Nền kinh tế lớn nhất châu Âu suy thoái nhẹ, trụ cột quan trọng bị kìm hãm
Báo cáo thống kê sơ bộ của Cơ quan thống kê liên bang Đức (Destatis) cho biết, trong năm 2023, nền kinh tế rơi vào suy thoái nhẹ.
Nền kinh tế số một châu Âu lại đối mặt với suy thoái. (Nguồn: AP)
Số liệu của Destatis cho thấy, năm 2023, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức đã giảm 0,3% so với năm 2022. Như vậy, sau năm đầu tiên đại dịch Covid-19 bùng phát (năm 2020), đây là lần suy giảm thứ hai của nền kinh tế Đức trong thập kỷ này.
Tỷ lệ lạm phát cao, lãi suất tăng và nền kinh tế toàn cầu suy yếu là những nguyên nhân chính khiến kinh tế Đức suy giảm.
Lạm phát cao làm giảm sức mua của các hộ gia đình tư nhân, do đó kìm hãm tiêu dùng – một trụ cột quan trọng của nền kinh tế “đầu tàu” châu Âu.
Để chống lại lạm phát cao, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã nhiều lần tăng lãi suất, đưa mức lãi suất lên cao nhất trong lịch sử. Điều này ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là ngành xây dựng. Nhu cầu mua nhà của người dân Đức sụt giảm mạnh do chi phí tài chính đắt đỏ.
Trong khi đó, các nhà xuất khẩu của Đức lại bị ảnh hưởng lớn do nền kinh tế toàn cầu yếu. Nhu cầu của thế giới về hàng hóa giảm, gây áp lực lớn đối với các nhà sản xuất nước này.
Bên cạnh đó, các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Đức, đặc biệt là Trung Quốc, đã phải vật lộn với những khó khăn lớn. Kết quả là nhập khẩu của nền kinh tế lớn nhất châu Âu giảm 3,0% và xuất khẩu giảm 1,8% trong năm ngoái.
Thêm nữa còn có những bất ổn địa chính trị dai dẳng, từ xung đột tại Ukraine, Trung Đông đến các căng thẳng khác. Những bất ổn này đã và đang tiếp tục đe dọa chuỗi cung ứng, đặc biệt là tuyến đường biển quan trọng qua Biển Đỏ.
Chuyên gia kinh tế Laura Pagenhardt tại Viện Nghiên cứu kinh tế Đức (DIW) nhận định, nhiều doanh nghiệp Đức đang gặp khó khăn lớn và đang trì hoãn các kế hoạch đầu tư mới. Điều này có thể thấy rõ qua số liệu đầu tư yếu, đặc biệt là trong năm mới 2024.
Video đang HOT
Cũng theo Destatis, năm 2023 cũng là năm rất khó khăn với ngân sách liên bang. Chi phí lãi vay cao hơn, các khoản viện trợ năng lượng lớn và nhiều khoản chi khác đã đẩy mức thâm hụt ngân sách vào tình trạng “báo động đỏ”.
Theo đánh giá sơ bộ, bội chi ngân sách của Đức đã tăng 82,7 tỷ Euro, tương ứng với mức thâm hụt 2,0% GDP.
Những yếu tố tạo nên sức mạnh tài chính của Israel
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Israel đã tăng lên 501 tỷ USD vào năm ngoái và ước tính sẽ đạt 611 tỷ USD vào năm 2026.
Quốc gia này hiện được coi là nền kinh tế lớn thứ 29 thế giới tính theo GDP. Vậy những yếu tố nào đã tạo nên sức mạnh tài chính của Israel? Mỹ, Israel nhất trí tiếp tục nỗ lực giải cứu con tin Israel không kích Syria khiến sân bay Damascus ngừng hoạt động Quân đội Israel tuyên bố nối lại tấn công sau ngừng bắn Giải pháp hai nhà nước trở lại bàn đàm phán nhằm chấm dứt xung đột Israel-Palestine .
Theo cơ sở dữ liệu Triển vọng Kinh tế Thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thu nhập bình quân đầu người của Israel hiện ở mức 58.273 USD, cao thứ hai ở Trung Đông, chỉ sau Qatar (83.890 USD). Đây là bước nhảy vọt so với những năm 1980, khi quốc gia này phải hứng chịu loạt khó khăn kinh tế - bao gồm siêu lạm phát, phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu và thu nhập bình quân đầu người chỉ ở mức khoảng 6.600 USD.
Nhiều nguồn tin cho rằng sức mạnh tài chính hiện tại của Israel là nhờ một loạt yếu tố quan trọng, gồm những khoản viện trợ lớn từ Mỹ, các biện pháp phù hợp sau cuộc khủng hoảng kinh tế đầu những năm 1980, đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển, xuất khẩu công nghệ cao và ngành du lịch thịnh vượng.
Viện trợ từ Mỹ
Washington đã đưa ra cam kết hỗ trợ Tel Aviv từ ngày 14/5/1948, khi Mỹ là quốc gia đầu tiên công nhận Israel là quốc gia độc lập.
Theo các nguồn tin mở, kể từ đó, Mỹ đã cung cấp cho Israel hơn 260 tỷ USD viện trợ quân sự và kinh tế kết hợp, đồng thời đóng góp thêm khoảng 10 tỷ USD cho các hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel như Vòm Sắt (Iron Dome).
Năm 2016, Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama đã ký thỏa thuận về gói viện trợ quân sự tổng trị giá 38 tỷ USD cho Israel từ năm 2017 đến năm 2028.
Động lực thúc đẩy Mỹ viện trợ lớn cho Israel có thể xuất phát từ loạt yếu tố, bao gồm cả các nghĩa vụ lịch sử của Mỹ kể từ thời điểm hỗ trợ thành lập nhà nước Do Thái vào năm 1948. Ngoài ra, Mỹ cũng coi Israel là một đồng minh quan trọng ở Trung Đông, quốc gia có chung mục tiêu và cam kết chung về những giá trị dân chủ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong cuộc họp tại Tel Aviv ngày 18/10. Ảnh: AFP
Theo Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, viện trợ nước ngoài của Mỹ là yếu tố chính trong nỗ lực bồi đắp và củng cố mối quan hệ Tel Aviv - Washington. Giới chức và nhiều nhà lập pháp Mỹ từ lâu đã coi Israel là một đối tác quan trọng trong khu vực.
Ngược lại, cơ quan hỗ trợ nước ngoài của Chính phủ Mỹ cho biết viện trợ của Mỹ giúp đảm bảo rằng Israel duy trì Lợi thế Quân sự Định tính (QME) trước các mối đe dọa tiềm tàng trong khu vực. Cơ quan này nói thêm rằng mục tiêu là đảm bảo rằng Israel đủ an toàn để thực hiện các động thái lịch sử cần thiết nhằm đạt được thỏa thuận hòa bình với người Palestine và vì hòa bình toàn diện trong khu vực.
Biến khủng hoảng thành cơ hội
Trong cuộc phỏng vấn với tờ báo của Ấn Độ, Giáo sư Tomer Fadlon tại Đại học Tel Aviv, chỉ ra rằng lịch sử của Israel phản ánh câu chuyện thành công của một quốc gia phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tài nguyên nghiêm trọng.
"Chính sự khan hiếm đó cùng cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến chúng tôi phải tìm kiếm những điều tốt đẹp hơn và hơn thế nữa, đồng thời tìm kiếm những con đường để phát triển. Tài nguyên khan hiếm khiến chúng tôi làm việc chăm chỉ hơn và điều đó tạo thành tất cả những thành tựu kinh tế sau đó", ông nhấn mạnh.
Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển
Theo Giáo sư Fadlon, tự do hóa nền kinh tế Israel vào năm 1985 là một phần của nỗ lực cải cách kinh tế, diễn ra sau cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước này những năm trước, khi Chính phủ Israel chi tiêu rất nhiều cho quốc phòng. Theo ông, một trong những kết quả tích cực của quá trình tự do hóa kinh tế là việc Israel thúc đẩy đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
"Israel đã mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Chi tiêu của chính phủ cho an ninh và quốc phòng giảm từ khoảng 25% GDP xuống còn khoảng 5-6%", ông Fadlon chỉ ra.
Ông cho biết vào đầu những năm 1990, Israel bắt đầu chi nhiều cho nghiên cứu và phát triển. Do đó, tỷ lệ chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển trong GDP đã tăng lên đáng kể lên 5%, tạo ra khoảng cách lớn giữa Israel và các nước khác.
Theo ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tính đến năm 2021, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của Israel đã tăng lên 5,6% GDP, cao nhất thế giới, tiếp theo là Hàn Quốc- ở mức 4,9% và Đài Loan (Trung Quốc) - ở mức 3,8%.
"Chúng tôi thật may mắn vì đã đầu tư vào nghiên cứu trước những quốc gia khác và vào thời điểm công nghệ thông tin bùng nổ, chúng tôi đã đạt được lợi thế vượt trội", ông nói.
Xuất khẩu công nghệ cao
Một số chuyên gia cho rằng thu nhập bình quân đầu người của Israel tăng lên sau năm 2006 là nhờ xuất khẩu khối lượng lớn công nghệ chất lượng cao ở thời điểm đó.
UN Comtrade (kho lưu trữ số liệu thống kê thương mại toàn cầu) định nghĩa xuất khẩu công nghệ cao là các sản phẩm có cường độ đầu tư và phát triển cao - như trong ngành hàng không vũ trụ, máy tính, dược phẩm, dụng cụ khoa học và máy móc điện.
Theo dữ liệu của UN Comtrade, xuất khẩu công nghệ cao của Israel trị giá 3,12 tỷ USD trong năm 2007. Những năm tiếp theo, con số này cũng tăng dần. Vào năm 2021, Tel Aviv đã xuất khẩu lượng công nghệ cao trị giá 17 tỷ USD, chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chế tạo của nước này. Các mặt hàng xuất khẩu khác của Tel Aviv gồm kim cương cắt, dầu mỏ tinh chế, nông sản, hóa chất, dệt may.
Dữ liệu của Cơ quan Đổi mới Israel chỉ ra rằng quốc gia này đứng đầu thế giới về tỷ lệ GDP từ các ngành công nghệ cao (15%) và tỷ lệ lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghệ cao (10%).
Du lịch
Du khách Pháp nhìn về phía khu nhà thờ Hồi giáo Al Aqsa từ Núi Oliu ở Jerusalem. Ảnh: AP
Theo thống kê chính thức, du lịch vẫn là một trong những nguồn thu nhập chính của Israel, với doanh thu dự kiến đạt tổng cộng 3,48 triệu USD trước cuối năm nay. Con số này sẽ tăng lên 4,45 triệu USD vào năm 2027.
Theo các nguồn tin của Israel, nước này đã đón 2,5 triệu lượt khách du lịch vào năm 2023. Năm 2019, Israel đã chứng kiến lượng khách du lịch lớn nhất với 4,9 triệu lượt khách.
Trong khi đó, Công ty xếp hạng S&P Global tuyên bố rằng việc tạm ngừng hoạt động du lịch quốc tế ở Israel do cuộc xung đột vũ trang hiện tại giữa nước này với nhóm Hamas của Palestine có thể gây tác động đến nền kinh tế của nhà nước Do Thái.
IMF: Đức sẽ vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới trong năm nay Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa công bố Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu, trong đó dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa của Đức năm 2023 sẽ vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Dây chuyền lắp ráp xe ô tô của Hãng Porsche ở Stuttgart, miền Nam Đức. Ảnh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Switch 2 có thể sẽ mất tính năng đồng bộ hình ảnh khi chơi trên TV

Mỹ đề xuất cơ chế giám sát ngừng bắn tại Ukraine

Nga kiểm soát tuyến đường huyết mạch ở Sumy

Bốn nguyên nhân chính khiến giới nhà giàu Mỹ đổ xô mở tài khoản ngân hàng tại châu Âu

Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản thông báo kết quả đàm phán với Mỹ

Nam thanh niên Ấn Độ nguy kịch vì bị bạn gái cắt "của quý" sau mâu thuẫn tình cảm

'Khoảng lặng' ở Ukraine báo hiệu chiến dịch Xuân Hè khốc liệt, có thể định đoạt cuộc chiến

Tổng thống Trump: Mỹ đang có 'cuộc nói chuyện rất tốt' với Trung Quốc

Cháy thuyền ở CHDC Congo: Ít nhất 148 người thiệt mạng

Nga, Ukraine tiếp tục trao đổi tù binh

Houthi tuyên bố tấn công 2 tàu sân bay Mỹ và mục tiêu quân sự ở Israel

Người vô gia cư Mỹ trúng số 1 triệu USD
Có thể bạn quan tâm

Klopp phản ứng trước cơ hội dẫn dắt Real Madrid
Sao thể thao
17:49:01 19/04/2025
Khởi tố 3 bị can thu lợi bất chính hơn 13 tỷ đồng từ khai thác đất lậu
Pháp luật
17:01:48 19/04/2025
Phim cổ trang mới chiếu 1 tập đã phá kỷ lục rating 2025, nữ chính băng thanh ngọc khiết đẹp quá mức chịu đựng
Phim châu á
17:00:36 19/04/2025
Microsoft bổ sung khả năng tự động hóa quy trình cho AI trên Copilot Studio
Thế giới số
16:55:18 19/04/2025
Quốc tịch Mỹ khiến Lưu Diệc Phi lao đao khi hoạt động tại Trung Quốc
Hậu trường phim
16:39:36 19/04/2025
HÓNG: Thuý Ngân đang mang thai?
Sao việt
16:26:30 19/04/2025
Các thuốc gây phù chân, xử trí như thế nào?
Sức khỏe
16:12:03 19/04/2025
Double2T sau "Rap Việt": Mang nhiều tiền về cho mẹ, đắt show vẫn ở nhà thuê
Nhạc việt
15:11:03 19/04/2025
100 năm nữa, đây vẫn là bức ảnh "chuẩn mực" về cách dạy con: Cần gì báo đáp của ngon vật lạ, thế này là đủ rồi
Netizen
15:01:26 19/04/2025
Cặp vợ chồng trẻ bỏ 1,75 tỷ đồng về quê xây ngôi nhà sân vườn rộng 370m: Dân thành phố nhìn mà mê mẩn
Sáng tạo
14:58:46 19/04/2025