Nên dùng thuốc gì khi thiếu máu não?
Tôi thường hay bị nhức đầu, chóng mặt, mất thăng bằng. Vậy có phải tôi bị thiếu máu não. Khi bị bệnh này có thể dùng thuốc gì? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi!
Nguyễn Trọng Hùng (Lâm Đồng)
Ảnh minh họa
Thiếu máu não hay thiểu năng tuần hoàn não thường xảy ra ở độ tuổi trung niên trở lên, đặc biệt người cao tuổi. Tuy nhiên, những năm gần đây, hiện tượng thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ tuổi có xu hướng gia tăng. Khi bị thiểu năng tuần hoàn não người bệnh thường có các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, tối sầm mặt mày, dễ bị xúc động, dễ cáu gắt, rối loạn giấc ngủ… Như vậy với các triệu chứng như bạn mô tả nhiều khả năng là bạn bị thiểu năng tuần hoàn não. Tuy nhiên để xác định bệnh chính xác bệnh bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh và làm một số xét nghiệm cần thiết như điện não đồ… để khẳng định.
Hiện nay các thuốc được dùng trong trường hợp này bao gồm các thuốc như: piracetam (đây là thuốc có tác dụng trực tiếp lên não và hệ thần kinh trung ương, nhằm bảo vệ não bộ khỏi tình trạng thiếu hụt oxy, glucose), cinnarizin (làm tăng lưu lượng máu lên não), cerebrolysin (một thuốc thuộc nhóm dinh dưỡng thần kinh, bảo vệ và duy trì sự tồn tại tế bào thần kinh)… Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng điều trị thuốc có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn mà người dùng cần lưu ý như: Mất ngủ, kích thích, đau đầu, kích động, căng thẳng, mệt mỏi hoặc có thể có hiện tượng dị ứng, khó thở, sưng và sốt… khi dùng piracetam hay như buồn ngủ, đau miệng, khô họng, nặng hơn có thể bị dị ứng khi dùng cinnarizin… Ngoài các tác dụng phụ mỗi thuốc lại có các chống chỉ định riêng.
Vì thế, để chọn dùng loại thuốc nào, liều lượng ra sao… bác sĩ phải căn cứ vào tình trạng cụ thể người bệnh (mức độ bệnh, các bệnh mắc kèm, có đang dùng loại thuốc điều trị nào khác không…) để ra chỉ định dùng thuốc. Vì vậy, chị chỉ nên dùng thuốc sau khi được bác sĩ khám và kê đơn, để việc dùng thuốc được an toàn, hiệu quả; không nên tự ý mua thuốc về dùng, lợi bất cập hại…
ThS. BS. Bùi Mai Hương
Theo suckhoedoisong
Những điều cần biết về bệnh thiểu năng tuần hoàn não sau sinh
Nếu phải trở lại với công việc sau sinh sớm mẹ cần chú ý đến bệnh thiểu năng tuần hoàn não.
Video đang HOT
Hoạt động trí óc nhiều cộng thêm việc chăm con càng dễ khiến bị thiểu năng tuần hoàn não ghé thăm thường xuyên. Tình trạng hay quên sau sinh có thể là triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn não mà bạn không hề hay biết.
Bệnh thiểu năng tuần hoàn não hay còn gọi là thiếu máu não nhất thời xảy ra đột ngột do máu tới nuôi tế bào não bị thiếu ảnh hưởng xấu đến chức năng của hệ thần kinh trung ương. Điều này cũng ngay lập tức ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm việc tập trung của người bệnh.
Theo lý giải của các chuyên gia, nếu ở người bình thường lưu lượng máu lên não là 55ml máu/100g não/phút thì với ai mắc bệnh lưu lượng máu lúc này là dưới 20ml/100g não/phút. Với mẹ sau khi sinh phải làm việc quá sức hoặc lao lực trong việc chăm sóc con cái cũng có thể mắc bệnh lý này.
Nguyên nhân gây bệnh thiểu năng tuần hoàn não
Não được nuôi dưỡng bởi hai hệ động mạch chính: hệ động mạch cảnh ở phía trước chi phối toàn bộ phần lớn bán cầu đại não và hệ động mạch đốt sống thân nền ở phía sau. Giữa chúng còn có một hệ thống kết nối, liên kết với nhau trên bề mặt vỏ não và nền sọ để bù trừ khi một nhánh nào đó bị tắc hay đột ngột có vấn đề không bảo đảm đủ máu nuôi não. Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu não:
Xơ mỡ động mạch làm hẹp lòng ống để chứa máu và vận chuyển là nguyên nhân chính, chiếm 60 - 80%. Vữa xơ động mạch khu trú tại nơi xuất phát của động mạch não sau hoặc chỗ phân đôi của các động mạch, đoạn cuối động mạch đốt sống. Khi gặp các yếu tố kết hợp khác như huyết áp động mạch thấp sẽ có những biểu hiện của triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não.
Một nguyên nhân khác là tình trạng thoái hóa cột sống cổ, tùy mức độ thoái hóa khớp, mấu gai bên đốt sống gây chèn ép động mạch đốt sống. Đặc biệt một số động tác như quay đầu cổ đột ngột, hoặc gập cổ quá mức có thể chèn ép gây cản trở đường đi của động mạch đốt sống đối bên ở đoạn cổ (C1). Các bất thường bản lề đốt sống cổ C1 và lỗ chẩm cũng là những nguyên nhân hiếm gặp của thiểu năng tuần hoàn não. Các dị dạng bẩm sinh hay u, sùi, bóc tách thành mạch làm hẹp lòng mạch; các cục máu đông gây cản trở dòng tuần hoàn máu... cũng có thể gây thiếu máu não.
Dấu hiệu nhận biết thiểu năng tuần hoàn não
Các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não khá phổ biến và rất dễ nhầm lẫn:
Đau đầu thường xuyên: Đây là biểu hiện xuất hiện sớm nhất và cũng dễ bị lơ là, coi thường nhất. Vì hầu hết ai làm việc căng thẳng cũng có thể bị đau đầu. Cùng với đầu người bệnh sẽ cảm thấy đau sau gáy, vùng chẩm... cơn đau tăng khi phải tập trung suy nghĩ nhiều.Chóng mặt và rối loạn thăng bằng: Nối tiếp những cơn đau đầu là chóng mặt. Thỉnh thoảng bạn bỗng nhiên có cảm giác lảo đảo thoáng qua hoặc mọi thứ và bản thân đang xoay tròn. Nặng hơn có thể là hoa mắt, trời đất tối sầm lại, nhất là khi di chuyển tư thế hay thay đổi điểm nhìn đột ngột.Các vấn đề về thị giác: Xuất hiện hiện tượng nhìn đôi, nhìn mờ. Có thể gặp ảo thị.Rối loạn về giấc ngủ: Như mất ngủ thường xuyên, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, một số thì rối loạn thời gian ngủ, ngày ngủ đêm thức...Hay quên: Người mắc thiểu năng tuần hoàn não thường tập trung kém, hay quên, dễ cáu gắt, mệt mỏi khi xử lý công việc.
Các triệu chứng trên đây cũng rất dễ bị nhầm lẫn với chứng đau nửa đầu. Cần phải kiểm tra chính xác với các bác sĩ chuyên khoa mới xác định cụ thể được.
Thiểu năng tuần hoàn não có nguy hiểm không?
Mọi căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và không được điều trị kịp thời đều được cho là nguy hiểm. Thiểu năng tuần hoàn não cũng vậy. Do máu lên não kém nên mọi hoạt động thường nhật của cơ thể đều bị ảnh hường.
Nếu để bệnh tiến diễn lâu ngày có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là tai biến mạch máu não. Theo thống kế thì số lượng người tử vong do tai biến mạch máu não cao thứ 3, chỉ đứng sau các bệnh về tim mạch và ung thư. Kế đến bệnh nhân có thể bị đột quỵ, nhồi máu não - những bệnh nguy cơ tử vong cao.
Phòng bệnh thiểu năng tuần hoàn não
Như đã nói chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên tập thể dục đồng thời làm việc vừa phải sẽ giúp ngăn ngừa khả năng mắc bệnh.
Thực đơn hằng ngày cần ăn nhiều rau xanh, mỗi tuần nên ăn vài ba bữa cá, hạn chế ăn nhiều thịt, không nên ăn mỡ động vật.
Hạn chế tối đa việc uống rượu, bia.
Nên bỏ thuốc lá hoặc thuốc lào
.Tập thể dục thường xuyên
Cần cho những thành viên trong gia đình biết về bệnh của mình, nhất là các bệnh có liên quan đến bệnh thiểu năng tuần hoàn não để được giúp đỡ.
Không nên tắm nước lạnh khi mới đi ngoài trời nắng về và mùa lạnh, nên mặc ấm, nơi nằm ngủ tránh gió lùa.
Thiểu năng tuần hoàn não uống thuốc gì?
Hiện nay, thuốc tân dược điều trị cho thiểu năng tuần hoàn não bao gồm: thuốc giảm đau (paracetamol), thuốc điều trị hỗ trợ cho tuần hoàn não (cavinton, piracetam, praxilen...), thuốc tăng cường xung động thần kinh (các vitamin nhóm B như vitamin B1, B6, B12)... Tuy nhiên, khi được bác sĩ kê đơn dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý: Tuân thủ dùng thuốc theo đơn (về liều lượng, số lần dùng trong ngày, các chú ý đặc biệt khi uống thuốc, thời gian dùng thuốc) để tránh những tác dụng phụ của thuốc. Trong quá trình dùng thuốc cần để ý cơ thể xem có những triệu chứng bất thường xảy ra không vì rất có thể là do các tác dụng phụ của thuốc...
Đông y từ lâu đã được dùng trong điều trị thiếu máu não. Tuy nhiên, nếu chỉ sản xuất thuốc Đông y theo các bài trong sách thì khó mà có được sản phẩm hiệu quả vượt trội. Dù rất hiếm, nhưng cũng có một số bài thuốc bí truyền kỳ diệu như bài hoạt huyết bí truyền của một lương y ở Tây Nguyên. Hiện bài thuốc này, được chuyển giao cho một Nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO sản xuất thành thuốc Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội, đã có mặt tại các hiệu thuốc.
Quỳnh Trang
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Uống trà quá nhiều gây nên những tác hại gì? Giống như bất cứ những đồ uống, thực phẩm khác, tiêu thụ trà quá nhiều cũng gây ra nhiều tác dụng phụ khó chịu đối với sức khỏe. Uống trà quá nhiều gây nên những tác hại gì? Uống trà quá nhiều gây nên những tác hại gì? Gây mất nước Nước trà có chứ chất chống oxy hoá được gọi là tannin,...