Nên để phường, xã chứng thực việc mua bán xe
Mua bán chiếc xe máy cũ có 2-3 triệu đồng mà phải đi hàng chục kilomet để công chứng thì không ổn.
Ngày 12/3, tại Hội nghị tổng kết năm năm thi hành Luật Công chứng (LCC) và công tác chứng thực, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cùng lãnh đạo Sở Tư pháp 63 tỉnh, TP từ năm đầu cầu trực tuyến (Hà Nội, Yên Bái, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ) đã tập trung phân tích, thảo luận về những vướng mắc, bất cập, cảnh báo rủi ro trong lĩnh vực công chứng, chứng thực hiến kế những giải pháp sửa đổi, cải tiến, hoàn thiện quy định pháp luật theo hướng đơn giản hóa, thuận lợi cho người dân mà vẫn đảm bảo an toàn pháp lý, tiến tới sửa đổi, bổ sung LCC và đề xuất xây dựng Luật Chứng thực.
Dân kêu nhiều quá
Ông Nguyễn Công Khanh – Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp (Bộ Tư pháp) cho biết: Nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho người dân trong giao dịch và chuyên nghiệp hóa hoạt động công chứng và chứng thực, LCC đã quy định chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch từ UBND huyện, xã sang các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Việc chuyển giao này cũng tạo điều kiện cho cán bộ của UBND cấp huyện, cấp xã tập trung thực hiện công tác chứng thực và các nghiệp vụ chuyên môn khác.
Tuy nhiên, tại một số địa phương vùng xa, điều kiện kém phát triển, số lượng tổ chức hành nghề công chứng ít, chưa đủ đảm đương trách nhiệm này việc chuyển giao chưa hợp lý, chưa đúng chủ trương dẫn đến việc người dân đi quá xa, đến vài chục cây số để thực hiện công chứng gây nên một số phản ứng trong nhân dân. Một số địa phương phải tạm dừng thực hiện chuyển giao hoặc thu hẹp địa bàn chuyển giao như Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắk Nông, Khánh Hòa…
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường định hướng góp ý sửa đổi các quy định công chứng – chứng thực phải đơn giản, đảm bảo an toàn pháp lý và thuận lợi cho người dân. Ảnh: BỘ TƯ PHÁP
Ông Phạm Văn Chính, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang, cũng cho hay: Dân kêu nhiều quá! Với những tài sản trị giá lớn như nhà đất, người dân còn ráng lặn lội đi công chứng để an toàn pháp lý, nhưng mua bán chiếc xe máy cũ có 2-3 triệu đồng mà phải đi hàng chục kilomet để công chứng thì không ổn. Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang đã linh động để người dân tùy ý lựa chọn hai hình thức: hoặc chứng thực mua bán xe tại UBND xã hoặc đến văn phòng công chứng, phòng công chứng công chứng hợp đồng. Quy định pháp luật hợp lý nhưng cũng phải hợp tình.
Video đang HOT
Dẫn chứng kinh nghiệm của địa phương trong giải quyết vấn đề này, ông Lê Tiến Hiếu – Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước cho rằng chuyển giao chứng thực giao dịch sang công chứng phải có lộ trình phù hợp. “Ở các thị xã Đồng Xoài, Đồng Phú, Chơn Thành khá sầm uất có tổ chức hành nghề công chứng nên đã thực hiện việc chuyển giao. Còn các huyện Bù Đăng, Bù Đốp chưa phát triển tổ chức hành nghề công chứng nên chưa thể chuyển giao, khi nào đủ điều kiện thì Sở Tư pháp mới để chuyển giao, không thể để dân gặp khó” – ông Hiếu nói.
Phân cấp cho phường – xã chứng thực
Theo ông Nguyễn Công Khanh – Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp, trên thực tế, những động sản như xe máy, tivi, điện thoại… là đối tượng giao dịch thường xuyên của người dân. Đây là loại giao dịch không phức tạp, tần suất giao dịch cao, nhân thân người tham gia giao dịch rõ ràng. Việc yêu cầu người dân đến tổ chức công chứng (động sản trị giá trên 50 triệu đồng), UBND cấp huyện chứng thực (động sản trị giá dưới 50 triệu đồng) thực hiện hợp đồng, giao dịch vừa gây phiền hà, tốn kém cho người dân (tăng chi phí, thời gian đi lại, phí công chứng cao hơn lệ phí chứng thực), vừa không phù hợp tính chất của giao dịch. “Nên chăng phân cấp thẩm quyền chứng thực loại việc này cho UBND cấp xã – cấp chính quyền cơ sở gần dân nhất, nắm rõ công dân nhất – thực hiện sẽ phù hợp và thuận lợi hơn cho người dân” – ông Khanh đề xuất.
Cũng theo ông Khanh, hiện nay một số loại việc ủy quyền đơn giản, không có thù lao, không làm chuyển dịch quyền sở hữu tài sản như ủy quyền lĩnh lương hưu, ủy quyền giải quyết các thủ tục hành chính, ủy quyền nhận bưu phẩm, bưu kiện…, vẫn do tổ chức công chứng thực hiện theo hình thức hợp đồng ủy quyền. “Xét thấy loại việc này tính chất đơn giản, cần gần như tức thời và gần với chính quyền cơ sở, theo chủ trương cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính nên giao cho UBND cấp xã thực hiện theo hình thức chứng thực giấy ủy quyền” – ông Khanh nói.
Sẽ cổ phần hóa phòng công chứng
Ông Nguyễn Khái Hưng – Phó Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp đã công bố Quyết định Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020. Theo đó, cả nước sẽ có khoảng 1.700 tổ chức hành nghề công chứng (Hà Nội 121 tổ chức, TP.HCM 110 tổ chức). Trong đó chủ yếu phát triển thêm số lượng các văn phòng công chứng, củng cố các phòng công chứng hiện hữu và tính toán lộ trình cổ phần hóa các phòng công chứng đủ điều kiện, chuyển đổi các phòng công chứng thành văn phòng công chứng. Chỉ thành lập phòng công chứng ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng cao, còn khó khăn, chưa có điều kiện xã hội hóa công chứng. Việc phủ rộng văn phòng công chứng khắp địa bàn đảm bảo tăng chất lượng phục vụ cho người dân và giảm gánh nặng biên chế, chi ngân sách của Nhà nước.
UBND các tỉnh, TP sẽ rà soát, đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của các phòng công chứng trên địa bàn và đề xuất cổ phần hóa các phòng công chứng đủ điều kiện theo lộ trình phù hợp.
Sở Tư pháp TP.HCM có thành tích xuất sắc
Tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chính và Thứ trưởng Đinh Trung Tụng đã trao bằng khen của Bộ Tư pháp cho 33 tập thể và 28 cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động công chứng, chứng thực thời gian qua. Trong đó TP.HCM được trao bằng khen cho ba tập thể (Sở Tư pháp, Phòng Công chứng số 6, Văn phòng Công chứng Sài Gòn) và năm cá nhân: bà Ngô Minh Hồng – nguyên Giám đốc Sở Tư pháp, ông Nguyễn Quang Thắng – Phó Chủ tịch Hội Công chứng TP, ông Võ Hoàng Kiệt – UBND TP.HCM, ông Lâm Quốc Thái – Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, bà Lâm Quỳnh Thơ – Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Tư vấn công chứng.
Theo 24h
Bộ trưởng GTVT: Bỏ phạt xe không chính chủ
Bộ GTVT rút quy định xử phạt xe không chính chủ (Ảnh minh họa)
Bộ trưởng Đinh La Thăng đã đề nghị đưa quy định "xử phạt lỗi không sang tên đổi chủ phương tiện" ra khỏi Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, đường sắt.
Theo người đứng đầu Bộ Giao thông Vận tải, mặc dù việc xử phạt lỗi không sang tên đổi chủ phương tiện hiện vẫn được quy định trong Luật Giao thông đường bộ, nhưng mức xử phạt cao, quá trình triển khai gặp rất nhiều khó khăn, dư luận ít đồng tình. Vì vậy, trước mắt sẽ rút nội dung này ra khỏi Dự thảo nghị định mới.
Như đã đưa tin, thời gian gần đây, Bộ GTVT đang lấy ý kiến dư luận về Dự thảo Nghị định xử phạt mới quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt nhằm thay thế cho Nghị định 34/2010 và Nghị định 71/2012.
Ông Thăng cho rằng, quy trình xác minh xe không sang tên đổi chủ hiện nay chưa rõ ràng. Điều này dễ dẫn tới việc, đôi khi người tham gia giao thông bị xử phạt một lỗi nào đó, nhưng lại kéo theo việc phải xác minh xe đã chuyển quyền sở hữu hay chưa. Như vậy dễ gây phiền hà.
"Khi nào có biện pháp có thể xác minh nguồn gốc xe tốt hơn thì sẽ bổ sung quy định này vào Nghị định sau." - Bộ trưởng Thăng nói.
Tuy nhiên Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng cho hay, việc rút quy định này khỏi Dự thảo Nghị định là kết quả sự cân nhắc kỹ lưỡng từ ý kiến của nhân dân. Bộ trưởng đề nghị các Bộ GTVT cùng các bộ, ngành liên quan tiếp tục xem xét. Nếu các bộ, ngành không thống nhất được thì sẽ xin ý kiến Chính phủ để Chính phủ biểu quyết rồi mới ban hành Nghị định mới.
Liên quan đến việc xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện, căn cứ một số cơ sở luật và đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ngày 19/9/2012, Chính phủ đã ban hành nghị định 71. Nghị định này quy định tăng mức xử phạt lên gấp khoảng 10 lần mức cũ quy định trong Nghị định 34 trước đây.
Theo Nghị định 71, quy định xử phạt này có hiệu lực từ ngày 10/11/2012. Tuy nhiên, đến nay, quy định vẫn không thực hiện được do vấp phải phản ứng không đồng tình từ người dân.
Mới đây, Bộ Công an lại bất ngờ ra Thông tư 11 quy định sẽ xử phạt lỗi không chuyển quyền sở hữu phương tiện từ ngày 15/4 tới đây. Tuy nhiên, Thông tư 11 quy định, lực lượng CSGT không được dừng xe đang lưu thông trên đường để kiểm soát, xử lý hành vi này.
Việc xem xét và xử phạt lỗi không sang tên đổi chủ chỉ được thực hiện thông qua công tác đăng ký, cấp biển số, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, các trường hợp phương tiện vi phạm bị tạm giữ theo quy định và qua điều tra các vụ án hình sự.
Thông tư 11 cũng sẽ hết hiệu lực khi Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 1/7.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Lỗi không chuyển quyền sở hữu phương tiện, từ tháng 7/2012, có bị xử phạt hay không vẫn chờ quyết định từ Chính phủ.
Riêng hành vi không nộp phí sử dụng đường bộ, Bộ trưởng Thăng cũng đề nghị Bộ Tài chính đưa vào Nghị định xử phạt hành chính phí và lệ phí.
Theo 24h
Thông tư phạt "xe không chính chủ" chỉ có hiệu lực 2 tháng Bộ Công an vừa ra Thông tư 11 có nội dung hướng dẫn xử phạt xe không chính chủ. Nhưng chỉ hơn 2 tháng sau khi có hiệu lực thi hành thông tư này sẽ lỗi thời. Trao đổi với báo chí ngày 7/3, một lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng...