Nền kinh tế đầu tàu châu Âu vật lộn với cuộc suy thoái tiếp theo
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck thừa nhận rằng nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) đang hoạt động kém.
Chính phủ Đức đã cắt giảm dự báo và dự kiến nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ suy thoái trong năm thứ 2 liên tiếp khi hy vọng về sự phục hồi nhờ tiêu dùng thúc đẩy đã tiêu tan, truyền thông địa phương đưa tin.
Bộ Kinh tế Đức dự kiến nền kinh tế Đức sẽ giảm 0,2% trong năm nay, thay vì ước tính trước đó là tăng trưởng 0,3%, tờ nhật báo hàng đầu Sddeutsche Zeitung đưa tin hôm 6/10.
“Thay vì tăng tốc, nền kinh tế tiếp tục được đặc trưng bởi sự miễn cưỡng chung của người tiêu dùng trong việc chi tiêu”, tờ báo Đức cho biết.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck. Ảnh: Yahoo!Finance
Mặc dù kinh tế Đức phải vật lộn với suy thoái 2 năm liên tiếp, nhưng không phải tất cả đều là màu xám. Chính phủ liên bang dự báo triển vọng lạc quan hơn cho những năm tới, báo Sddeutsche Zeitung cho biết.
Video đang HOT
Bộ Kinh tế Đức sẽ chính thức công bố dự báo mới nhất cho nền kinh tế số 1 châu Âu vào ngày 9/10, dự kiến tăng trưởng 1,1% vào năm 2025, tăng từ 1% trong dự báo trước đó. Và đến năm 2026, nền kinh tế dự kiến sẽ tăng trưởng 1,6%.
Sự phục hồi chậm chạp
Vào năm 2023, Đức là nền kinh tế lớn duy nhất suy thoái khi cường quốc Tây Âu phải vật lộn với tác động của sự suy thoái công nghiệp, ít đơn hàng xuất khẩu hơn và giá năng lượng tăng vọt do xung đột Nga-Ukraine.
Kỳ vọng rằng việc lạm phát hạ nhiệt và đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ thúc đẩy sự phục hồi ở Đức trong năm nay dường như ngày càng xa vời trong những tháng gần đây, vì nhu cầu trong và ngoài nước vẫn yếu.
Các viện kinh tế hàng đầu của Đức gần đây cũng đã hạ dự báo của họ, và hiện dự đoán nền kinh tế lớn nhất EU sẽ trì trệ hoặc giảm 0,1% trong năm nay.
Họ thậm chí còn thận trọng hơn trong dự báo của mình cho 2 năm tới, giảm ước tính tăng trưởng của họ cho năm 2025 xuống 0,8% từ mức 1,4% trước đó, và dự đoán tăng trưởng chỉ 1,3% vào năm 2026.
Làm trầm trọng thêm những khó khăn kinh tế của Đức, đất nước này cũng đang phải đối mặt với những thách thức như sự cạnh tranh ngày càng tăng từ Trung Quốc, tình trạng thiếu hụt lao động lành nghề và các vấn đề liên quan đến quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo.
Kế hoạch tăng trưởng
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck hôm 7/10 thừa nhận với hãng thông tấn DPA rằng nền kinh tế của đất nước đang hoạt động kém.
Nhưng ông Habeck nói với tờ Sddeutsche Zeitung rằng “sáng kiến tăng trưởng” do chính phủ liên minh đề xuất sẽ đóng vai trò chính trong việc phục hồi kinh tế.
Các biện pháp mà Berlin dự kiến bao gồm giảm thuế, giảm giá năng lượng cho ngành công nghiệp, tinh giản bộ máy quan liêu, khuyến khích người cao tuổi tiếp tục làm việc và các điều kiện hấp dẫn hơn đối với lao động lành nghề nước ngoài.
Ông Habeck được trích dẫn nói rằng, “Nền kinh tế Đức có thể tăng trưởng mạnh mẽ hơn đáng kể trong 2 năm tới nếu các biện pháp được thực hiện đầy đủ”. Đề xuất này vẫn cần được Quốc hội Đức thông qua.
Đức tổ chức họp khẩn để hỗ trợ ngành ô tô
Ngày 23/9, Chính phủ Đức tổ chức một cuộc họp khẩn để hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô đang gặp khó khăn của nước này.
Công nhân làm việc trên dây chuyền sản xuất xe điện ID 3 tại nhà máy của Tập đoàn sản xuất xe hơi Đức Volkswagen (VW) ở Zwickau, miền Đông Đức ngày 23/4/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Cuộc họp trực tuyến do Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck chủ trì với sự tham gia của các nhà sản xuất ô tô hàng đầu, hiệp hội công nghiệp ô tô VDA, các nhà cung cấp lớn và công đoàn.
Cuộc họp khẩn diễn ra trong bối cảnh ngành ô tô hàng đầu của Đức đang đối mặt với nhiều thách thức, từ chi phí sản xuất cao đến quá trình chuyển đổi sang ô tô điện gặp khó khăn và nhu cầu giảm sút tại thị trường chính Trung Quốc.
Volkswagen (VW) là một trong số những công ty chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu hồi đầu tháng 9 đã công bố kế hoạch gấp rút cắt giảm chi phí và đang xem xét đóng cửa các nhà máy ở Đức lần đầu tiên trong lịch sử 87 năm hoạt động. Trước cuộc họp, Giám đốc điều hành của Volkswagen, Oliver Blume nhấn mạnh cuộc họp này là một cơ hội để thúc đẩy sự hỗ trợ nhanh chóng cho ngành công nghiệp ô tô của Đức.
Trong số các giải pháp đề xuất có việc tái áp dụng trợ cấp cho xe điện, đã điều chỉnh giảm dần vào năm ngoái dẫn đến sự sụt giảm lớn về doanh số. Tạp chí Der Spiegel đưa tin VW đang kêu gọi Chính phủ Đức trợ cấp 4.000 euro (4.450 USD) cho việc mua một chiếc xe điện nếu nhà sản xuất cũng giảm giá 2.000 euro. Ông Blume cho rằng cần có một gói biện pháp toàn diện, từ trợ cấp đến giảm thuế và giá phí sạc cho xe điện để hấp dẫn người tiêu dùng.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành của nhà sản xuất ô tô hạng sang Mercedes-Benz, Ola Kallenius cho rằng cần cân nhắc vấn đề cấp bách khác là quy định khí thải ở châu Âu. Tuần trước, các nhà sản xuất ô tô châu Âu đã kêu gọi EU hỗ trợ khẩn cấp để đối phó với các quy định về khí thải nghiêm ngặt hơn dự kiến có hiệu lực vào năm 2025 trong bối cảnh doanh số xe điện đang suy giảm.
Các biện pháp cụ thể có thể sẽ không được công bố ngay sau cuộc họp, và các quyết định sẽ được đưa ra sau cuộc họp của toàn bộ chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz.
Ngoài VW, các nhà sản xuất hàng đầu khác của Đức cũng đang đối mặt với những vấn đề lớn. Trong vài tuần gần đây, cả Mercedes và BMW đều hạ thấp triển vọng kinh doanh của năm nay, một phần do doanh số bán hàng yếu tại Trung Quốc.
Sau khi đầu tư mạnh vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong những thập kỷ gần đây, các nhà sản xuất Đức đã thấy thị phần của các công ty giảm do sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ Trung Quốc. Trong khi đó, chi phí đầu ra tại Đức cao hơn, đặc biệt là do giá năng lượng tăng, đã làm tăng thêm vấn đề của công ty này.
Chính phủ Đức hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2024 Theo phóng viên TTXVN tại CHLB Đức, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck ngày 21/2 xác nhận việc Chính phủ Đức điều chỉnh giảm triển vọng nền kinh tế lớn nhất châu Âu này trong năm 2024. Cảng hàng hóa ở Duisburg, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Nền kinh tế Đức chông chênh giữa tình trạng trì trệ và suy thoái trong những quý...