Nền kinh tế số 1 thế giới sẽ suy thoái vào cuối 2020?
Các nhà lãnh đạo DN Mỹ ngày càng lo lắng rằng nước này sẽ bước vào thời kỳ suy thoái vào cuối năm tới, mà nỗi sợ chính của họ là chính sách bảo hộ thương mại.
Ảnh minh họa.
Đây là phát hiện của một báo cáo được phát hành hôm 3/6 bởi Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia (NABE). Theo CNN, cuộc khảo sát, dựa trên phản hồi của 53 nhà kinh tế, là một sự đo lường hàng đầu về cộng đồng DN quốc gia đang được đánh giá là sở hữu nền kinh tế hàng đầu hiện nay.
Báo cáo được đưa ra khi Washington có dấu hiệu đẩy mạnh cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, đồng thời theo đuổi các đối tác thương mại lớn khác, bao gồm Mexico và Ấn Độ.
Nguy cơ xảy ra suy thoái sớm hiện vẫn còn thấp nhưng sẽ được cho là sẽ “tăng nhanh” vào năm tới. Những người được hỏi trong cuộc khảo sát cho biết nguy cơ suy thoái bắt đầu vào năm 2019 chỉ là 15% nhưng sẽ là 60% vào cuối năm 2020. Khoảng 1/3 số người được hỏi dự báo suy thoái sẽ bắt đầu vào tầm nửa năm tới.
Video đang HOT
Theo khảo sát, dự báo trung bình cho GDP quý cuối năm 2020 của Mỹ là 1,9% – một sự sụt giảm lớn so với ước tính gần đây nhất về tăng trưởng kinh tế hiện tại là 3,1% trong 3 tháng đầu năm 2019.
Mỹ có lẽ đang ở đâu đó trong ngưỡng cuối của một giai đoạn tăng trưởng kinh tế hoành tráng bắt đầu từ năm 2009, trong đó sự phối hợp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Quốc hội và chính quyền Obama được cho là đã kéo đất nước khỏi cuộc Đại suy thoái 2008.
Tổng thống đương nhiệm Donald Trump, người lãnh đạo nền kinh tế Mỹ từ năm 2017, đã ráo riết cố gắng sắp xếp lại vị thế của Mỹ trong thương mại toàn cầu, bao gồm cả các “trận chiến” nổi bật với Trung Quốc và châu Âu, hay mới đây là đe dọa thuế quan đối với Mexico về vấn đề nhập cư bất hợp pháp, và với Ấn Độ về việc tiếp cận thị trường của nước này.
Những con số đáng chú ý khác từ NABE:
- 56% số người được hỏi cho rằng chính sách thương mại ngày càng bảo hộ là rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế Mỹ năm 2019. Bên cạnh đó, 88% chỉ ra chính sách thương mại của Mỹ và sự trả đũa của các quốc gia khác chính là lý do khiến họ hạ dự báo tăng trưởng GDP.
- 14% tin rằng sự sụt giảm “đáng kể” trên thị trường chứng khoán và 10% cảm thấy sự chậm lại trong tăng trưởng toàn cầu, là những rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế Mỹ.
- Chi tiêu kinh doanh Mỹ sẽ không quá nổi bật trong năm nay sau khi tăng trưởng mạnh 6,9% trong năm 2018.
Theo kinhtedothi.vn
Tuần giao dịch ảm đạm của thị trường vàng trong nước
Mặc dù có thời điểm giá vàng trong tuần "chạm nóc" kể từ đầu tháng 5 đến nay, song với các phiên giao dịch trầm lắng sau đó đã khiến thị trường vàng trong nước chứng kiến tuần giao dịch khá ảm đạm.
Thị trường vàng trong nước ghi nhận tuần giao dịch khá ảm đạm. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Cụ thể, trong phiên giao dịch đầu tuần 13/5, giá vàng trong nước giao dịch ở mức 36,23 - 36,42 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Phiên này, giá vàng có khuynh hướng giảm và nhu cầu bán vàng ra được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.
Đến phiên 14/5, hưởng lợi từ đà tăng của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước bất ngờ tăng mạnh khoảng 170 nghìn đồng/lượng lên mức 36,40 - 36,59 triệu đồng/lượng, mức cao nhất của gần 1 tháng qua. Trong phiên, nhà đầu tư đã tranh thủ mức giá cao để bán hàng ra chốt lời, trong khi chỉ có số ít nhà đầu tư mua vào theo nhu cầu với số lượng nhỏ lẻ.
Những phiên sau đó, giá vàng có xu hướng giảm dần, thị trường trong nước không ghi nhận được những luồng gió mới, sự trầm lắng diễn ra tại hầu hết các phiên. Đến phiên cuối tuần (18/5), giá vàng giao dịch ở mức 36,26 - 36,45 triệu đồng/lượng. Như vậy, tuần qua giá vàng được điều chỉnh tăng 30 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI cho hay, vàng trong nước vẫn đi theo diễn biến của vàng thế giới và nhiều nhà đầu tư trong nước vẫn chờ đợi thêm những tín hiệu từ thị trường thế giới để xác định xu hướng tiếp theo của giá vàng.
Trên thị trường thế giới, hai phiên đi xuống liên tiếp vào cuối tuần này đã khiến thị trường vàng chứng kiến tuần giao dịch ảm đạm, giữa lúc nền kinh tế Mỹ đón nhận thêm các tín hiệu lạc quan và đồng USD tăng nhẹ.
Theo giới phân tích, các nhà đầu tư vàng sẽ phải cân nhắc tác động đối với nhu cầu vàng giao ngay từ Trung Quốc nếu Mỹ và Trung Quốc không đạt được thỏa thuận thương mại, trong khi mức thuế cao đánh vào hàng hóa Trung Quốc cũng sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng Mỹ, qua đó gây thêm sức ép lên nhu cầu vàng.
Thực tế cho thấy, vàng đã giảm 0,7% trong tuần giao dịch vừa qua và ghi dấu tuần giảm giá mạnh nhất kể từ ngày 19/4.
Thùy Linh
Theo baotintuc.vn
Giá dầu thế giới 29/4: Xuất hiện nhân tố hỗ trợ, giá dầu tạm thời ổn định Thông tin tăng trưởng kinh tế Mỹ vượt xa dự báo đã ghìm chân giá dầu thế giới, chấm dứt đà lao dốc sau tuyên thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi cho OPEC yêu cầu phải giảm được giá dầu xuống. Ảnh minh hoạ Theo ghi nhận, tính đến đầu giờ sáng 29/4, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York...