Nền kinh tế lớn nhất EU chuẩn bị gói cứu trợ năng lượng khổng lồ
Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu) – sẽ khai thác nguồn quỹ cứu trợ COVID-19 để hỗ trợ các công ty điện trong nước trước tình hình nguồn cung nhiên liệu gặp khó khăn.
Nhật báo Handelsblatt ngày 13/9 trích dẫn các nguồn thạo tin cho biết Chính phủ Đức đang có kế hoạch phân bổ 67 tỷ euro để hỗ trợ tài chính cho các công ty năng lượng trong nước bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt nguồn cung, do nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga giảm mạnh.
Gói trợ cấp tài chính khổng lồ trên sẽ giúp KfW – ngân hàng đầu tư và phát triển thuộc sở hữu nhà nước của Đức – cung cấp bảo lãnh và hỗ trợ thanh khoản cho các công ty năng lượng địa phương. Các khoản tiền này sẽ được chuyển từ WSF (Quỹ Bình ổn Kinh tế), được thành lập để ứng phó với đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
Các nguồn tin cho hay: “Do giá cả tăng lên, chính phủ liên bang và KfW cần phải hành động tức thì”.
Giá khí đốt trên toàn Liên minh châu Âu (EU) đã tăng mạnh trong những tháng gần đây do ảnh hưởng từ cuộc xung đột ở Ukraine, cũng như là quyết định cắt giảm nguồn cung của Nga. Các nhà lãnh đạo EU trước đó đã công bố kế hoạch giảm tiêu thụ khí đốt bằng 15% từ ngày 1/8 đến hết tháng 3/2023.
Các quốc gia thành viên có toàn quyền quyết định đối với những biện pháp cụ thể cần áp dụng để đạt được mục tiêu đó.
Handelsblatt trích một báo cáo nội bộ cho biết: “Bộ Kinh tế Liên bang đã nhận được nhiều đơn xin làm cầu nối thanh khoản từ các công ty trong lĩnh vực cung cấp năng lượng và khí đốt”.
Đầu tháng này, nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Đức, Uniper, đã yêu cầu chính phủ viện trợ thêm nhằm giảm bớt thiệt hại tài chính, trong bối cảnh tập đoàn đang nỗ lực thay thế khí đốt tự nhiên của Nga bằng cách mua khí đốt trên thị trường giao ngay.
LHQ kêu gọi các bên tại Yemen tiếp tục tuân thủ lệnh ngừng bắn
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 12/9 nhấn mạnh lệnh ngừng bắn ở Yemen đang có những tác động tích cực đối với nước này cũng như người dân Yemen, đồng thời kêu gọi các bên xung đột tại nước này tiếp tục tuân thủ lệnh ngừng bắn do LHQ bảo trợ.
Người dân nhận hàng cứu trợ tại một trại tị nạn ở thành phố Hodeidah, Yemen ngày 31/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo HĐBA LHQ, kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn được thực thi, con số thương vong trong cuộc xung đột ở Yemen đã giảm 60% và số tàu chở nhiên liệu cập cảng Hodeidah của nước này tăng 4 lần.
Bên cạnh đó, việc nối lại các chuyến bay thương mại đến và đi từ Sân bay quốc tế Sanaa đã tạo điều kiện cho 21.000 lượt hành khách được đi điều trị bệnh hoặc đoàn tụ với gia đình. HĐBA LHQ đã kêu gọi nhóm vũ trang Houthi và liên quân Arab do Saudi Arabia dẫn đầu khẩn trương tăng cường các cuộc đàm phán dưới sự bảo trợ của LHQ nhằm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn mở rộng, với mục tiêu hướng tới lệnh ngừng bắn lâu dài.
HĐBA LHQ cũng hối thúc các phe phái đối địch tại Yemen tham gia vào các nỗ lực của Đặc phái viên LHQ về Yemen trên tất cả các khía cạnh đàm phán, cũng như phối hợp với LHQ để thực các biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính tại quốc gia Trung Đông này.
HĐBA LHQ hoan nghênh các biện pháp đặc biệt mà Chính phủ Yemen thực hiện nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu nhiên liệu ở các khu vực do lực lượng Houthi kiểm soát, cũng như phản đối các vụ tấn công gần đây của nhóm Houthi nhằm vào thành phố Taiz vì đây là hành động vi phạm thỏa thuận ngừng bắn.
Các thành viên HĐBA LHQ cũng kêu gọi cả hai bên tiếp tục tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn và tôn trọng quyền con người, trong đó có việc bảo vệ dân thường; kêu gọi các bên xung đột tại Yemen hợp tác với Đặc phái viên của LHQ để đạt được một giải pháp chính trị bao trùm và toàn diện dựa trên các tham chiếu đã được thống nhất, dưới sự bảo trợ của LHQ.
Trước đó, ngày 5/9, Đặc phái viên của LHQ về Yemen Hans Grundberg đã đến Iran để thảo luận về việc mở rộng thỏa thuận ngừng bắn mong manh ở nước này, sau khi lực lượng Houthi không ngừng mở rộng hoạt động quân sự trong nhiều tuần qua.
Yemen rơi vào tình trạng nội chiến kể từ năm 2014 khi lực lượng Houthi chiếm giữ một số tỉnh ở miền Bắc nước này, buộc Chính phủ của Tổng thống Abd-Rabbu Mansour Hadi được quốc tế công nhận phải rời khỏi thủ đô Sanaa. Năm 2015, liên quân Arab do Saudi Arabia đứng đầu đã can thiệp vào Yemen để hỗ trợ chính quyền Tổng thống Hadi.
Hình ảnh đại hồng thủy nhấn chìm 1/3 lãnh thổ Pakistan, 500.000 người 'màn trời chiếu đất' Trận đại hồng thủy nhấn chìm 1/3 lãnh thổ Pakistan đã khiến ít nhất 1.130 người thiệt mạng và gần 500.000 người đang phải sống trong các khu trại tị nạn. Những trận mưa hoành hành ở Pakistan kể từ giữa tháng 6 đã ngừng trong tuần này và lũ lụt ở một số khu vực đang rút dần. Nhưng người dân Pakistan...