Nên hay không thay đổi khung giờ mềm cho Tiểu học?
Trước vụ việc thương tâm của trẻ lớp 1 tử vong trên xe, nhiều ý kiến cho rằng trường Tiểu học nên thay đổi khung giờ mềm cho học sinh. Bạn suy nghĩ như thế nào về ý kiến này?
Theo VTC
Những lỗ hổng trong quy trình đưa đón học sinh
Vụ bé 6 tuổi tử vong tại trường quốc tế Gateway tử vong do bị bỏ quên trên ô tô là hồi chuông cảnh báo về việc cần siết lại qui trình đưa đón học sinh nhằm đảm bảo an toàn cho các con.
Quy trình đưa đón học sinh ra sao?
Thông thường tại một trường có tổ chức đưa đón học sinh, xe của các trường sẽ đón ở từng nhà học sinh theo các tuyến đã được lập trình sẵn, mỗi một xe sẽ được đánh số thứ tự cố định.
Theo tìm hiểu của phóng viên, các nhà trường ký hợp đồng liên doanh, liên kết với một công ty khác, công ty này chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển khách, đưa đón với đội xe và lái xe chuyên dùng.
Lái xe kiểm tra kỹ danh sách học sinh khi đón - trả trẻ tại trường
Việc thực hiện đưa đón học sinh thường chỉ thực hiện ở cấp tiểu học, THCS do các bé còn nhỏ nên các trường sẽ sắp xếp thêm một cô chuyên đưa đón để "đi đến nơi về đến chốn". Cả chặng đường cô giáo và lái xe sẽ phối hợp với nhau thực hiện đưa đón các bé, trong đó các cô sẽ kiểm kê số lượng học sinh đồng thời có trách nhiệm liên lạc với từng phụ huynh khi họ có thay đổi. Ở nhiều trường, cô đi cùng với lái xe này chỉ có nhiệm vụ duy nhất là đưa đón các bé, còn không có chức năng giảng dạy...
Anh Nguyễn Hữu C., lái xe của một trường quốc tế liên cấp tại Hà Nội cho biết: "Thường ngày xe tôi đi từ 6 giờ 30 xe đến từng nhà học sinh để đón, mỗi lần đón đón 14 học sinh. Đến khoảng 7 giờ 25 sáng xe sẽ đến điểm dừng cuối cùng là trường các bé học... chiều muộn nhất là 15 giờ 30 xe phải có mặt ở cổng trường để chờ đón các bé về.
Theo anh C., quy định bắt đầu buổi đưa đón các cháu học sinh, lái xe phải đón cô giáo đầu tiên, sau đó cô này có trách nhiệm đưa đón từng cháu một và có kèm theo danh sách. "Không biết các trường khác như thế nào, đối với trường tôi từ đầu năm học, lái xe đã được lãnh đạo nhà trường tổ chức quán triệt cho lái xe và cô giáo đưa đón là khi đưa các bé vào trường đều phải kiểm đếm hết" anh C. chia sẻ.
Vẫn còn nhiều lỗ hổng
Việc đưa đón học sinh của các trường học, đặc biệt là các trường có tiêu chuẩn quốc tế, trường liên cấp tạo ra sự chuyên nghiệp của các tổ chức giáo dục. Việc này đảm bảo học sinh được đến trường đúng giờ, có thời gian chuẩn chỉnh, đồng thời phía phụ huynh cũng hoàn toàn yên tâm về tính an toàn từ các xe do nhà trường tổ chức đưa đón.
Tuy nhiên, việc đưa đón tại nhiều trường từ trước tới nay cũng gây không ít bức xúc cho phụ huynh. Chị Hồ Hải H., người dân chung cư F4 Trung Kính, quận Cầu Giấy cho biết: trước đây gia đình chị cũng cho con trai học trường quốc tế, được 3 tháng do thấy khâu đưa đón không được chu đáo nên đã cho nghỉ. Lý do là bé còn nhỏ không kịp nhớ hết đường, xe đi qua nhà mà không ai cho dừng lại, cô giáo và lái xe cũng thờ ơ.
Anh Phan Văn T. lái xe của một trường tiểu học tại Hà Nội cho biết, anh bắt đầu nghề lái xe đưa đón học sinh hơn 1 năm nay. Để vào được nghề này anh có quen biết một công ty du lịch, phía công ty này đề xuất với gia đình mua xe 16 chỗ để thực hiện đưa đón học sinh. Nhận thấy đây là cơ hội có việc làm ổn định, gia đình anh đã vay mượn mua xe chạy cho công ty du lịch này.
Anh T. cũng cho biết thêm, tất cả những lái xe có xe như anh đều ký qua một công ty khác và nhà trường sẽ ký hợp đồng với công ty này để thực hiện việc đưa đón học sinh... "Phần lớn các trường đều thực hiện ký hợp đồng như vậy, chứ các trường không có xe. Lái xe nhiều khi đưa đón các cháu xong, cũng tranh thủ chạy cho các khách khác" - anh T. chia sẻ thêm.
Cần được quản lý chặt chẽ
Có thể thấy, việc thực hiện công tác đưa đón học sinh đang có lỗ hổng về quản lý. Khi vụ việc đáng tiếc xảy ra, rất khó qui trách nhiệm. Thực tế không có quy định nào nêu rõ trách nhiệm của lái xe đối với việc phải kiểm điếm từng trẻ của trường... Đây là một trong những nguyên nhân xảy ra những sự việc đau lòng, sự vô trách nhiệm của những người lớn đã vô tình làm hại đến trẻ nhỏ.
Việc quản lý học sinh lên xuống xe sẽ được phó mặc cho cô chuyên đưa đón, nhưng bản thân người này lại không thực hiện công tác giảng dậy tại nhà trường, tại lớp nơi các em đang học. Ngoài ra, nếu sử dụng các cô đưa đón thiếu kinh nghiệm còn quá trẻ hoặc nhiều tuổi, đã về hưu cũng có thể tạo ra những mối nguy cho các em.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về quy trình đưa đón học sinh sau việc học sinh trường Gateway tử vong, ông Phạm Ngọc Anh - Trưởng Phòng GD&ĐT Cầu Giấy cho biết: Phòng GD&ĐT quận đã có văn bản chỉ đạo các trường về đảm bảo an toàn cho học sinh, trong đó chú trọng đến việc đưa đón và giao nhận học sinh. Còn cách thức đưa đón, từng trường có biện pháp quản lý riêng.
Qua sự việc học sinh trường Gateway tử vong, xã hội đang mong muốn ngành giáo dục có những giải pháp thiết thực để những buổi đến trường của các em được tuyệt đối an toàn.
Theo kinhtedothi
Hơn 2.500 cán bộ, giáo viên các trường tham gia tập huấn PCCC Sáng 6/8, Công an quận Ba Đình đã tổ chức hội nghị tuyên truyền, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC, CNCH đối với 2.521 cán bộ, giáo viên các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn. Cán bộ PCCC hướng dẫn giáo viên, cán bộ các trường về việc sử dụng bình cứu hỏa. Hội nghị có sự tham dự của hơn...