Nên có “luật từ chức” để lãnh đạo năng lực kém có đường “hạ cánh”
Nhiều cử tri cho rằng, phần trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội chưa nhìn thẳng vào khuyết điểm, chưa có văn hóa từ chức… Cử tri đề nghị Quốc hội nên xem xét “luật từ chức” để các cán bộ, lãnh đạo thiếu trách nhiệm, năng lực kém có đường “hạ cánh”.
Sáng 2/12, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đại biểu Quốc hội trong đơn vị 1, Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM đã có buổi tiếp xúc với bà con cử tri quận 1, TPHCM.
Niềm tin từ kỳ họp lịch sử
Tại buổi tiếp xúc, thay mặt đơn vị, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Du Lịch (Phó Trưởng Đoàn ĐBQH TPHCM) đã báo cáo với bà con cử tri về kết quả của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII. Ông Trần Du Lịch cho biết, kỳ họp đặc biệt quan trọng này đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi), thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), quyết định nhiệm vụ kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước năm 2014, những năm còn lại của kế hoạch 5 năm…
Bản dự thảo Hiến pháp đã qua một quá trình chuẩn bị công phu, cẩn thận, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Bản Hiến pháp được Quốc hội thông qua lần này đã thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, ý Đảng hợp với lòng dân. Hiến pháp đã thể hiện được tinh thần đổi mới… Với Hiến pháp mới, TPHCM có thể vận dụng để hình thành chính quyền đô thị.
Luật Đất đai sửa đổi đi vào giải quyết minh bạch rạch ròi giữa quyền của người sử dụng đất với quyền thu hồi đất của nhà nước. Để tránh lạm quyền thu đất, gây bức xúc trong dân, luật Đất đai quy định rõ những loại dự án vì an ninh quốc phòng, vì lợi ích quốc gia, những dự án phát triển lợi ích quốc gia gắn với lợi ích cộng đồng thì mới được thu hồi đất của dân.
Kỳ họp lần này, Quốc hội cũng đã thực hiện giám sát việc thực hành bảo đảm pháp luật, giám sát chất vấn và trả lời chất vấn, ra nghị quyết chuyên đề về thủy điện và xả lũ; thông qua công tác nhân sự, tăng thêm một Phó Thủ tướng.
“Năm 2013, dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá; kiềm chế, kiểm soát tốt về lạm phát. Năm 2014, sẽ bổ sung 170 ngàn tỷ đồng để nâng cấp đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14, nâng cấp toàn bộ Quốc lộ 1A”, ông Trần Du Lịch cho biết.
Phát biểu tại buổi tiếp xúc, nhiều ý kiến bày tỏ vui mừng trước thành công của kỳ họp Quốc hội, đặc biệt là Hiến Pháp và Luật Đất đai sửa đổi được thông qua.
Video đang HOT
Tổ ĐBQH TPHCM báo cáo kết quả kỳ họp Quốc hội với bà con cử tri
Ông Phạm Đức Hùng (cử tri P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1) bày tỏ: “Hiến pháp lần này có một quá trình chuẩn bị rất công phu khi lấy ý kiến nhân dân rộng rãi, mở rộng thành phần tham gia góp ý… Hiến pháp đã thể hiện tính dân chủ, phản ánh thực sự ý Đảng, lòng dân. Điều 4 của Hiến pháp được đông đảo thành phần quan tâm và Hiến pháp kỳ này đã thông qua Điều 4. Qua đó, chứng tỏ được rằng ý nguyện của dân và Đảng cùng nhau”.
Cử tri Nguyễn Hữu Mỹ cho biết, năm nay ông đã trên 80 tuổi. Ở cái ngưỡng “gần đất xa trời” rồi nhưng ông vẫn luôn quan tâm theo dõi đến hoạt động của Quốc hội. “Nghe Hiến pháp được thông qua, tôi mừng quá. Hiến pháp mới thông qua, còn nhiều luật mới phải thay đổi cho phù hợp. Vì vậy, các đồng chí nghĩ như thế nào và làm như thế nào để có lợi cho dân”, ông Mỹ nói.
Cử tri Lê Đình Cây (P.Nguyễn Thái Bình) cho biết, ông cảm thấy phấn khởi khi Hiến pháp đi sát đời sống và gần gũi với người dân.
Chưa hài lòng với cách trả lời chất vấn
Bên cạnh niềm vui khi Hiến pháp, Luật Đất đai sửa đổi được thông qua, các cử tri cũng chưa hài lòng với cách chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội.
Cử tri Nguyễn Hữu Mỹ cho biết, có nhiều ĐBQH trẻ quá kiệm lời trong diễn đàn Quốc hội. Những vấn đề nóng bỏng như tiêm chủng khiến nhiều trẻ em tử vong, y đức giảm sút nghiêm trọng; xả lũ vô tội vạ, cẩu thả trong đêm khiến mấy chục người dân chết ngay khi Quốc hội đang họp nhưng vẫn chưa được làm rõ.
Cử tri Lê Đình Cây cũng cho rằng, nhiều trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội chưa nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình như vụ án oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn, chưa có văn hóa từ chức… Ông Cây đề nghị Quốc hội nên xem xét thêm một đạo luật nữa là “luật từ chức” để cho các cán bộ, lãnh đạo thiếu trách nhiệm, năng lực kém có đường “hạ cánh”.
“Đến giờ này, chống tham nhũng vẫn không đi vào kết quả. Tôi đề nghị các ĐBQH nên xem coi cái tham nhũng nằm từ đâu, phát sinh ra chỗ nào chứ sao tôi thấy tất cả các bộ, ngành đều có tham nhũng. Một chủ tịch xã dám sửa quyết định của chủ tịch huyện. Cả hệ thống an ninh sân bay Tân Sơn Nhất mà để lọt 600 bánh heroin thì thử hỏi còn gì thậm tệ bằng?”, cử tri Lê Đình Cây bức xúc.
Nhiều cử tri cũng bày tỏ mong muốn Quốc hội cần có các giải pháp cụ thể để cải cách nền giáo dục, giảm quá tải cho các bệnh viện, trợ cấp lương hưu, đảm bảo an ninh trật tự trị an…
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ân cần thăm hỏi bà con cử tri
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thay mặt tổ đại biểu lần lượt giải đáp các thắc mắc, chất vấn của cử tri. Về ý kiến của nhiều cô bác không hài lòng khi kết quả bỏ phiếu thông qua Hiến pháp không đạt 100%, Chủ tịch nước cho biết, so với các khác trên thế giới, con số 97,59% đại biểu tán thành là rất tốt. Không phải nước nào cũng có tỉ lệ thông qua Hiến pháp cao như vậy.
“Dân chủ trong Đảng và xã hội hiện giờ khác lắm. Nên tôn trọng những ý kiến còn khác nhau. Làm sao có những giá trị vĩnh viễn được. Đến mức đường lối phát triển của Đảng còn sửa đổi mà. Không nên có tình trạng trong hội trường 100% đồng thuận nhưng khi ra khỏi hội trường là ý kiến khác nhau”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Công Quang
Theo Dantri
Bác thông tin 1 ngày họp Quốc hội hết 1 tỷ đồng
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Nguyễn Hạnh Phúc tuyên bố, thông tin cho rằng một ngày họp Quốc hội chi phí hết 1 tỷ đồng, là "không có cơ sở".
Tuyên bố trên của ông Nguyễn Hạnh Phúc được đưa ra tại cuộc họp báo khi kết thúc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII chiêu nay (29/11).
Theo ông Nguyên Hanh Phuc, hội trường họp Quốc hội là do Bộ Quốc phòng cho mượn. Công tác bảo vệ kỳ họp do lực lượng công an hỗ trợ; Chi phí của kỳ họp chỉ là chi phí tiền ăn hàng ngày và tiền ở khách sạn cho các ĐBQH theo tiêu chuẩn, không có khoản nào khác.
Trươc đo, ngay 4/11, phát biểu tại phiên họp Quốc hội (QH) về dự thảo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sáng, ĐB Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) đã "phê" các kỳ họp QH còn kéo dài, gây lãng phí thời gian và ngân sách. Ông Tuấn cho rằng dự thảo Luật Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí chưa đề cập được trách nhiệm của QH về vấn đề này.
Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân thừa nhận "đề nghị của đại biểu về rút ngắn thời gian họp của QH rất đúng" và phù hợp với Đề án đổi mới hoạt động của QH.
Ky hop thư 6, quôc hôi khoa XIII đa kêt thuc vao 29/11. Rut ngăn 1 ngày so vơi dư tính.
Về tên gọi đúng của bản Hiến pháp vừa được QH thông qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chung Lưu cho biết: Do đã được Quốc hội thông qua nên 2 chữ "sửa đổi" phía sau không còn cần thiết; và do nước ta chỉ có một bản Hiến pháp duy nhất nên cũng không cần phải rạch ròi viết thêm số năm tháng vào sau. Do đó, tên gọi đúng là "Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam".
Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc hội cho biết, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức hữu quan có kế hoạch tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết vừa được thông qua, bảo đảm để các quyết định của Quốc hội được triển khai đồng bộ, toàn diện và có kết quả trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Về nguyên tắc lựa chọn các Bộ trưởng và Trưởng ngành cho phiên chất vất, ông Nguyễn Hạnh Phúc đã nhắc lại quy trình lựa chọn. Theo đó, chọn Bộ trưởng nào trả lời thì phải trên cơ sở có nhiều câu hỏi của các ĐBQH. Sau đó phân lọc từ cao xuống thấp (có Bộ trưởng không có câu hỏi nào cả như Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử), chọn lọc những vấn đề cử tri đang bức xúc, và ưu tiên Bộ trưởng nào chưa trả lời. Sau đó một danh sách 5 người được gửi đến các vị ĐBQH để gút lại 4 Bộ trưởng, Trưởng ngành đăng đàn trả lời chất vấn.
"Có người hỏi tôi sao không chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế? Thực tế nữ bộ trưởng này chỉ nhận được 28 ý kiến, trong khi các bộ trưởng khác thì có trên 100 ý kiến chất vấn. Vì thế đã thiết kế là trong phiên chất vấn, khi có câu hỏi liên quan đến lĩnh vực y tế thì Bộ trưởng Bộ Y tế, Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ tham gia trả lời thêm"- ông Hạnh Phúc nói.
Liên quan đến tiết kiệm chi tiêu công ngay tại kỳ họp 6, khi có ý kiến ĐBQH cho rằng kỳ họp này kéo dài, có thể rút gọn lại được từ 5-6 ngày để tiết kiệm chi phí, ông Phúc khẳng định: Bản thân Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như các vị ĐBQH đều muốn rút ngắn thời gian họp. Tuy nhiên kỳ họp này liên quan đến công tác nhân sự, phải làm theo đúng quy trình nên kéo dài hơn các kỳ họp trước, thực tế đã rút gọn 1 ngày làm việc, do có sự điều chỉnh lại công tác xây dựng luật.
Đôi vơi viêc có trùng lặp nội dung "Thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, công cộng, và phát triển kinh tế xã hội" giữa Hiến pháp và Luật Đất đai vừa được thông qua hay không? Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chung Lưu đồng giải thích. Theo đó, Luật Đất đai đã được sửa theo hướng điều 54 của Hiến pháp, trên nguyên tắc công khai, minh bạch công tác bồi thường, chỉ thu hồi đất trong trường hợp thực sự cần thiết..., không hề có sự trùng lặp.
Theo Công Khanh
Được thu hồi đất cho những dự án do Thủ tướng chấp thuận Kết quả biểu quyết về luật Đất đai (sửa đổi) tại Quốc hội sáng 29/11 thể hiện, 448/473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (tương đương 89,96% tổng số đại biểu). 20 đại biểu không tán thành (chiếm 4,02%) và 5 người không biểu quyết (1%). Với kết quả này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định,...