tích cực khi ngày 17-10, Ủy ban châu Âu đã thông qua việc đệ trình Hiệp định Tự do Thương mại và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư với Việt Nam, chuẩn bị cho việc ký kết và hoàn tất tiến trình. EVFTA cam kết xóa bỏ trên 99% thuế quan với hàng hóa giao thương giữa Việt Nam và Liên minh châu ÂU (EU) và được kỳ vọng khi đi vào thực hiện sẽ tạo ra cú hích quan trọng cho nền kinh tế.
Sau EVFTA, Hiệp định CPTPP nhiều khả năng sẽ được Việt Nam phê chuẩn ngay trong tháng 10 để tiếp tục khai mở thêm các tiềm năng mới. Cả hai hiệp định đều là những cột mốc rất quan trọng để đặt kỳ vọng vào khả năng tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao dành cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Trở lại với tình hình các doanh nghiệp trên sàn, mùa báo cáo quí 3 đang bước vào giai đoạn cao điểm và các số liệu công bố đang dần cho thấy một bức tranh sáng màu tiếp tục được duy trì khi hầu hết các doanh nghiệp niêm yết đều ghi nhận sự tích cực trong số liệu báo cáo. Khi sức mạnh nội tại của doanh nghiệp và nền kinh tế được đảm bảo ở một mức độ nào đó, rõ ràng có quyền kỳ vọng "sức đề kháng" dành cho TTCK Việt Nam sẽ đủ mạnh trước những khó khăn của thị trường thế giới.
Ngắn hạn với tuần giao dịch tiếp theo, người viết nghiêng nhiều hơn về khả năng quá trình giằng co sẽ vẫn còn tiếp diễn trong nửa đầu tuần và nếu VN-Index thành công ổn định trên vùng 950 điểm, khả năng sẽ có thể có một đợt hồi phục kỹ thuật trở lại vùng 980-990 điểm.
Minh Khôi
Theo baomoi.com
Giá dầu thế giới 15/10: Căng thẳng Mỹ - Saudi Arabia đẩy giá dầu tăng mạnh Giá dầu thế giới 15/10 tăng mạnh do lo ngại căng thẳng Mỹ - Saudi Arabia xung quanh vụ việc nhà báo Khashoggi biến mất có thể dẫn đến một lệnh trừng phạt của Mỹ với Saudi Arabia. Ảnh minh họa Đầu giờ ngày 15/10, ghi nhận trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2018 đứng...