Nên duyên vợ chồng sau những lần tham gia hiến máu
Trong những lần tham gia hiến máu tại Chủ nhật Đỏ, Đại úy Ly Ly đã nên duyên vợ chồng với anh Nguyễn Văn Huyên, người đã 81 lần hiến máu tình nguyện.
Vợ chồng Đại úy Bùi Hoàng Ly Ly
Đi hiến máu gặp ý trung nhân
Tại buổi họp báo công bố chương trình Chủnhật Đỏ lần thứ XV – năm 2023 do Báo Tiền Phong phối hợp với Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 12/12, các đại biểu rất xúc động với câu chuyện nên duyên của vợ chồng Đại úy Bùi Hoàng Ly Ly (Học viện Cảnh sát Nhân dân).
Chị Ly Ly cho biết, chị gặp và quen Đại úy Nguyễn Văn Huyên (Học viện Cảnh sát Nhân dân) khi tham gia hiến máu tại ngày hội Chủ nhật Đỏ. Thời điểm ấy, chị thấy anh rất “được”, bởi là người nhiệt tình tham gia hiến máu nhân đạo. Qua trò chuyện, chị thấy tính cách của anh rất tốt, chị dần cảm mến, rồi yêu nhau. “Lý lịch của anh ấy thì tôi không phải bàn nữa, bởi tổ chức đã thẩm tra rồi. Hai chúng tôi hiểu, rồi nhanh chóng đến với nhau. Chỉ sau vài tháng, chúng tôi kết hôn”, Chị Ly chia sẻ.
Nữ sinh ở Đà Nẵng hiến máu trong Chủ nhật Đỏ
Đại úy Nguyễn Văn Huyên cho biết, trong 10 năm qua, anh đã có tới 81 lần hiến máu cấp cứu. Ngoài những lần hiến máu tại các điểm hiến máu cố định, khi có người nhờ hiến máu trong trường hợp cấp cứu, anh không quản đường xá xa xôi, miễn sao có thể cứu người. Trong trường hợp bản thân không trực tiếp hiến máu được do khoảng cách địa lý, anh sẽ nhờ người thân. “Kỷ niệm gần đây khiến tôi nhớ mãi đó là khi nhận được cuộc gọi nhờ hỗ trợ kêu gọi hiến máu từ một tỉnh thành ở miền Trung. Tuy tôi không đến được tận nơi hiến máu nhưng đã giúp liên lạc, nhờ người ở địa phương đó để kêu gọi người hiến giúp”, Đại úy Huyên chia sẻ.
Thông qua kỷ niệm này, Đại úy Huyên muốn lan tỏa tới các bạn trẻ khác về tinh thần tuyên truyền, sẵn sàng kêu gọi khi có bệnh nhân cần máu. “Mọi người hãy sẵn sàng tham gia những chương trình ý nghĩa như Chủ nhật Đỏ để nhân rộng thêm những thông điệp, hành động ý nghĩa tới cộng đồng”, anh Huyên nói.
Anh Xuân Văn Thuy, người đã 70 lần hiến máu
Là thanh niên tiêu biểu với hơn 70 lần hiến máu tình nguyện, anh Xuân Văn Thuy (Hà Giang) từng gặp vô vàn câu hỏi từ gia đình: “Tại sao lại đi hiến máu? Hiến máu có được tiền không? Hiến máu có ảnh hưởng gì không?”. Đáp lại những câu hỏi này, anh Thuy chỉ lẳng lặng giấu gia đình đi hiến máu mặc dù cũng từng bị bố mẹ mắng rất nhiều.
“Cứ alo cần máu là có máu”, câu nói của Thuy thể hiện tinh thần nhân ái với những người bệnh. Vì thế, sau nhiều năm, anh cũng đã thuyết phục và tuyên truyền tới gia đình cùng đi hiến máu với mình. Qua đó, thay đổi thái độ, nhận thức của người thân về hành động nhân văn này.
Video đang HOT
Anh Thuy cho biết, đã lấy vợ được 5 năm. Từ sự “nghiện” hiến máu của bản thân, anh cũng đã khiến vợ “nghiện hiến máu” giống mình. Tính đến nay, vợ anh đã hiến hơn 16 lần và sẽ luôn giữ tinh thần, phát huy truyền thống hiến máu nhân đạo trong gia đình.
Chị Nguyễn Thị Thu Trang chia sẻ tại buổi họp báo
Chia sẻ tại buổi họp báo, chị Nguyễn Thị Thu Trang ở Hà Nội cho biết, bản thân bị bệnh ung thư máu từ năm 2019. Khi đó, chị bị giảm hơn 10kg, cơ thể bầm tím do thiếu tiểu cầu nên phải cấp cứu khẩn cấp, nguy cơ tử vong cao. Những ngày tiếp theo, chị may mắn khi liên tục được truyền tiểu cầu cũng như được chứng kiến những người thân của bệnh nhân đi hiến máu. “Tôi rơi nước mắt… vì mình dần có cơ hội được sống nhờ trái tim yêu thương của cộng đồng. Tôi rất cảm ơn cộng đồng đã cho đi giọt máu quý để trao cơ hội sống cho những bệnh nhân kém may mắn khác”, chị Trang nói.
Dự kiến thu 50.000 đơn vị máu
Phát biểu tại buổi họp báo, nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập báo Tiền Phong, Trưởng ban tổ chức chương trình Chủ nhật Đỏ lần thứ XV – năm 2023 cho biết, hằng năm Chủ nhật Đỏ đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ lớn của các bộ, ban, ngành. Đây chính là động lực lớn để Chủ nhật Đỏ ngày càng phát triển với quy mô lớn hơn.
Nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong phát biểu tại buổi họp báo
“Nhìn lại chặng đường từ những lần đầu tiên kêu gọi được vài trăm đơn vị máu cho đến các năm tiếp theo, chương trình Chủ nhật Đỏ dần hình thành và trở thành phong trào được tổ chức hằng năm với sự tham gia của 40 đến 45 tỉnh thành. Tuy nhiên, đối tượng người hiến máu vẫn đang tập trung vào một số nhóm đối tượng, chưa lan tỏa rộng rãi đến toàn dân. Vì vậy, ban tổ chức Chủ nhật Đỏ sẽ nỗ lực lan tỏa tinh thần hiến máu tình nguyện tới tất cả mọi người để khi người bệnh cần máu là có máu điều trị”, nhà báo Lê Xuân Sơn chia sẻ.
Nhà báo Lê Xuân Sơn cũng cho biết, Chủ nhật Đỏ lần thứ XV – năm 2023 sẽ nỗ lực tập trung giải quyết tình trạng thiếu máu phục vụ dịp Tết Nguyên đán để tránh trùng với các chương trình hiến máu tình nguyện khác.
Quang cảnh buổi họp báo
Còn theo PGS.TS. Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, hiện nay lượng tiểu cầu tại Viện cơ bản đáp ứng công tác điều trị. Tuy nhiên, trong thời gian tới vẫn rất mong các cá nhân tiếp tục tham gia hiến tiểu cầu để nguồn tiểu cầu luôn bền vững.
Cũng theo PGS.TS. Nguyễn Hà Thanh, thông thường dịp cuối năm sẽ thiếu máu tại Viện do người dân về quê ăn Tết. Năm nay, Viện dự kiến cần 100.000 đơn vị máu để đáp ứng nhu cầu về máu điều trị trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Với việc chủ động kế hoạch tổ chức các chương trình hiến máu trước, trong và sau Tết sẽ đảm bảo lượng máu điều trị.
Chủ nhật Đỏ với thông điệp “Hiến máu cứu người – Sinh mệnh của bạn và tôi” được tổ chức lần đầu vào năm 2009, với một điểm hiến máu duy nhất tại Hà Nội, tiếp nhận được 96 đơn vị máu.
Trong suốt những năm qua, báo Tiền Phong và các đơn vị đồng hành là Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cùng nhiều đơn vị khác vẫn luôn bền bỉ với sứ mệnh kết nối những tấm lòng nhân ái, sẻ chia giọt máu từ huyết quản vì sự sống của người bệnh và nhiệt thành trong việc góp phần xây dựng phong trào hiến máu tình nguyện của cả nước lớn mạnh.
Năm 2023, Chủ nhật Đỏ lần thứ XV nhận được sự quan tâm của các bộ, ban, ngành, đặc biệt là sự vào cuộc của 40 tỉnh/thành phố, dự kiến được tổ chức trong 4 tháng (từ tháng 11/2022 đến 2/2023) và tiếp nhận 45.000 – 50.000 đơn vị máu cho cấp cứu và điều trị dịp cuối năm, trước và sau Tết Nguyên đán.
Dù chưa chính thức khai mạc nhưng từ tháng 11/2022 đến nay, Chủ nhật Đỏ lần thứ XV – năm 2023 đã được hưởng ứng và tổ chức tại 6 tỉnh, thành phố với 9 điểm hiến máu, tiếp nhận gần 5.000 đơn vị máu.
Ngày 18/12/2022, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Chương trình hiến máu Chủ nhật Đỏ lần thứ XV – năm 2023 sẽ chính thức khai mạc.
Bên cạnh hoạt động trọng tâm là hiến máu tình nguyện, Ban tổ chức cũng thăm hỏi, động viên và tặng quà cho bệnh nhân nhận máu, các hoàn cảnh khó khăn. Nhiều ca sĩ, nghệ sĩ, hoa hậu, người đẹp cũng tham dự và hiến máu tại chương trình.
Lấy chồng Thụy Sĩ, 8X nghỉ hưu ở tuổi 32, được mẹ chồng nấu cơm bê lên tận phòng
Biết nàng dâu Việt Nam không ăn được đồ ăn Thụy Sĩ, mẹ chồng đã học nấu cơm và các món Á để nấu cho con dâu ăn.
Con người ta yêu nhau vì chữ "duyên", cưới nhau vì "nợ". Khi duyên nợ chưa tới, có thể họ sẽ chẳng màng tới chuyện hôn nhân, nhưng khi gặp được "định mệnh" của đời mình rồi họ lại thay đổi suy nghĩ, quyết định cùng người đó nên duyên vợ chồng.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, chị Hoàng Quỳnh Anh (sinh năm 1989, quê Nghệ An) vào TP.HCM làm việc. Sau 11 năm ở đây, chị sang Campuchia làm việc 5 năm và gặp gỡ người chồng hiện tại - anh Jrg Strehler (37 tuổi, người Thụy Sĩ).
Chị Quỳnh Anh tự lập từ sớm và hiện tại gặt hái được thành công trong sự nghiệp.
Khi ấy, anh Strehler đang dạy học tại một trường quốc tế, còn chị Quỳnh Anh quản lý một công ty chuyên bán lẻ đồ gia dụng trên các nền tảng điện tử. "Lúc đó tôi đang ngồi trong quán cà phê, anh mới tiến tới và nói "nhìn em giống một người mà anh quen". Câu chuyện bắt đầu theo cách khá phổ biến, sau đó hai bên nói chuyện với nhau, gặp nhau thêm vài lần nữa thì anh tỏ tình", chị Quỳnh Anh kể.
Quen nhau 6 tháng anh cầu hôn, nhưng chị lại đắn đo vì chưa muốn cưới, bởi thu nhập lúc đó của chị khá cao, nếu từ bỏ sự nghiệp để theo chồng thì chị phải suy nghĩ rất nhiều. Anh Strehler vẫn một lòng chờ đợi chị ròng rã suốt 2 năm. Sang tới năm thứ 3 yêu nhau, vì thương anh nhớ nhà nhiều, mẹ anh lại lớn tuổi rất mong con về nên chị đồng ý lấy anh, sang Thụy Sĩ định cư lâu dài.
Chị và ông xã Thụy Sĩ gặp nhau tại Campuchia.
Về phía bố mẹ chị Quỳnh Anh, cả hai không có ý kiến gì nhiều khi chị lấy chồng ngoại quốc. Phần vì bản thân chị là người tự do trong mọi quyết định từ khi còn bé, phần vì chị cũng đã "quá lứa". "Trước khi gặp chồng, tôi đã nói với bố mẹ là sẽ không kết hôn vì không thích hôn nhân. Bởi vậy, khi thông báo lấy chồng thì bố mẹ tôi vui vì con gái "quá lứa" đã quyết định lập gia đình", Quỳnh Anh tâm sự.
Tháng 12/2021, chị qua Thụy Sĩ theo diện kết hôn cùng chồng. Thời gian đầu sang đây, cô nàng 8X cũng vấp phải nhiều khó khăn, nhất là việc thích nghi với thời tiết mùa đông vì tuyết dày và lạnh khiến chị bị sốc nhiệt.
Nhưng may mắn thay, nhờ sự quan tâm và yêu thương của gia đình chồng mà hiện tại chị cảm thấy khá hơn rất nhiều. Đặc biệt, mẹ chồng là người rất dễ thương, dễ gần, giàu tình cảm giúp chị cảm thấy rất ấm áp và thoải mái. Quỳnh Anh nhớ lại: "Lúc tôi về là tháng 12, rất lạnh và tôi bị sốc nhiệt độ. Tôi cảm thấy ở đây không hợp với mình vì lạnh quá, nhưng khi mẹ mở cửa, mẹ có nói một câu: "Chào mừng con về nhà" làm cho tôi thấy rất ấm áp".
"Mẹ chồng đưa tôi đi chọn áo ấm phù hợp, chị chồng cũng mua cho tôi rất nhiều tất ấm, giày dép, quần áo... Sự ân cần ấy khiến tôi thích nghi nhanh và cảm thấy thật may mắn vì được sống bên cạnh những người quan tâm và yêu thương mình", cô nàng chia sẻ với VietNamNet.
Chị và mẹ chồng có mối quan hệ rất thân thiết.
Bên cạnh đó, chị thích các món ăn Việt Nam, không hợp đồ ăn Thụy Sĩ nhiều bơ và sữa. Biết điều này, mẹ chồng chị đã tập nấu cơm và các món Á để chăm sóc con dâu khiến Quỳnh Anh rất cảm động.
"Nhà tôi cách nhà mẹ khoảng 10 phút đi bộ nên chúng tôi thường xuyên gặp nhau. Từ khi tôi qua đây, trong nhà mẹ lúc nào cũng có gạo để nấu cơm cho tôi ăn. Hồi mới qua đây, tôi ở chung với mẹ chồng 3 tháng nhưng mẹ rất tâm lý và tôn trọng lối sống của tôi, không bao giờ bắt tôi phải làm cái này cái kia cả.
Nhớ khi đó tôi vẫn còn làm công việc bên Campuchia, tôi dành thời gian buổi sáng giải quyết xong công việc mới ăn cơm. Tới 2 giờ tôi mới ăn. Mẹ nấu đồ ăn sẵn rồi bưng lên tận phòng cho tôi luôn", Quỳnh Anh chia sẻ trong chương trình Người kết nối.
Tình cảm giữa hai vợ chồng cũng rấy ngọt ngào vì chị và anh xã khá đồng điệu với nhau về sở thích cũng như suy nghĩ. Trong nhà, chồng chị là người làm hết mọi việc từ nấu ăn, lau dọn, rửa bát, chăm sóc chó. Anh hiền lành, biết chiều chuộng và luôn nhường nhịn vợ nên nên chưa từng giận hay to tiếng với vợ khi nào.
Mặc dù có một công ty bán lẻ ở Campuchia nhưng sau khi theo chồng về Thụy Sĩ, Quỳnh Anh quyết định nghỉ hưu ở tuổi 32 vì không còn gánh nặng về tài chính nữa. Giờ đây chị dành thời gian cho gia đình, thực hiện các dự án cộng đồng, trong đó có kế hoạch cùng mẹ chồng xây dựng trường học cho trẻ em vùng cao.
"Tôi quyết định nghỉ hưu ở tuổi 32 vì không có gánh nặng về tài chính nữa. Hiện tại tôi chỉ tập trung cuộc sống trong gia đình. Tôi có một con chó 3 chân, ngày ngày tôi đưa nó đi dạo xung quanh rồi về nấu ăn cho chồng, qua mẹ chơi hoặc đưa mẹ đi thăm chỗ nọ thăm chỗ kia", Quỳnh Anh kể. Bên cạnh đó, chị cũng làm video về cuộc sống ở Thụy Sĩ để đăng lên YouTube và TikTok để giới thiệu tới mọi người về con người và cuộc sống nơi đây.
Thấy con đánh bạn, chồng tôi can ngăn và nói một câu mà mọi người khâm phục Tôi tự thấy mình là phụ nữ mà không thể khéo léo, xử lý mọi việc mềm mỏng nhưng hiệu quả được như anh. Ảnh minh họa Chồng tôi là giáo viên, ăn nói và tính cách rất hòa đồng, khéo léo. Chúng tôi yêu nhau 5 năm mới kết hôn và hiện tại đang có một cậu con trai 3 tuổi cùng...