Nên đầu tư và vận hành sân bay Long Thành theo hình thức thế nào?
Theo TS Lương Hoài Nam – Tổng Giám đốc Hàng không Hải Âu, dự án xây dựng mới sân bay Long Thành là quá chậm, lẽ ra phải được bắt đầu lên kế hoạch từ năm 2005, chính thức hoạt động từ năm 2010.
Phát biểu tại Hội thảo “Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành – Một cách nhìn khách quan, trung thực và xây dựng” do báo Lao Động và Cục hàng không dân dụng Việt Nam tổ chức tại TP. HCM sáng ngày 14/5, TS Lương Hoài Nam – Tổng Giám đốc Hàng không Hải Âu, một trong những chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không đã thắng thắn nhìn nhận rằng: Dự án xây dựng mới sân bay Long Thành là quá chậm, lẽ ra nên bắt đầu từ năm 2005, và chính thức hoạt động từ năm 2010.
Theo TS Lương Hoài Nam, việc “cơi nới” sân bay Tân Sơn Nhất hiện hữu tại TP. HCM đã quá vất vả, tốn kém, lãng phí cả về thời gian và tiền bạc, mà chỉ là một giải pháp tạm bợ, không phù hợp với xu thế phát triển chung của các sân bay trong khu vực và trên thế giới.
Về lý do không thể cứ mở rộng mãi sân bay Tân Sơn Nhất, TS Lương Hoài Nam đã chỉ ra rằng, việc xây dựng sân bay này đã được thực hiện vào những năm 30, khi đó TP.HCM vẫn còn rất nhỏ, ít dân số, phương tiện giao thông, đô thị lạc hậu, tốc độ chậm.
TS Lương Hoài Nam – Tổng Giám đốc Hàng không Hải Âu phát biểu tại hội thảo. Ảnh: H. T
Lúc đó, sân bay và cả máy bay đều vẫn còn rất nhỏ, phần lớn chỉ là để tận dụng, chuyển đổi công năng từ quân sự sang dân dụng sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Vấn đề tác động của tiếng ồn từ máy bay đối với cuộc sống, sức khỏe của người dân vẫn chưa được đặt ra.
Sau 80 năm, mọi thứ đã thay đổi rất nhiều, từ diện tích, cư dân đô thị, máy bay, sân bay đều lớn hơn gấp nhiều lần. Các sân bay cũ tại nhiều đô thị trên thế giới đã được mở rộng đều đạt tới giới hạn, không thể mở rộng được nhiều hơn nữa, mà phải xây dựng thêm sân bay mới để bổ sung, hoặc thay thế hoàn toàn các sân bay cũ. Ví dụ: Hàng loạt các sân bay mới đã được xây như: Bangkok, Kuala lumpur, Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Đài Bắc, Seoul, Osaka…
Ngay tại Australia, vì sân bay tại Sydney quá tải, nhiều tiếng ồn ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của người dân, nên chính quyền đã yêu cầu sân bay ở nội đô này phải đóng cửa hoạt động trong khoảng thời gian từ 23h hôm trước đến 6h sáng hôm sau. Chính phủ Australia cũng đã bắt đầu xây dựng sân bay mới ở phía Tây Sydney, cách trung tâm TP khoảng 52km, dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2017.
Đối với đề xuất nên đầu tư mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất sang phía đối diện nhà ga hiện hữu, qua đường băng để nâng công suất của sân bay lên 40 – 50 triệu hành khách/năm, theo TS Lương Hoài Nam, cần phải làm rõ các yếu tố sau: Lãnh đạo TP. HCM có cam kết cho sân bay Tân Sơn Nhất hoạt động 24/24h mỗi ngày trong vòng 20, 30 năm nữa không? Lãnh đạo TP. HCM có cam kết di dời đủ dân cư và kịp tiến độ thời gian theo nhu cầu mở rộng của sân bay Tân Sơn Nhất hay không? Lãnh đạo TP. HCM có cam kết phát triển hạ tầng giao thông nối sân bay với trung tâm TP, đảm bảo không xảy ra tắc nghẽn giao thông tại khu vực ra vào của sân bay hay không?
Vị chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực hàng không cũng đã đưa ra giả thuyết, nếu lãnh đạo TP. HCM nói “có” với cả 3 vấn đề như đã nêu ở trên, thì liệu nâng công suất hành khách lên cao như vậy, có đủ cho sân bay Tân Sơn Nhất hoạt động trong vòng 10 năm nữa hay không? Hay là lại tiếp tục quá tải, rồi giải pháp tiếp nữa sẽ làm gì? Sẽ tiếp tục di dời dân TP. HCM để mở rộng sân bay, hay là khi đó mới nghĩ tới chuyện xây mới sân bay Long Thành… Nếu lúc đó mới xây mới Long Thành, thì việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất tiêu tốn hàng tỷ USD chưa khấu hao, thu hồi vốn xong sẽ được dùng vào việc gì?
Về việc một số nghi ngại cho rằng, dự án sân golf Tân Sơn Nhất sẽ làm ảnh hưởng việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, TS Lương Hoài Nam khẳng định: Dự án sân golf chưa bao giờ là yếu tố cản trở việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, dẫn tới phải nghĩ tới việc xây dựng sân bay Long Thành.
Video đang HOT
Bởi lẽ, đây là dự án được thành lập đến 10 năm sau ngày sân bay Long Thành được đưa vào quy hoạch hệ thống sân bay, và các cơ quan có trách nhiệm đã không nêu bất cứ lý do quan ngại nào đến việc sân golf Tân Sơn Nhất có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến an toàn hàng không.
Ngoài ra, ông Lương Hoài Nam còn nhấn mạnh: Không thể &’dân sự hóa’, đầu tư nâng cấp sân bay Biên Hòa do đây là khu vực đang nhiễm rất nhiều chất độc dioxin, các sân bay lân cận TP. HCM như Cam Ranh, Đà Lạt, Phú Quốc, Cần Thơ không thể &’chia tải’ cho Tân Sơn Nhất, vì thị trường địa phương tại đây chưa đủ mạnh, nên không thể &’trung chuyển’ cho Tân Sơn Nhất.
Phác thảo dự án xây dựng sân bay Long Thành trong tương lai. Ảnh: internet
TS Lương Hoài Nam bày tỏ ý kiến của mình, như vậy sẽ xây dựng dự án sân bay Long Thành theo hình thức nào: đầu tư công, đầu tư công – tư (PPP), mô hình công ty cổ phần dự án, các điều kiện quan trọng để đảm bảo thành công cho siêu dự án này.
“Nếu được xây dựng, sân bay Long Thành phải tạo ra được năng lực cạnh tranh với các sân bay trực tiếp trong khu vực, gần nhất với Việt Nam như Bangkok, Kuala lumpur, Singapore, Hồng Kông ở chất lượng phục vụ, giá và các loại phí trong sân bay” – TS Nam chia sẻ.
Cùng lúc, việc thành công của siêu dự án sân bay Long Thành còn phụ thuộc vào rất nhiều tới tương lai phát triển, khả năng cạnh tranh quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam. TS Lương Hoài Nam giải thích: Thông thường, các sân bay có quy mô lớn đều là trung tâm của các hãng hàng không lớn trong khu vực, có chất lượng dịch vụ 5 sao.
Nếu hàng không Việt Nam gặp khó khăn trong cạnh tranh quốc tế, có thể xảy ra trường hợp đề nghị Nhà nước bảo hộ bằng chính sách hạn chế cạnh tranh quốc tế, thông qua việc cấp thương quyền, hạn chế tải cung ứng. Nếu xảy ra thì nó sẽ là điều đi ngược lại với xư thế tự do vận tải hàng không của khu vực, thế giới, làm giảm hiệu quả kinh doanh của sân bay. Nếu hàng không Việt Nam mạnh, kết hợp với chính sách tự do vận tải hàng không quốc tế sẽ là điều rất quan trọng để siêu dự án sân bay Long Thành đạt được hiệu quả tốt. Còn không,nếu ngược lại thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
“Nếu Việt Nam mở rộng được thị trường du lịch, khắc phục được những hạn chế về visa du lịch bất cập trong hoạt động quảng bá du lịch thì chắc chắn dự án sân bay Long Thành sẽ gặp nhiều khó khăn trong hiệu quả kinh doanh, đầu tư” – TS Nam kết luận.
Hà Trang
Theo_Vietq
Bộ GTVT tiền hậu bất nhất về việc "quen biết" công ty ADPi
Bộ GTVT đã khẳng định "không biết, cũng như chưa từng làm việc với ADPi" về dự án xây dựng sân bay Long Thành. Tuy nhiên, một văn bản từ tháng 8 do Bộ trưởng Đinh La Thăng ký đã nhắc đến việc "ADPi đề nghị tham gia tài trợ dự án".
Dự án xây dựng sân bay Long Thành, với tổng vốn đầu tư được cho là khoảng 18 tỷ USD, đang thu hút sự chú ý của dư luận. Trong đó, thông tin về nhà tài trợ cam kết cung cấp khoản tín dụng 2 tỷ USD cho dự án được đặc biệt quan tâm.
Phối cảnh sân bay quốc tế Long Thành.
Theo thông tin trong một bài báo đăng trên Tuổi Trẻ Online ngày 22/10, dẫn nguồn tại buổi tọa đàm do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức về dự án cảng hàng không Long Thành, một lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) là Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu cho biết: "Đến nay có tập đoàn ADPi của Pháp cam kết tài trợ số vốn 2 tỉ USD cho dự án sân bay Long Thành".
Tuy nhiên, ngay chiều tối 22/10, Bộ GTVT đã phát đi thông cáo báo chí bác bỏ thông tin nói trên và khẳng định nguồn vốn tài trợ 2 tỷ USD từ ADPi là không chính xác.
"Thông tin về việc ADPi làm việc với Bộ GTVT và cam kết cung cấp tài chính cho dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành là không chính xác. Bộ GTVT không biết ADPi là công ty nào và cũng chưa từng làm việc với ADPi về vấn đề này", thông cáo của Bộ GTVT khẳng định.
Như vậy, theo thông tin chính thức được cung cấp trong thông cáo báo chí mới nhất nói trên, Bộ GTVT đã khẳng định "không biết, cũng như chưa từng làm việc với ADPi" về dự án xây dựng sân bay Long Thành.
Nhưng, trong một bài báo đăng ngày 23/10, báo Tuổi Trẻ đưa tin tức: "Dù khẳng không biết ADPi là công ty nào, nhưng trong văn bản gửi Hội đồng thẩm định Nhà nước vào ngày 26/8 do Bộ trưởng Đinh La Thăng ký, Bộ GTVT lại cho biết ADPi đã đề nghị tham gia tài trợ dự án". Kèm theo thông tin trên là bức ảnh chụp lại một số trang văn bản liên quan. Báo Tuổi Trẻ đánh giá "đây là một chuyện khó hiểu".
Ảnh: TTO.
"Hiện nay, đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài bày tỏ quan tâm đến dự án và sẵn sàng hợp tác đầu tư vào các hạng mục của dự án dưới nhiều hình thức khác nhau như PPP, BOT... như Tập đoàn ADPi của Pháp (đã đề nghị cụ thể đầu tư trực tiếp 500 triệu USD và huy động 1 tỷ USD từ ngân hàng)...", một nội dung trong công văn gửi Hội đồng thẩm định Nhà nước vào ngày 26/8 do Bộ trưởng Đinh La Thăng ký - theo ảnh chụp của báo Tuổi Trẻ - ghi rõ.
Trước đó, ngày 18/10, Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu đã có thư xin lỗi gửi ngài Fukada Hiroshi, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, vì đã nhầm lẫn khi nói Nhật Bản cam kết cho Việt Nam vay 2 tỷ USD cho dự án cảng hàng không Long Thành.
Nguyên nhân khiến Thứ trưởng Bộ GTVT phải xin lỗi bắt nguồn từ việc tại buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Dự án sân bay Long Thành: cơ hội và thách thức" ngày 17/10, ông Tiêu cho biết phía Nhật Bản cam kết tài trợ khoảng 2 tỷ USD cho dự án xây dựng sân bay Long Thành.
Tuy nhiên, ngay sau khi thông tin này được công bố, Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam đã lên tiếng phủ nhận, đồng thời khẳng định Chính phủ nước này chưa có quyết định chính thức.
Như vậy, chỉ trong ít ngày, nhiều thông tin khác nhau liên quan đến nhà tài trợ cung cấp tín dụng cho dự án xây dựng sân bay Long Thành đã được đưa ra, và sau đó thay đổi, "xin lỗi vì nhầm lẫn" bởi người có trách nhiệm, thẩm quyền của Bộ GTVT. Điều này đã ít nhiều khiến dư luận khó hiểu, đặt dấu hỏi về tính chính xác trong các thông tin do chính Bộ GTVT cung cấp.
" Đã có nhà đầu tư cam kết cung cấp 2 tỷ USD vào dự án Long Thành"
Trong một diễn biến khác, cũng trong thông cáo báo chí phát đi ngày 22/10, Bộ GTVT xác nhận việc có nhà đầu tư nước ngoài muốn tài trợ vốn cho Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, nhưng đó không phải là ADPi.
Theo đó, Bộ GTVT cho biết: "Công ty Aeroports de Paris Management (ADPM) đại diện cho Tập đoàn ADP là nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên bày tỏ mong muốn được tham gia và thu xếp khoản tài chính 2 tỷ USD cho dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành".
Theo Bộ GTVT, đầu năm 2013, công ty ADPM đã có thư gửi Bộ này và bày tỏ sự quan tâm đối với dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Trong thư, ADPM cho biết Tập đoàn ADP sẽ đóng góp 500 triệu USD cùng với việc thu xếp khoản đầu tư 1 tỷ USD từ các thể chế tài chính, ngân hàng là đối tác của công ty này để xây dựng nhà ga hành khách và các kết cấu hạ tầng phụ trợ bao gồm khách sạn quá cảnh, văn phòng cho các hãng hàng không và các doanh nghiệp, bãi đỗ xe và khu vực hậu cần thuộc dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Theo tìm hiểu, ADPM là công ty con của ADP, chuyên đầu tư vào các công ty khai thác và điều hành sân bay bên ngoài Paris. Theo website của công ty này, ADPM đang trực tiếp và gián tiếp vận hành, duy trì, phát triển dịch vụ của 26 sân bay trên toàn thế giới. ADPM chuyên chào hàng, giới thiệu sản phẩm (cố vấn dịch vụ, khai thác sân bay và các vấn đề liên quan), mua quyền khai thác sân bay và dịch vụ sân bay, hợp tác cùng khai thác quyền khai thác sân bay chung với công ty sở hữu và quản lý sân bay.
Liên quan đến thông tin ADP cam kết đầu tư 2 tỷ USD vào dự án sân bay quốc tế Long Thành, theo báo Tuổi Trẻ, đại diện bộ phận truyền thông và quan hệ báo chí của ADP cho biết: "Chúng tôi không xác nhận cũng không phủ nhận ADPM có hứa hẹn gì với bên Việt Nam hay không. Thật ra, chúng tôi không biết rõ về chi tiết, vì đây chỉ là trao đổi giữa hai bên chứ chưa ký kết gì hết, cũng chưa có gì chắc. Hơn nữa, theo quy tắc, chúng tôi không thể bàn bất cứ chuyện gì trước khi ký hợp đồng chính thức, không bao giờ đưa thông tin hay đề cập những gì đang trao đổi...".
Duy Minh
Theo_Người Đưa Tin
Cân nhắc kỹ tác động kinh tế nếu xây sân bay Long Thành Sáng 29-10, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã trình bày trước Quốc hội Tờ trình về chủ trương đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành. Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng trao đổi với các đại biểu bên hành lang Quốc hội Nhấn mạnh các yếu tố...