Nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với làn sóng phá sản do lệnh trừng phạt Nga
Ông Manfred Knof, Giám đốc điều hành của Ngân hàng Commerzbank, cảnh báo Đức sẽ phải hứng chịu làn sóng phá sản do các lệnh trừng phạt Nga liên quan đến xung đột tại Ukraine.
Người dân đi bộ trên phố mua sắm Hohe Strasse ở thị trấn cổ Cologne của Đức. Ảnh; Reuters
“Nguồn cung năng lượng ở Đức đang gặp rủi ro, chuỗi cung ứng bị phá vỡ, lạm phát đang ở mức cao. Chúng ta không nên tự lừa dối mình. Số lượng các trường hợp mất khả năng thanh toán trên thị trường Đức có thể sẽ tăng lên, đe doạ khoản dự phòng của các ngân hàng”, nhật báo Handelsblatt dẫn lời ông Knof đưa tin.
Theo Giám đốc điều hành của Commerzbank, gần 1/3 hoạt động ngoại thương của Đức đã bị ảnh hưởng, buộc các công ty phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp với khách hàng, bao gồm giá hàng hóa tăng cao và tắc nghẽn chuỗi cung ứng.
Video đang HOT
Cảnh báo của ông Knof được đưa ra trong bối cảnh các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị bỏ phiếu về đề xuất loại bỏ dầu thô và các sản phẩm tinh chế của Nga. Vào tuần trước, ông Josep Borrell đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của E, tuyên bố các ngoại trưởng của khối sẽ nhóm họp vào tuần tới, nếu các nước thành viên không đạt được thỏa thuận về việc cấm dầu Nga.
Trước đó, Brussels đã công bố kế hoạch cấm vận dầu mỏ của Nga vào đầu tuần này. Dự kiến, biện pháp này sẽ có hiệu lực trong vòng 9 tháng, với khung thời gian khác nhau đối với các sản phẩm dầu mỏ khác nhau. Một số quốc gia EU như Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc đang xin miễn trừ lệnh cấm.
Về phần mình, Đức cho biết nước này sẵn sàng ủng hộ EU áp lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga. Trước khi tham dự một cuộc họp với các quan chức Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels, Bỉ. Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck nói với các phóng viên hôm 2/5: “Đức không chống lại lệnh cấm dầu Nga. Tất nhiên đó là một gánh nặng phải đối mặt nhưng chúng tôi sẽ sẵn sàng thực hiện”. Ông cho biết thêm rằng Berlin sẽ ủng hộ lệnh cấm của EU, bất kể nó diễn ra ngay lập tức hay vào cuối năm.
Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner cũng khẳng định Đức hoàn toàn có thể chịu được một lệnh cấm dầu Nga ngay lập tức. Ông nói: “Giờ đây, chúng ta có thể từ bỏ than và dầu nhập từ Nga. Không loại trừ khả năng giá nhiên liệu sẽ tăng”.
Tuy nhiên, trong động thái mới đây nhất, hôm 6/5, Bộ trưởng Kinh tế Habeck cảnh báo miền đông nước Đức sẽ đối mặt với tình trạng thiếu xăng nếu EU thông qua lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga.
Đức đã cắt giảm lượng dầu nhập khẩu từ Nga từ 35% xuống 12% trước khi Moskva phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24/2. Berlin đang nỗ lực tìm kiếm nguồn cung cấp mới nhằm thay thế cho lượng dầu đến từ nhà máy lọc dầu ở Schwedt do công ty nhà nước Nga Rosneft điều hành.
Nhà máy này hoạt động hoàn toàn bằng hàng nhập khẩu của Nga. Đây là một trong những cơ sở chế biến dầu thô lớn nhất ở Đức và cung cấp 90% lượng xăng, dầu diesel và dầu nhiên liệu được sử dụng ở Berlin và bang Brandenburg. Nếu lệnh cấm vận được thông qua, nhà máy lọc dầu có thể phải đóng cửa, đài truyền hình Đức Deutsche Welle (DW) đưa tin.
Giá dầu đi xuống nhờ dấu hiệu tích cực từ đàm phán Nga - Ukraine
Ngày 14/3, giá dầu West Texas Intermediate (WTI) của Mỹ ghi nhận đà giảm trong bối cảnh "nhen nhóm" hy vọng từ vòng đàm phán giữa Nga và Ukraine và sau khi chính quyền thành phố Thâm Quyến - trung tâm công nghệ của Trung Quốc - áp đặt lệnh phong tỏa trên diện rộng do COVID-19.
Bơm xăng cho ô tô tại một trạm bán xăng ở Arlington, Virginia, Mỹ ngày 8/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Cụ thể, giá dầu WTI đã giảm gần 5,1% xuống còn 103,80 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giảm 4%, đứng ở mức 108,13 USD/thùng.
Chuyên gia phân tích Carsten Fritsch thuộc ngân hàng Commerzbank nhận định những tín hiệu tích cực từ các cuộc đối thoại giữa Nga và Ukraine hồi cuối tuần đã ảnh hưởng đến đà giảm của dầu mỏ thế giới. Trong khi đó, các nhà đầu tư lại lo ngại về lệnh phong tỏa phòng COVID-19 trên diện rộng tại thành phố Thâm Quyến sẽ khiến nhu cầu năng lượng giảm.
Bà Susannah Streeter, nhà phân tích của Hargreaves Lansdown, cho rằng dịch bệnh lây lan nhanh tại Trung Quốc đang gây ra tâm lý quan ngại cho các nhà đầu tư do việc thực hiện lệnh phong tỏa trên diện rộng có thể ảnh hưởng đến đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Theo chuyên gia này, nhu cầu năng lượng sẽ bị ảnh hưởng nếu sản lượng kinh tế Trung Quốc giảm do các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt.
Giá xăng dầu hôm nay 6/3/2022 ghi nhận tuần tăng không ngừng, lên đỉnh 9 năm Tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine đang đặt thị trường dầu thô trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng, qua đó đẩy giá dầu tăng mạnh thời gian vừa qua và giúp giá xăng dầu hôm nay khép tuần giao dịch ở mức đỉnh 9 năm. Ngay phiên giao dịch đầu tuần, ngày 28/2, lo ngại nguồn cung năng...