Nền kinh tế lớn nhất châu Âu khó tránh khỏi suy thoái
Các nhà phân tích cho rằng gói hỗ trợ tài chính mới trị giá 65 tỷ euro do Berlin thông qua để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ không giúp nền kinh tế lớn nhất châu Âu tránh khỏi cuộc suy thoái đang cận kề.
Theo hãng tin Bloomberg, gói hỗ trợ lần này lớn hơn so với 2 gói trước, bao gồm các khoản thanh toán một lần cho những đối tượng dễ bị tổn thương nhất – như các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn, sinh viên, người hưu trí và giới hạn giá điện.
Nhà kinh tế Carsten Brzeski của Ngân hàng ING bình luận: “Mặc dù gói hỗ trợ mới được công bố sẽ thực sự hỗ trợ những người có tài chính yêu hơn, nhưng có những nghi ngại cho rằng gói hỗ trợ này thực sự là để bù đắp hoàn toàn tác động từ các hóa đơn năng lượng cao hơn”. Chuyên gia này cũng không chắc gói cứu trợ này sẽ phát huy tác dụng đầy đủ trong năm 2022. Ông cho rằng gói này có thể không đủ để ngăn chặn nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Trong khi đó, nhà kinh tế Joerg Kraemer của Commerzbank cảnh báo gói cứu trợ được công bố tạo ra nhận thức rằng phần lớn dân số có thể được hỗ trợ khỏi tác động của giá năng lượng tăng. Ông nói thêm cách tiếp cận của Berlin, kết hợp với năng lực sản xuất tối đa, có thể thúc đẩy giá tiêu dùng vốn đã tăng cao.
Theo ước tính tổng thể của Greg Fuzesi, chiến lược gia của JPMorgan Chase, việc giảm 10 tỷ euro hóa đơn điện gia đình dự kiến giúp giảm giảm lạm phát toàn phần xuống 0,6%. Ông Fuzesi nói: “Có quá nhiều câu hỏi tại thời điểm này về tác động chính xác đối với lạm phát, bao gồm cả về thời gian”. Ông cũng chỉ ra những rủi ro mới có thể đang hình thành do do động thái ngừng cung cấp khí đốt của Nga qua đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream 1).
Ngày 2/9, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã tuyên bố đóng cửa vô thời hạn đường ống Nord Stream 1 dẫn khí đốt từ Nga tới Đức, với lý do gặp sự cố kỹ thuật. Động thái này có ảnh hưởng lớn đến Berlins.
Video đang HOT
Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu – là quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào năng lượng Nga. Mối quan hệ đối đầu với Nga đã buộc Đức phải tìm nguồn cung khác và thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong nước. Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định Đức sẽ vượt qua mùa đông khắc nghiệt này và cho biết Nga “không còn là đối tác năng lượng đáng tin cậy nữa”.
Với gói hỗ trợ mới nhất, khoảng 9.000 doanh nghiệp thâm dụng năng lượng sẽ được giảm thuế với tổng giá trị lên đến 1,7 tỷ euro. Ngoài ra, theo ông Scholz, một khoản thuế đánh vào lợi nhuận của các công ty năng lượng cũng sẽ được sử dụng nhằm giảm hóa đơn năng lượng cho người dân.
Gói hỗ trợ mới nhất này đã nâng tổng số tiền cứu trợ mà Đức đã chi cho cuộc khủng hoảng năng lượng lên đến 100 tỷ euro, thấp hơn so với gói cứu trợ 300 tỷ euro mà nước này đã tung ra để giữ cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu trụ vững trong đại dịch Covid-19.
Trong động thái mới nhất, Đức cũng đã quyết định tạm dừng việc loại bỏ nhà máy điện hạt nhân Neckarwestheim và Isar 2. Theo đó, các nhà máy này sẽ duy trì hoạt động đến giữa tháng 4/2023 và được đặt trong này trong “trạng thái chờ” nhằm đề phòng nguy cơ xảy ra khủng hoảng năng lượng. Trước đó, Đức có kế hoạch loại bỏ toàn bộ các nhà máy hạt nhân của mình vào ngày 31/12 tới.
Kịch bản suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng hiện rõ
Lãi suất liên tiếp được nâng lên, lạm phát tăng "nóng" và cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài đang dẫn đến niềm tin cho rằng nền kinh tế thế giới gần như đang chắc chắn hướng tới vực suy thoái.
Người dân mua hàng tại siêu thị ở Washington, D.C., Mỹ, ngày 13/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Suy thoái kinh tế là kịch bản mà Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde đã thừa nhận có thể xảy ra mặc dù cả hai đều không coi đó là một viễn cảnh chính xác.
Tuy nhiên, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đã bác bỏ quan điểm này. Paul O'Connor, người đứng đầu bộ phận quản lý tài sản tại tập đoàn Janus Henderson, lưu ý rằng kể từ năm 1955, nền kinh tế Mỹ luôn trải qua suy thoái trong vòng hai năm mỗi khi lạm phát hàng quý leo lên mức trên 4% và tỷ lệ thất nghiệp dưới 5%, tương tự với tình hình hiện tại.
Trong tuần này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đưa ra cảnh báo rằng lạm phát và xung đột Nga - Ukraine có thể đẩy kinh tế thế giới đến bờ vực suy thoái.
Dưới đây là một số chỉ báo về nguy cơ suy thoái kinh tế:
1. Đường cong lợi suất
Đường cong lợi suất của trái phiếu Chính phủ Mỹ từng có "thành tích" trong việc dự đoán các cuộc suy thoái, đặc biệt khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm tăng vượt lợi suất kỳ hạn 10 năm. Đường cong lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm/ kỳ hạn 10 năm đã đảo ngược trước mỗi đợt suy thoái trong 10 cuộc suy thoái gần nhất của Mỹ. Khoảng cách lợi suất giữa hai loại kỳ hạn trái phiếu là khoảng -20 điểm cơ bản và gần đây đã bị đảo ngược nhiều nhất kể từ năm 2000. Các ngân hàng trung ương đang đẩy mạnh tăng lãi suất. Tuần trước, Fed vừa đưa ra mức tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm nhằm kiềm chế mức lạm phát cao nhất hơn 40 năm, ở mức 9,1% trong tháng 6/2022.
2. Khủng hoảng năng lượng
Một số nhà đầu tư gắn rủi ro suy thoái toàn cầu với nguồn cung khí đốt từ Nga. IMF cho biết, việc Nga cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt cho châu Âu vào cuối năm và xuất khẩu dầu của nước này giảm tiếp 30% sẽ khiến đà tăng trưởng kinh tế của châu Âu và Mỹ gần như bằng 0. Giá khí đốt của châu Âu đã tăng 180% kể từ đầu năm nay do cuộc xung đột Nga - Ukraine. Thể chế tài chính này cảnh báo rằng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể chậm lại ở mức 2% vào năm 2023, một mức tương đương với suy thoái do sự gia tăng dân số và nhu cầu tại các nước nghèo. Hiện nay, 1/3 kim ngạch xuất khẩu của Mỹ là sang châu Âu, trong khi các nhà sản xuất Liên minh châu Âu chiếm 25% hàng nhập khẩu vào Mỹ.
3. PMI
Chỉ số nhà quản lý nhà mua hàng (PMI) là số liệu dự báo đáng tin cậy về hoạt động sản xuất, dịch vụ, hàng tồn kho, đơn đặt hàng, và do đó cũng là chỉ báo về triển vọng tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, sự sụt giảm bất ngờ PMI của Mỹ và Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 7/2022 đã làm dấy lên sự lo ngại của các nhà đầu tư về sự an toàn của trái phiếu. Trong các số liệu PMI toàn cầu, hàng tồn kho cao hơn thường báo hiệu tốc độ tăng trưởng chậm hơn, đặc biệt nếu đi kèm với sự sụt giảm số đơn đặt hàng mới.
4. Giá đồng
Đồng được coi là một chỉ số hàng đầu về sức khỏe kinh tế vì kim loại này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Giá đồng đã chứng kiến mức giảm giá 22% kể từ đầu năm nay, cho thấy các nhà đầu tư đang tiêu cực về triển vọng nền kinh tế. Hiện tại, giá kim loại đang giảm mặc dù có rất ít dấu hiệu cho thấy nhu cầu giảm mạnh hoặc nguồn cung đang tăng lên.
5. Chỉ số lòng tin
Chỉ số biến động kinh tế của tập đoàn tài chính Citi Group, dùng để đo lường mức độ chính xác các số liệu kinh tế so với dự báo, giảm mạnh tại châu Âu và Mỹ. Trong đó, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng đặc biệt đáng chú ý. Giám đốc Thông tin (CIO) Vincent Manuel của công ty quản lý tài sản Indosuez Wealth Management cho biết, lòng tin của người tiêu dùng có xu hướng giảm, phản ánh sức mua ngày càng yếu, và đây cũng là chỉ báo về nguy cơ suy thoái kinh tế. Ông nói thêm, chỉ số tâm lý người tiêu dùng Mỹ của Đại học Michigan, hiện đang ở mức 50 và có thể giảm dưới ngưỡng quan trọng này khi kinh tế suy thoái.
Minh Trang (TTXVN)
Kế hoạch khẩn cấp khí đốt của Đức khiến EU lo ngại Theo phóng viên TTXVN tại Đức, việc Đức tuyên bố báo động cấp hai về khủng hoảng năng lượng trong kế hoạch khẩn cấp của nước này đang khiến các nước châu Âu lo ngại về nguy cơ kinh tế Đức có thể gặp bất ổn do thiếu khí đốt và kéo theo nhiều hệ lụy cho các nước láng giềng. Hệ thống...