Nên giảm giá điện cho dân trong mùa dịch
Tác động tiêu cực của dịch COVID-19 khiến người thu nhập thấp bị tổn thương nhiều nhất và đẩy nhiều DN nhỏ, yếu thế đến bờ vực phá sản, việc chính phủ đồng ý giảm giá điện là một tín hiệu vui cho người dân và DN.
Chính phủ vừa đồng ý giảm giá điện 10% và vừa giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính triển khai giảm giá, giảm tiền điện cho các khách hàng. Theo đó, thời gian giảm tiền điện cho một số trường hợp khách hàng và các doanh nghiệp (DN) sẽ áp dụng vào tháng 4, 5, 6-2020. Dự kiến khách hàng sẽ được giảm giá tương ứng tại các kỳ hóa đơn tiền điện tháng 5, 6, 7-2020 với mức giảm 10%.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, các ý kiến người dân, chuyên gia và DN đều đánh giá cao chính sách giảm giá điện vào thời điểm này. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng cần phải giảm giá điện nhiều hơn nữa cho người dân và những DN nhỏ và vừa.
Ông ĐỖ HOÀNG DƯƠNG(Quận Phú Nhuận, TP.HCM):
Nên giảm 30%-50% tiền điện cho người dân
Hóa đơn điện tháng 3 của nhiều gia đình đã tăng rất nhiều, có thể một phần do cách ly xã hội để phòng dịch nên nhiều người ở nhà và sử dụng các thiết bị điện nhiều hơn. Do vậy, tiền điện các hộ gia đình đã tăng rất nhiều, phần lớn là trên 50%. Như gia đình tôi, bình thường mỗi tháng chỉ trả hơn 2 triệu đồng nhưng tháng 3 này số tiền phải trả gần 4 triệu đồng.
Theo tôi, Chính phủ nên tính toán tài chính ngân sách, nghiên cứu để có chính sách tạm thời hỗ trợ giảm giá điện cho tất cả người dân và ở mức cao hơn 10%, từ mức 30% đến 50% trong thời gian này. Vì đối với người dân, mức 10% trên tiền điện họ phải trả thì không nhiều, thực sự không giảm được nhiều cho gánh nặng chi tiêu hằng tháng trong lúc bị giảm thu nhập, nhiều người bị thất nghiệp.
Ông PHẠM NGỌC HƯNG, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM (HUBA):
Nên giảm giá điện từ 20% đến hết năm
Giảm giá điện lúc này là rất thiết thực. Hiện tại rất nhiều DN bị ảnh hưởng lớn, ngành nào cũng bị ảnh hưởng, vì vậy phải mở rộng nhiều đối tượng DN được hỗ trợ giảm giá điện.
Thứ nhất, mức giảm 10% giá điện, theo tôi vẫn thấp so với những thiệt hại, gánh nặng chi phí mà DN đang gánh chịu, vì thế phải giảm nhiều hơn nữa. Thứ hai là thời gian giảm giá điện chỉ trong ba tháng, mà thực sự hiện nay, chưa chắc từ tháng 4 các DN đã phục hồi được sản xuất, kinh doanh.
Video đang HOT
Vì vậy, Chính phủ cần hỗ trợ giảm từ 20% giá điện trở lên, thời gian giảm cho DN nên kéo dài đến hết năm 2020. Bên cạnh đó, cần có những chính sách thiết thực như giảm 50% giá tiền điện vào những giờ cao điểm cho DN.
Dự kiến khách hàng sẽ được giảm giá tương ứng tại các kỳ hóa đơn tiền điện tháng 5, 6, 7-2020 với mức giảm 10%. Ảnh: HOÀNG GIANG
TS Đ INH THẾ HIỂN , chuyên gia kinh tế:
Giảm 10%-50% cho người dân trả tiền điện dưới 2 triệu đồng/tháng
Nhóm đối tượng người dân thu nhập thấp tiêu thụ điện rất thấp, chỉ dưới 1 triệu đồng/tháng, tivi, tủ lạnh, điều hòa đều ít sử dụng, hạn chế sử dụng. Theo tôi, những đối tượng tiêu thụ tiền điện từ 2 triệu đồng/tháng trở xuống thuộc nhóm cần hỗ trợ, vì đó là những người dân có thu nhập trung bình thấp trở xuống.
Theo đó, nên giảm 10%-50% cho người dân trả tiền điện dưới 2 triệu đồng/tháng. Từ đó, phân mức người dân tiêu thụ điện càng ít thì càng được giảm nhiều. Ví dụ, người dân tiêu thụ điện từ 500.000 đồng/tháng trở xuống thì giảm 50%, từ 500.000 đến 1 triệu đồng/tháng thì giảm 30%-40%, mức 1-1,5 triệu đồng/tháng thì giảm 20%, từ 1,5 triệu đến 2 triệu đồng/tháng thì giảm 10%. Như vậy, mới đúng đối tượng cần được hỗ trợ.
Khi hỗ trợ người dân tốt thì không chỉ giúp an sinh xã hội mà còn mang tính kích cầu. Người dân được giảm tiền điện, họ có thêm tiền để tiêu dùng, khi đó DN mới bán được hàng, đầu ra tốt thì DN mới phục hồi lại sản xuất, kinh doanh.
Ông NGUYỄN QUỐC ANH , Chủ tịch Hội Cao su – Nhựa TP.HCM:
Giảm giá điện giúp giảm giá thành sản phẩm
Giảm 10% giá điện lúc này là rất hoan nghênh Chính phủ và ngành điện vì lúc này DN đang gặp rất nhiều khó khăn. Đối với ngành cao su, nhựa thì chi phí tiền điện chiếm khoảng 5% chi phí sản xuất trên giá thành sản phẩm. Nếu giá điện giảm được 10% cho DN thì đồng nghĩa chi phí giá thành sản phẩm giảm được 0,5%.
Đồng thời, chính sách giảm giá điện lan tỏa sang các DN khác cung cấp đầu vào nguyên liệu cũng sẽ được lợi, họ giảm giá bán nguyên liệu thì có thể DN sẽ giảm được khoảng 1% chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm.
DN lúc nào cũng muốn giảm nhiều hơn nữa nhưng theo tôi, giảm được giá điện lúc này là quá tốt cho các DN dù nhiều hay ít. Vì tác động tích cực nhất là có nó tác dụng dây chuyền, nhiều DN, nhiều đối tượng được hỗ trợ thì sẽ càng tốt cho nền kinh tế.
Ông NGUYỄN TRÍ HIẾU , chuyên gia kinh tế:
Nên giảm theo từng mức
Hiện nay người dân tiêu thụ điện ngày càng nhiều vì sử dụng nhiều thiết bị điện. Vì vậy, nếu chỉ áp dụng giảm cho người sử dụng dưới mức 300 kWh/tháng (tương đương khoảng 700.000-800.000 đồng tiền điện mỗi tháng) thì ít đối tượng người dân thu nhập thấp được hỗ trợ giảm giá điện.
Vì vậy, có thể chia theo mức hóa đơn tiền điện, dưới 1 triệu đồng/tháng có thể giảm 10%-15% giá điện, 1-2 triệu đồng/tháng thì giảm nhiều hơn 15%-20%. Còn các hộ gia đình có hóa đơn tiền điện trên 2 triệu đồng thì không hỗ trợ.
Đối với DN cũng nên chia từng đối tượng để hỗ trợ. Ví dụ, đối với DN tiêu thụ điện thấp từ mức nào trở xuống thì giảm hơn 10%. Từ mức nào cao hơn thì giảm 10% thôi.
QUANG HUY
Thủ tướng: Lắng nghe ý kiến, xem 'hỗ trợ đã đến nơi, đến chốn chưa'
Sáng nay (13/4), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp cho ý kiến về công tác chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Thủ tướng với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh ứng phó dịch COVID-19 khi mà giữ cho mặt trận thứ 2 về kinh tế không bị đứt gãy cũng là yêu cầu cấp bách.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Tham dự có lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ, VCCI...
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng cho rằng, dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, trong đó mức độ thiệt hại đối với cộng đồng doanh nghiệp rất nặng nề, có những ngành bị ảnh hưởng rất lớn như du lịch, vận tải, dịch vụ ăn uống... Không chỉ các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp Nhà nước mà cả doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn chồng chất. Trước tình hình ấy, nếu không nhìn thấy, không có sự động viên, khích lệ, hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, sự vươn lên của doanh nghiệp thì doanh nghiệp, nhân tố quan trọng đóng góp cho tăng trưởng, giải quyết việc làm, sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Thủ tướng hoan nghênh một số sáng kiến về vấn đề này, cho rằng tiếp theo các gói hỗ trợ thì nên có một hội nghị với doanh nghiệp toàn quốc để lắng nghe thêm ý kiến, để kiểm tra, "xem sự hỗ trợ của chúng ta đã đến nơi, đến chốn chưa, có gì vướng mắc". Thủ tướng mong muốn lắng nghe đầy đủ ý kiến của các loại hình doanh nghiệp, các hiệp hội... để có quyết sách đúng.
Do đó, cần tổ chức hội nghị này nhằm xử lý, giải quyết các vấn đề, hỗ trợ, động viên, lắng nghe ý kiến của các loại hình doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề phản ánh tâm tư, nguyện vọng để khắc phục các bất cập, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vươn lên.
Thủ tướng nêu rõ, việc đầu tiên trong giai đoạn hiện nay là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, nhưng nhiệm vụ thứ 2 rất quan trọng đối với Chính phủ là bảo vệ lực lượng sản xuất, trước hết là các loại hình doanh nghiệp để kinh tế không bị đổ gãy. "Chúng ta đã có một số biện pháp hỗ trợ thì chúng ta tiếp tục lắng nghe có những biện pháp trong thời gian tới, những biện pháp như vậy đã bao quát chưa".
Thủ tướng lấy ví dụ về một giải pháp ít tốt kém mà Nhà nước làm được là tạo môi trường đầu tư kinh doanh tốt, "sự chậm trễ, cửa quyền, rườm rà, phức tạp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển". Cơ chế nào ràng buộc, gây khó, Thủ tướng đặt vấn đề và nhấn mạnh tinh thần là tìm mọi biện pháp để tháo gỡ, tạo thuận lợi cho mọi loại hình doanh nghiệp vươn lên, làm sao có dòng vốn mới đầu tư vào Việt Nam.
Thủ tướng cho rằng, cần có một sản phẩm sau hội nghị, có thể là một nghị quyết hay văn bản nào đó về vấn đề này.
Nhấn mạnh sự cần thiết của việc tổ chức hội nghị, ý kiến các bộ, ngành cho rằng, mục tiêu là động viên, khích lệ cộng đồng doanh nghiệp bình tĩnh, tự tin, vững bước vượt qua khó khăn, thách thức; đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn. Hội nghị đề cập đến chủ đề doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ khởi động nền kinh tế.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Bày tỏ cảm ơn Thủ tướng sẽ tổ chức cuộc gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp, các chiến sĩ trên mặt trận chống suy giảm kinh tế, rất trông đợi sự kiện này, để làm sao có thể tận dụng được "thời gian vàng" phục hồi kinh tế.
Ông cho rằng sau hội nghị, cần có một chương trình hành động cụ thể tiếp sức cho doanh nghiệp trụ vững và có thể hồi phục trong thời gian tới. Chương trình này cần có có địa chỉ, có thời gian, có người thực hiện, có chế tài cụ thể.
Ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, trước hết, các bộ cũng phải tăng cường đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, chứ không phải vấn đề gì cũng đẩy lên Thủ tướng; nhấn mạnh việc Chính phủ tiếp tục đổi mới trong điều hành thông qua áp dụng công nghệ, xây dựng Chính phủ điện tử.
Một số ý kiến đề xuất tổ chức hội nghị theo hình thức vừa trực tuyến vừa truyền hình trực tiếp để cộng đồng doanh nghiệp và người dân theo dõi.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh, mặt trận thứ nhất là "chống dịch như chống giặc", mọi người dân là chiến sĩ trên mặt trận đó. Bây giờ, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam đã khó khăn nhiều, phải có mặt trận thứ 2 là mặt trận phát triển kinh tế, trong đó, doanh nghiệp, doanh nhân là chiến sĩ. "Chúng ta giữ cho mặt trận thứ 2 về kinh tế không bị đứt gãy, giữ được việc làm cho người lao động và có sự tăng trưởng cần thiết, là yêu cầu cấp bách hiện nay".
Thủ tướng khẳng định sự cần thiết tổ chức hội nghị để phục hồi nền kinh tế sau dịch COVID-19 với chủ đề hướng vào tái khởi động nền kinh tế sau dịch.
Về sản phẩm sau hội nghị, Thủ tướng gợi ý, có thể là một quyết định về chương trình hành động tái khởi động nền kinh tế hoặc một nghị quyết nêu các biện pháp cần thiết thúc đẩy phát triển doanh nghiệp...
Tại hội nghị, cần có báo cáo về tình hình doanh nghiệp hiện nay và các định hướng lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển các loại hình doanh nghiệp, giữ nhịp độ phát triển.
Thủ tướng nhất trí việc tổ chức hội nghị theo hình thức vừa trực tuyến vừa truyền hình trực tiếp và thời gian tổ chức vào thời điểm phù hợp, phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh bởi bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là quan trọng nhất.
Tiêu thụ trong nước giảm mạnh, giá xăng dầu có thể sẽ tiếp tục hạ vào ngày mai Theo tính toán của các doanh nghiệp, giá xăng dầu sẽ được tiếp tục điều chỉnh giảm do giá dầu thô trên thế giới giảm sâu khi chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ngày mai, 13-4, giá xăng dầu có cơ hội giảm mạnh lần thứ 7 liên tiếp kể từ đầu năm. Ảnh minh họa: Internet Trong 15 ngày qua, giá xăng...