Nên đón tết theo truyền thống hay hiện đại?
Từ bao đời nay, Tết Nguyên đán đã trở thành một lễ hội cổ truyền quan trọng bậc nhất đối với người Việt. Tuy nhiên, giữa cuộc sống luôn thay đổi, biến chuyển như hôm nay nhiều người đang tự hỏi, đón Tết thế cách nào là phù hợp nhất?
Mỗi nhà mỗi cảnh
Gần chục năm nay, mỗi Tết đến, nhà bác Hạnh, một cán hộ về hưu ở Bình Thủy, Cần Thơ, ít khi có dịp sum họp con cháu một cách đầy đủ, dù hai bác chỉ có hai người con và bốn đứa cháu. Tất cả là do từ con ruột cho đến dâu, rể của bác luôn tận dụng những ngày Tết để đưa gia đình nhỏ đi chơi xa. Năm nào làm ăn khấm khá thì mua tour đi nước ngoài, không thì cũng du lịch trong nước. Nên với bác, không mong ước gì hơn sự hiện diện đủ đầy của các thành viên trong bữa cơm đầu năm mới.
Gia đình bà Loan, ở Cai Lậy – Tiền Giang, con cháu tuy tề tựu đông đảo, không thiếu ai, nhưng dường như ít đứa nào mặn mà với phong tục ngày Tết. Đi làm việc, học tập cả năm trên thành phố nhưng về tới quê chỉ ăn nhậu, họp mặt bạn bè là chính, không quan tâm những chuyện như lễ nghĩa, truyền thống, phong tục… Chỉ có hai ông bà già loay hoay lo việc gói bánh, bày biện, cúng kiếng trong mấy ngày xuân.
Tết Nguyên đán đã trở thành một lễ hội cổ truyền quan trọng bậc nhất đối với người Việt.
Còn với gia đình anh Hoàng – chị Ngọc ở Long Xuyên thì khác biệt lại xảy ra từ chính những người cùng một thế hệ. Chị chia sẻ dù đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn không thể thích nghi tập quán ngày Tết của bên nội sắp nhỏ. Đó là suốt những ngày xuân hễ mở mắt ra thì đàn ông chỉ biết chè chén say sưa mặc cho cánh đàn bà, con gái phải đầu tắt mặt tối chu toàn chuyện bếp núc để cúng bái mỗi ngày ba bữa.
Trong khi đó chồng chị lại không đồng tình với xu hướng mua tour đi du lịch những ngày đầu năm của bên ngoại. Vì trong năm không thiếu dịp để du lịch đó đây, trải nghiệm này nọ. Mỗi năm có ba ngày Tết để sum họp gia đình, bà con. Đã có không ít cái Tết vợ chồng anh chọn cách… nhà ai nấy về vì không thể dung hòa.
Video đang HOT
Cần sự dung hòa, thích nghi
Thực tế cho thấy, Tết Nguyên đán vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa rất đáng trân trọng, đặc biệt trong tâm thức của những người phải học tập, làm việc hoặc sinh sống xa quê hương, đất nước. Nhiều gia đình vẫn lưu giữ những tập tục cổ truyền như: đưa ông Táo, gói bánh, làm mâm cơm rước ông bà, đón giao thừa, xông đất, đi hái lộc, chúc Tết… Không chỉ có người lớn tuổi mà thanh niên, trẻ con cùng hào hứng tham gia.
Bên cạnh đó, cũng có không ít gia đình chọn cách đón Tết hiện đại hơn bởi những suy nghĩ và phong cách sống cởi mở. Họ chuẩn bị Tết với những món ăn nhẹ nhàng, có lợi cho sức khỏe. Họ đón Tết không quá câu nệ, cầu kỳ. Họ xem Tết là khoảng thời gian để nghỉ ngơi, tận hưởng, khám phá, trải nghiệm nhưng điều mới mẻ sau một năm dài làm việc vất vả.
Nhiều gia đình vẫn lưu giữ những tập tục cổ truyền như: đưa ông Táo, gói bánh, làm mâm cơm rước ông bà, đón giao thừa, xông đất, đi hái lộc, chúc Tết
Dù Tết truyền thống hay Tết hiện đại, dù thế hệ hay độ tuổi nào đi nữa, hẳn điều quan trọng nhất mà ai cũng mong mỏi trong những ngày Tết đến xuân về là có được những khoảng thời gian thật sự bên nhau. Có không ít thứ, dù là truyền thống đi nữa nhưng nếu quá rườm rà, không còn phù hợp thì hãy mạnh dạn bỏ đi. Cái nào có thể giản lược bớt thì cứ áp dụng để ai cũng có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, làm mới bản thân trước thềm năm mới. Đừng quá câu nệ hình thức rồi làm khổ nhau vì những tập tục xưa đã bày ra nên nay phải bắt chước y hệt.
Hãy đón Tết sao cho ai cũng thấy vui vẻ, hạnh phúc chứ đừng chỉ quá chú trọng Tết nhất luôn phải mâm cao cỗ đầy. Kết hợp nét truyền thống với hiện đại sẽ giúp những ngày Tết luôn có được sự tươi mới, thú vị nhưng vẫn giữ được những giá trị cốt lõi, đáng quý. Điều quan trọng với mỗi gia đình là cần nhẹ nhàng dung hòa những khác biệt để có được những ngày xuân tươi vui, đầm ấm.
Theo thegioitiepthi.vn
Tết một mình, tết ở nơi xa
Tết giản đơn đã là quyết tâm của nhiều người, nhất là với những người đón tết một mình.
Không biết tự bao giờ người ta gọi tết là mùa thiên di. Bất chấp những khó nhọc, bất chấp tốn kém và bực bội, người ta gồng gánh nhau và gồng gánh những lo toan tìm đường về quê.
Những năm gần đây, cuộc đón tết một mình ở các người trẻ ngày càng nhiều. Có người vì chủ trương "đón tết ở một nơi xa", có người vì công việc không thể sắp xếp để về quê, có người vì chỉ muốn buông bỏ những lo toan vốn gắn liền với chữ "tết", có người vì không muốn hòa mình vào cuộc "hành xác" cuối năm của tàu xe... Tết một mình, vì thế càng nhiều lên. Và một mình nên tết cũng giản đơn hơn.
Nhiều người trẻ chọn đi du lịch vào ngày Tết (Ảnh minh hoạ)
"Mọi năm, năm nào chị em tôi cũng bảo nhau là tết năm nay thôi đừng làm gì rườm rà, nhưng rồi lại đâu vào đó, tết mà dọn dẹp quần quật từ cuối năm đến đầu năm. Năm nay đón tết một mình, tôi chỉ giặt rèm, mua bó hoa về chưng và bịch hạt dưa để cắn cho có không khí thôi", chị Hồng Ngọc - giám đốc đối ngoại một công ty nước ngoài cho biết. Dự kiến, đêm giao thừa chị sẽ ăn uống với vài người bạn, sau đó mùng Một thì ra quán cà phê cà pháo, mùng Hai chị xách ba-lô đi du lịch Hàn Quốc cùng nhóm bạn.
Theo đại diện Vietravel, lượng người đăng ký các tour du lịch vào dịp tết Nguyên đán ngày càng nhiều, và điểm đến được chọn nhiều nhất vẫn là các nước có cùng lịch tết với Việt Nam. Vừa nghỉ ngơi sau một năm cày cuốc, vừa có thể hiểu thêm tết nước khác là một trải nghiệm khá đặc biệt.
Nhưng đâu chỉ những người "vác ba-lô lên mà đi" mới có thể đón tết giản đơn. Chỉ vài miếng mứt, chút hạt dưa, lọ hoa là đã có một cái tết không thiếu thốn. Đã qua rồi việc tết là phải tích trữ. Các cửa hàng tiện lợi mở cửa quanh năm, các siêu thị giờ chỉ nghỉ mỗi ngày mùng Một, có siêu thị chiều mùng Một đã mở.
Đã ba năm không về Việt Nam dịp tết, anh Khánh Nguyên cho biết, khi sang Hồng Kông sống và làm việc, anh khá "choáng" vì tết ở đây sao... lạ quá, dù họ cũng coi trọng tết Nguyên đán không kém gì người Việt. Nhà cửa cũng được dọn dẹp, người người cũng thu xếp để sum họp gia đình, nhưng không còn cảnh những phụ nữ chà chà rửa rửa từ sáng đến tối, không có những dòng người nối đuôi nhau mệt mỏi ở các nhà ga.
Ảnh minh hoạ
Bản thân anh cũng bắt đầu trút được gánh nặng tâm lý tết nhất. Ngày cuối năm, anh dọn nơi ở một chút, quét sơ lớp sơn tường, kho một nồi thịt với trứng, mua bình hoa về chưng. Đêm giao thừa, anh mở kênh truyền hình Việt Nam xem bắn pháo hoa, rồi gọi điện chúc tết người thân... "Nhớ cảnh tết các năm, nhiều khi mệt rũ ra nhưng phải chở nhau đến nhà này nhà kia chúc tết, thăm hỏi, không đến sẽ bị trách... tôi vẫn còn hãi" - anh này nói.
Một mình, việc đơn giản hóa tết để nghỉ ngơi và vui trọn vẹn đúng nghĩa, cũng dễ thực hiện hơn. Mà thật ra, buông được những lễ nghi, những mặc định... đã là vui như tết rồi.
Lương Hàn
Theo phunuonline.com.vn
Sống mòn Rượu có thể trở thành gia vị cho một món ăn, men say cho một đêm sum họp gia đình, nhưng cũng có thể là khắc tinh để những cuộc đoàn viên mãi mãi chỉ còn là mộng ảo. Nghe tin Sinh qua đời, lũ bạn học chúng tôi giật mình thảng thốt. Cậu ấy mới 37 tuổi, con còn thơ nhưng lại...