Nên có thêm các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp?
Các giải pháp về tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn do dịch Covid-19 được cho là hợp lý trong thời điểm hiện nay dù có ý kiến cho là chưa đủ mạnh so với khó khăn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng các “liều thuốc” mạnh hơn lại cần phải tính toán thận trọng trong cân đối với nguồn lực của quốc gia.
Hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 là cần thiết, song phải cân đối để bảo đảm vận hành hiệu quả các hoạt động của nền kinh tế. Ảnh: Nhã Chi
Giải pháp đúng và trúng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Ngay sau khi văn bản này được ban hành, NHNN nước tiếp tục có quyết định giảm một loạt các lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện giúp các ngân hàng thương mại (NHTM) có thêm nguồn lực để hỗ trợ các doanh nghiệp cầm cự qua giai đoạn khó khăn hiện tại.
Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, phía trước còn nhiều khó khăn, chính vì vậy, các NHTM phải hành động quyết liệt, khẩn trương hơn nữa, tích cực triển khai nhiều gói giải pháp, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Về phía chính sách tài khóa, Bộ Tài chính cho biết đang hoàn tất Dự thảo Nghị định quy định việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục khó khăn do dịch Covid-19.
Đây là hai giải pháp chủ yếu và được kỳ vọng giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn và phục hồi sản xuất kinh doanh. Tác dụng đầu tiên được nhìn nhận rõ trên thị trường là hầu hết các NHTM đều giảm lãi suất huy động kỳ hạn 1 đến dưới 6 tháng từ mức trần cũ 5%/năm xuống mức trần mới 4,75%/năm. Các kỳ hạn dài hơn cũng được điều chỉnh giảm ở nhiều ngân hàng. Hiện tại, kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng nằm phổ biến trong khoảng 5,3 – 6,8%/năm và kỳ hạn 12 – 13 tháng là từ 6,4 – 7,3%/năm. Nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay với một số đối tượng thuộc diện cần hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
Video đang HOT
Cân nhắc liều lượng
Phản hồi về các giải pháp hỗ trợ, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội (HaSME) cho biết, doanh nghiệp trong Hiệp hội đã nhận được hướng dẫn của các NHTM về việc làm hồ sơ để thực hiện giãn nợ và giảm lãi suất cho vay, trong khi các giải pháp giãn thuế và tiền thuê đất vẫn còn “trên giấy”.
“Thực tế, những hỗ trợ về tín dụng và tài khóa như vậy là chưa đủ thấm so với khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải. Về phía doanh nghiệp, khoản nợ tại ngân hàng vẫn là nợ, họ chưa quan tâm đến việc trả nợ bằng việc phải sản xuất và bán được hàng, tức là bài toán cung cầu thị trường. Trong khi đó, vẫn chưa thấy rõ việc thực thi các giải pháp thị trường nào”, ông Quốc Anh nói.
Do đó, theo ông Quốc Anh, cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn như giảm thuế GTGT và kéo dài các gói hỗ trợ tín dụng đến sau khi hết dịch để doanh nghiệp đủ sức hồi phục và phát triển. “Bên cạnh đó, có thể đẩy mạnh việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực có chi tiêu công của Nhà nước”, ông Quốc Anh nhấn mạnh.
Từ góc độ khác, Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh cho biết, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực cầm cự, cắt giảm chi tiêu để “sống sót” qua giai đoạn khó khăn này. Đó là cách làm tốt thay vì trông chờ quá nhiều vào sự hỗ trợ của Chính phủ.
“Thực tế, Chính phủ đang tập trung rất nhiều nguồn lực để chống dịch Covid-19. Việc hỗ trợ doanh nghiệp là cần thiết, song phải cân đối để bảo đảm vận hành hiệu quả các hoạt động của quốc gia và nền kinh tế. Việc tính đến các gói kích thích kinh tế như các nước khác cần hết sức cân nhắc. Bởi nếu áp dụng, Chính phủ có thể phải vay nợ dẫn đến những rủi ro đáng ngại cho ngân sách nhà nước trong trung và dài hạn”, ông Minh nhấn mạnh.
Xuân Yến
'Hệ thống ngân hàng phải đồng lòng chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp'
Các ngân hàng thương mại phải triển khai nhiều gói giải pháp, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
Các đại biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: CTV/Vietnam )
"Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng Nhà nước với 4 ngân hàng thương mại Nhà nước trong vấn đề cơ chế chính sách, khó khăn vướng mắc và cùng triển khai chủ trương, giải pháp trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp."
Đó là chỉ đạo của Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú tại buổi làm việc với 4 ngân hàng thương mại gồm Agribank, VietinBank, Vietcombank và BIDV ngày 20/3 tại Hà Nội.
Tại buổi làm việc, ông Tiết Văn Thành, Tống Giám đốc Agribank cho biết ngân hàng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo trong toàn hệ thống. Agribank cũng thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và xây dựng kịch bản ứng phó theo ba cấp độ, đưa ra những phương án dự phòng phù hợp. Những đơn vị trọng yếu như Trung tâm thanh toán, công nghệ thông tin... đều có những kịch bản cụ thể để ứng phó.
Còn Tổng Giám đốc Vietcombank, ông Phạm Quang Dũng chia sẻ Vietcombank có nhận thức rất sớm về dịch bệnh nên ngay ngày 31/1, ban lãnh đạo ngân hàng đã có văn bản chỉ đạo trong toàn hệ thống thành lập Ban chỉ đạo và tiểu ban phòng chống dịch tại từng đơn vị cũng như xây dung kế hoạch phòng chống dịch.
Bên cạnh đó, Vietcombank cũng kích hoạt hoạt động tại thời điểm dự phòng, phân loại các hoạt động phải triển khai liên tục; triển khai các gói sản phẩm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Đại diện BIDV, ông Lê Ngọc Lâm, Phó Tổng Giám đốc phụ trách thì cho biết trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, BIDV đã nhanh chóng có văn bản triển khai, quán triệt đến từng chi nhánh trong toàn hệ thống về việc xây dựng kế hoạch kinh doanh ứng phó với dịch bệnh, đảm bảo hoạt động ngân hàng thông suốt, liên tục.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước khuyến nghị các ngân hàng thương mại cần nhìn nhận và đánh giá trên hai bình diện.
Thứ nhất, tình hình dịch bệnh còn rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, theo đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dòng tiền trả nợ cho ngân hàng, dẫn tới ngân hàng khó khăn thu hồi vốn để có doanh thu. Áp lực cuối cùng là ngành ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nếu như dịch bệnh kéo dài.
Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng phải có những gói hỗ trợ, cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ và cho vay mới. Thực chất nhất bây giờ xem xét cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp thiệt hại.
Thứ hai, tiếp tục nắm bắt tình hình thực tế các doanh nghiệp và các tổ chức, doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, báo cáo vướng mắc với Ngân hàng Nhà nước để xem xét.
Ông Hùng đề nghị, trong quá trình triển khai Thông tư 01, các ngân hàng cần rà soát lại có vướng mắc khó khăn báo cáo Ngân hàng Nhà nước để kịp thời xử lý.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho rằng dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, chính vì vậy, các ngân hàng thương mại phải hành động quyết liệt, khẩn trương hơn nữa, tích cực triển khai nhiều gói giải pháp, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
Các ngân hàng chủ động xây dựng kịch bản phù hợp với hoạt động của từng ngân hàng, không có kịch bản chung trong việc chống dịch. Ngay cả trong thực hiện Thông tư 01 phải có kịch bản, giải pháp điều hành chủ động của từng ngân hàng.
"Điều quan trọng là cả hệ thống ngân hàng phải đồng lòng, đồng thuận trong chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Trước mắt, 4 ngân hàng thương mại Nhà nước thể hiện vai trò của mình trong dẫn dắt thị trường, thực hiện chính sách trong vấn đề chia sẻ lợi nhuận, khó khăn và thực hiện chủ trương tái cơ cấu, hoãn, giãn nợ, kể cả huy động, cho vay," Phó Thống đốc nhấn mạnh.
Theo ông Tú, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng Nhà nước với 4 ngân hàng thương mại Nhà nước trong vấn đề cơ chế chính sách, khó khăn vướng mắc và cùng triển khai chủ trương, giải pháp.
Phó Thống đốc yêu cầu các ngân hàng thương mại tiếp tục tích cực đánh giá thiệt hại của doanh nghiệp, khách hàng vay vốn, đánh giá khó khăn của mình trong hiện tại, ngắn hạn và trung hạn. Cập nhật tình hình, số liệu (giảm nợ, giảm huy động, tín dụng, nợ xấu...) và báo cáo kịp thời (vốn, dư nợ, nợ xấu...) để đơn vị chức năng Ngân hàng Nhà nước nắm được.
Bên cạnh đó, cần chú trọng lĩnh vực nóng, lĩnh vực ưu tiên đến xuất khẩu, sản xuất, lưu thông đặc biệt là những đối tượng liên quan đến hàng hoá thiết yếu hiện nay, an sinh xã hội; khẩn trương công bố các gói sản phẩm, chủ trương giảm lãi, phí thể hiện sự chia sẻ với cộng đồng; có phương án kịch bản phòng chống dịch cụ thể trong toàn hệ thống từ trụ sở chính đến chi nhánh, phòng giao dịch./.
Thúy Hà
8,195 triệu tỷ đồng vốn vay đã ký trước Covid-19 Cách giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn trước Covid-19 đã khác dần so với trước đây. Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tính đến 31/12/2019 là 8.195.393 tỷ đồng. Ảnh: báo Đấu thầu Theo chỉ thị Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành, có khoảng 280.000 tỷ đồng gói hỗ trợ doanh nghiệp trước ảnh...