Nền giáo dục mẫu giáo khắc nghiệt ở Trung Quốc: Bố mẹ vạ vật trước cổng trường để đăng ký học cho con, giáo viên được quyền tát học sinh
Theo chia sẻ của cô giáo người Nga thì học sinh Trung Quốc ngay từ cấp mẫu giáo đã phải thực hiện một số quy tắc và kỷ luật nghiêm ngặt.
Mỗi quốc gia đều có một hệ thống giáo dục khác nhau. Ở các nước như Đức, Do Thái, Mỹ… trẻ em khi đi học mẫu giáo sẽ được tự do khám phá thế giới theo kiểu vừa chơi vừa học. Nhưng ở Trung Quốc, học sinh phải thực hiện một số quy tắc và kỷ luật vô cùng nghiêm ngặt.
Điều này được Anna, giáo viên dạy Tiếng Anh người Nga tại một trường mẫu giáo ở tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) đích thân trải nghiệm và chia sẻ lại.
1. Trường mẫu giáo tư thục luôn là lựa chọn hàng đầu
Hầu hết những gia đình có mức sống trung bình đều cho con đi học mẫu giáo ở các trường tư thục. Mức học phí của những trường này không phải là thấp, từ 1.700 đến 4.500 đô la/năm (khoảng 39 – 104 triệu đồng) cho các trường ở tỉnh và 4.500 – 6.500 đô la/năm (khoảng 104 – 150 triệu đồng) cho các trường trong thành phố lớn. Nhưng vì tương lai của con, các cha mẹ Trung Quốc chấp nhận tất cả.
Với mức học phí này, học sinh được hưởng: 5 bữa ăn mỗi ngày, xe buýt đưa đón, đồng phục, giày dép, ba lô, một bộ ga trải giường kèm vỏ gối, và một chồng sách giáo khoa đầy màu sắc. Phụ huynh chỉ có thể vào trường thông qua thẻ giới thiệu và chỉ trong những giờ đặc biệt. Sau giờ học, trẻ có thể ở lại các lớp học để chơi Lego, đi xe đạp, trượt patin, chơi bóng rổ hoặc làm các thí nghiệm khoa học với một khoản phí bổ sung.
Học sinh Trung Quốc được tham gia nhiều hoạt động.
Song, để vào học được những trường tư thục chất lượng cao như thế này không hề dễ dàng. Ở những nơi dân cư đông, phụ huynh phải xếp hàng vài ngày trước khi bắt đầu đăng ký. Họ dựng tạm một cái lều “dã chiến” rồi cả gia đình thay phiên nhau ngồi túc trực trước cổng trường.
Tuy rằng học phí đắt đỏ, nhưng khuôn viên của những trường mẫu giáo này rất nhỏ, hầu như chỉ có một góc sân chơi nhỏ hoặc nằm ở trên sân thượng. Bù lại, số lượng học sinh trong một lớp lại khá ít. Ví dụ như trường của chị Anna, cả trường có tổng cộng 60 học sinh, mỗi lớp 20 bé với 2 – 3 cô phụ trách và 1 bảo mẫu.
Các cô giáo đều là những cô gái trẻ dưới 30 tuổi, còn bảo mẫu thì dao động dưới 45. Không chỉ yêu cầu về độ tuổi, trường mẫu giáo tư thục ở Trung Quốc còn yêu cầu các cô không được phép trang điểm hay mặc những bộ váy cầu kỳ, không được để những kiểu tóc rối, không được để móng tay. Vì thế, tất cả giáo viên đều mặc áo nỉ hoặc áo phông, quần đen và giày thể thao. Tóc của họ được buộc lại và móng tay chân được cắt tỉa gọn gàng. Nếu không họ sẽ bị phạt.
Thường thì vào buổi sáng, các em sẽ học bài tiếng Trung, tiếng Anh, toán, âm nhạc, học cách đọc các ký tự Trung Quốc và đọc thơ. Các giáo viên giao tiếp với học sinh bằng 2 ngôn ngữ: tiếng Trung và tiếng Anh. Mỗi tháng sẽ có một bài kiểm tra học lực. Học sinh kém môn nào sẽ bị giáo viên môn đó phạt.
2. Học sinh mẫu giáo đi giày thể thao, không mặc áo khoác, không đội mũ kể cả vào mùa đông
Học sinh ở trường mẫu giáo Trung Quốc lúc nào cũng mang giày thể thao, bất cả khi đó là mùa đông. Thậm chí, vào mùa này, những đứa trẻ sống ở niềm Nam Trung Quốc vẫn không mặc áo khoác hoặc chỉ mặc áo khoác mỏng, không đội mũ ngay cả khi thời tiết bên ngoài dưới 0.
Vào mùa đông, học sinh mẫu giáo ở Trung Quốc cũng chỉ vẫn đi giày thể thao, mặc áo khoác mỏng và không đội mũ trùm đầu (Ảnh minh họa).
Chị Anna cứ thắc mắc mãi vì sao cha mẹ Trung Quốc lại không cho con đội mũ khi trời lạnh, cho đến khi chị đọc được một bài hướng dẫn dành cho cha mẹ cách giữ ấm cho con. Thì ra cha mẹ Trung Quốc thực hiện phương pháp “3 ấm, 2 lạnh”.
Đó là giữ cho lưng, bụng và chân ấm – phương thức này giữ cho trẻ khỏi bị cảm lạnh. Vì 1/3 nhiệt lượng cơ thể tỏa ra từ đầu nên nếu trẻ đội mũ thì sự truyền nhiệt sẽ giảm. Đứa trẻ có thể bị chóng mặt, hoa mắt, thậm chí ngất xỉu. Do đó cha mẹ Trung Quốc không đội mũ cho con và họ kiểm tra con ấm hay chưa bằng cách chạm vào xương đòn. Nếu nó ấm nghĩa là cơ thể con ấm.
3. Thực đơn ăn ở trường hàng ngày đơn giản, ít gia vị
Học sinh mẫu giáo được phục vụ các món ăn bình thường của Trung Quốc, chẳng hạn như một đĩa cơm hoặc mì, một chén canh và một chiếc bánh. Tất cả những món ăn này đều được nêm nếm ít gia vị.
Trước khi ăn, các em khoanh tay trước ngực và nói lời cảm ơn người đầu bếp đã nấu thức ăn. Sau đó, trẻ bắt đầu ăn món chính, và cuối cùng là món canh. Trong giờ ăn, các em không được uống nước vì nước đã được cung cấp trước bữa ăn, đồng thời mỗi tuần sẽ có 1 bữa học sinh được ăn tôm.
4. Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe của học sinh trước khi vào lớp
Đôi khi vì bận công việc mà nhiều cha mẹ vẫn cho con đi học dù con đang bị bệnh. Đó là lý do vì sao các nhân viên y tế ở trường phải ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, virus bằng cách kiểm tra miệng và cổ họng của học sinh trước khi vào lớp. Nếu họ phát hiện ra em nào bị bệnh thì em đó không được vào lớp học.
Nhân viên y tế sẽ kiểm tra miệng và cổ họng của các em học sinh trước khi vào lớp học nhằm tránh có em bị bệnh đi học và lây cho các bạn (Ảnh minh họa).
Ngoài ra, các bác sĩ sợ trẻ bị đau bụng hay nhiễm trùng đường ruột nên treo áp phích trong lớp chỉ các con cách rửa tay đúng cách.
5. Giáo viên dạy học sinh về kỹ năng sống
Bên cạnh việc dạy kiến thức, các giáo viên còn dạy các em kỹ năng thoát hiểm khi có động đất hoặc hỏa hoạn. Khi nhận ra cơn chấn động, con phải biết nhanh chóng chạy ra ngoài và dùng tay che đầu. Nếu chẳng may không ra kịp thì con biết cách trốn dưới gầm bàn hoặc giường.
Học sinh Trung Quốc được dạy trốn dưới gầm bàn, gầm giường khi có động đất (Ảnh minh họa).
Ngoài ra, trường mẫu giáo tư thục ở Trung Quốc còn cho trẻ thực hành cách thoát thân an toàn trong đám cháy bằng cách thả một quả bom khói vào lớp. Ngay khi sự việc xảy ra, một số trẻ chạy loanh quanh với chiếc khăn ướt che miệng và mũi, còn có một vài bé thì đứng khóc. Lúc này giáo viên và lính cứu hỏa sẽ hướng dẫn các con cách xử lý đúng cho tình huống này.
6. Toàn trường tập thể dục vào là lúc 10 giờ sáng
Học sinh mẫu giáo Trung Quốc không cần phải tập các động tác thể dục cứng nhắc vào mỗi buổi sáng sớm, trước khi bắt đầu vào học. Thay vào đó, các em sẽ nhảy theo nhạc cùng với giáo viên trong vòng 20 phút vào mỗi 10 giờ sáng.
Toàn trường tập thể dục vào lúc 10 giờ sáng.
Bài nhảy này lặp đi lặp lại và học sinh phải nhìn theo cô để nhảy, chứ cô không dạy từng động tác một. Và theo thời gian, tự động tất cả các học sinh đều nhảy đúng điệu.
7. Học sinh phải nghe lời giáo viên vô điều kiện
Ở Trung Quốc, trẻ em mẫu giáo được yêu cầu ngồi im lặng trong giờ học, có cách cư xử tốt và tuân thủ các quy tắc về sự lịch sự. Nếu không, các con sẽ phải nhận hình phạt. Hình phạt của giáo viên đôi khi mang tính bạo lực như tát hoặc đánh học sinh.
Theo Helino
Thầy giáo tát vào mặt 30 học sinh mẫu giáo vì không chịu làm đúng như hình phạt
Hiện hành vi bạo lực xảy ra trong các trường mẫu giáo ngày một nhiều và vẫn chưa có biện pháp thích đáng để ngăn chặn hành động này.
Vụ việc xảy ra tại một trường tư thục ở huyện Đồn Xương - tỉnh Hải Nam - Trung Quốc, camera giám sát ghi lại cảnh thầy giáo phạt hơn 30 học sinh mẫu giáo đứng ngay trong lớp học tự tát vào mặt của chính mình.
Đáng nói là trong clip được xuất từ camera giám sát tất cả các em học sinh trong lớp đều tự tát vào mặt mình nhưng nếu không làm đúng như hình phạt của thầy giao hoặc nghỉ tay thì ngay sau đó sẽ bị chính thầy lại tát từng em một ngay cả nam lẫn nữ.
Thầy giáo gây phẫn nộ khi phạt hơn 30 học sinh mẫu giáo đứng tự vả vào chính mình
Theo Tân Hoa Xã đưa tin việc thầy giáo dùng bạo lực đối với các em học sinh không phải là lần đầu, hiện thầy giáo đang bị cảnh sát tạm giam nhưng vẫn chưa rõ nguyên nhân các em học sinh bị phạt.
Đây không phải lần đầu thầy giáo này dùng bạo lực để phạt học sinh
Trường mẫu giáo Shangshuyuan, cơ sở tư thục này có 12 lớp học và được xếp vào một trong những trường chất lượng cao với quy mô lơn và mang tiêu chuẩn quốc tế. Hiện các nhà chức trách đang tiến hành điều tra vụ việc bạo hành trên.
Anh B
Theo baodatviet
Sinh viên Trung Quốc thổi bóng từ bột, cán mì mỏng như sợi chỉ Sinh viên tại một trường cao đẳng ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, ngày ngày thực hành cắt 15 kg mì bằng con dao khổng lồ để rèn luyện kỹ năng làm mì nghệ thuật. Uyên Hoàng Theo PressTV/Zing