Nên có lễ tạ lỗi cho các học sinh đánh bạn!
Ngày 25/3, nhiều nhà khoa học, giáo viên đã tham gia tọa đàm “ Bạo lực học đường” – nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa do Viện khoa học giáo dục Việt Nam tổ chức. Nhiều ý kiến chuyên gia đã đưa ra những kế “lạ” để ngăn chặn tình trạng này.
GS.TS Trần Công Phong – lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết: “Bạo lực học đường không phải vấn đề mới. Thời gian gần đây các cấp ngành, thầy cô và nhà nghiên cứu rất quan tâm làm sao có môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho học sinh. Mặc dù vậy, bạo lực học đường có diễn biến phức tạp. Chính vì thế việc phân tích kỹ lưỡng để nhìn nhận thấu đáo vấn đề, từ đó đưa ra giải pháp là điều cần thiết dành cho các nhà nghiên cứu”.
Quang cảnh hội thảo.
Ở hội thảo này, ngoài việc các chuyên gia tâm lý giáo dục, giáo dục học phân tích những nguyên nhân và giải pháp trên cơ sở khoa học nghiên thì cũng có những ý kiến “đúc kết” từ thực tiễn. Dân trí xin lược ghi hai ý kiến được đánh giá là có góc nhìn “lạ”.
“Xử phạt” cũng cần có tính giáo dục
Nhìn nhận dưới góc độ tâm lý, PGS.TS Mạc Văn Trang chia sẻ: Các tác động của xã hội đến thế hệ trẻ tạo ra gia tốc phát triển nhanh, mạnh, sự biến đối sinh lý, tâm lý, xã hội của lớp học sinh ngày nay khác xa với học sinh cách đây 15-20 năm. Cha mẹ, giáo viên không theo kịp sự phát triển của các em nên khoảng cách giữa cha mẹ – con cái, giữa giáo viên – học sinh ngày thêm xa cách. Không hiểu nhau, tin nhau thì thường ứng xử không phù hợp, các tác động giáo dục của người với các em ít hiệu quả.
Cũng theo PGS.TS Mạc Văn Trang, hệ thống pháp luật, quy định trách nhiệm trong quản lý từ trên xuống dưới không rõ ràng, trách nhiệm không cụ thể, kỷ luật không nghiêm minh, nên hiệu quả công vụ, trách nhiệm nghề thấp. Ví dụ, vụ bạo lực ở Trường THCS Lý Tự Trọng (Trà Vinh) vừa qua, Hiệu trưởng phải phải chịu trách nhiệm gì, kỷ luật gì? Hiệu phó, bí thư chi bộ, cán bộ Đoàn, Đội, giáo viên trực, giáo viên chủ nhiệm… chịu kỷ luật gì? Từ trước đến nay không rõ. Nay trước sức ép của dư luận xã hội thì xử nặng!
Dưới góc độ ứng xử với học sinh vi phạm, PGS.TS Trang phân tích: Những việc kiểm điểm, phê bình, khiểm trách, đuổi học 1 tuần… rất ít có tác dụng vì chỉ là tác động bên ngoài. Để giải thoát được “mặc cảm tội lỗi” phải tác động đến tự ý thức, xúc cảm, niềm tin… thức tỉnh lương tri, tự sám hối, tự nhận lỗi và sửa chữa mới tác dụng.
Video đang HOT
PGS.TS Mạc Văn Trang.
Đối với em bị hại càng khó khăn giải tỏa được những “ẩn khúc” nặng nề qua khuyên bảo hay tham vấn hời hợt… Vấn đề là phải xây dựng quan điểm giáo dục mới, tìm ra những tác động giáo dục mới tác động mạnh đến lương tri, tình cảm, thay đổi hành vi của học sinh trong việc đương đầu với những sai lầm của bản thân và học cách chuộc lỗi, cách bao dung tha thứ, để sống với nhau trong hòa giải, yêu thương.
Nhắc lại vụ việc nữ sinh ở Trà Vinh bị đánh hội đồng, PGS.TS Mạc Văn Trang nhấn mạnh: “Theo tôi, giải pháp trong vụ việc ở Trà Vinh thì ngoài về xử lý vi phạm còn nên có lễ tạ lỗi. Ở giờ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, những em học sinh tham gia đánh bạn thì cần phải quỳ xuống tạ lỗi với em P. và hãy để cho em P. đến từng bạn nói lời tha lỗi. Sau đó, những giáo viên có lỗi thì đến gia đình các em xin lỗi. Sau lễ tạ lỗi này tôi tin em P sẽ thấy mình lớn lên rất nhiều, em sẽ thấy được tư cách, quyền làm người, nhân cách của việc bao dung, tha thứ… Cách làm như vậy để chúng ta giáo dục các em, đã gây ra sai lầm thì phải đối mặt với sai lầm và có sự hối cải. Em bị bạo lực dũng cảm đứng lên, đối diện để hòa giải và yêu thương”.
Năng lực sư phạm giáo viên có vấn đề?
Phát biểu tại hội thảo, cô Nguyễn Thị Lê, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thực nghiệm (Hà Nội) đặt vấn đề cho các nhà nghiên cứu: Lâu nay chúng ta mới chỉ bàn đến việc bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh. Chính vì thế nên mở rộng ra dưới góc độ có hay không bạo lực giữa người lớn (trong đó có đội ngũ giáo viên, quản lý…) với học sinh. Khi giáo viên có thể gây ra cho học sinh những bạo lực về tinh thần sẽ khiến cho các em quá lo sợ, hoảng sợ, thậm chí là ức chế với các bộ môn học thì có phải là bạo lực về vấn đề tinh thần không?
Cô Lê cũng cho rằng, những sự việc bạo lực học đường diễn ra trong thời gian qua đang được nhiều người đặt câu hỏi: Vai trò của thầy cô đang ở đâu? Hay là do học trò mất niềm tin quá lớn ở các thầy cô, nhà trường để rồi các em im lặng, nhẫn nhịn, chịu đựng để rồi xảy ra những tình huống đáng tiếc nhất.
Cô giáo Nguyễn Thị Lê cho rằng, năng lực sư phạm của giáo viên đang có vấn đề.
Chúng ta đã đưa ra phong trào trường học thân thiện, điều này có nghĩa thầy cô phải là người bạn với các em trong suốt thời gian các em sinh hoạt, học tập tại trường. Như vậy, các thầy cô phải là người sớm nhất phát hiện ra những bất thường của các em trong tâm lý để giải quyết những nguyên nhân phòng ngừa việc xảy ra hậu quả đáng tiếc.
“Tôi đang trăn trở về năng lực sư phạm của giáo viên hiện nay. Chúng ta đang nói tập huấn cho giáo viên nhưng đó chỉ là giải quyết từng tình huống, không phải là một bài toán. Ai có thể đoán được hết tất cả các tình huống xảy ra cho các em để mà tập huấn cho hết. Trong trường sư phạm, xưa nay tất cả các thầy cô của tôi đều có năng lực sư phạm để tư vấn cho sinh viên, định hướng sinh viên từ cách ứng xử, cách giải quyết bạo lực học đường ở nguyên nhân lặt vặt nhất. Hiện nay, hình như công tác này hình như đang có vấn đề” – cô Lê thẳng thắn đánh giá.
Cũng theo cô Lê, tốc độ phát triển xã hội, cơ chế thị trường… nên đòi hỏi tính chuyên nghiệp hơn trong việc giải quyết tận cùng nạn bạo lực học đường. Chính vì thế, cần có tiếng nói đề xuất lên Bộ GD-ĐT để có một hành lang pháp lý cho các nhà tâm lí, tham vấn, tư vấn để cho mỗi nhà trường chúng ta có bộ phận chuyên nghiệp hơn nữa so với giáo viên đã được trang bị năng lực sư phạm.
“Lứa tuổi cấp 3, có phụ huynh ở tầng lớp gần như là xã hội đen. Nhiệm vụ của giáo viên chúng ta, để ứng xử được với học sinh khi nảy sinh các tình huống nhất là các em đang là sản phẩm của văn hóa gia đình thì đòi hỏi năng lực sư phạm hơn bao giờ hết. Đây là bài toàn của trường sư phạm trong việc đào tạo năng lực cho giáo viên. Giáo viên chúng ta có đủ năng lực sư phạm, có tay nghề thì hoàn toàn có thể ngăn chặn sớm, phát hiện hơn cũng như tư vấn, giúp học sinh vượt qua được các nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường” – cô Lê khẳng định từ thực tiễn của Trường THPT Thực nghiệm.
Nguyễn Hùng
Thông tin, bài viết đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!
Theo Dantri
Thánh Gióng tắm ở hồ Tây: Bộ GD-ĐT lên tiếng
Trao đổi với Dân trí, ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho biết: Ngữ liệu của cuốn sách "Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 - tập 2A" dành cho học sinh theo học mô hình trường học mới được lấy từ chính SGK Tiếng Việt lớp 5 hiện hành.
Ông Phạm Ngọc Định cho biết thêm, đoạn trích ở sách giáo khoa (SGK) được lấy từ tác phẩm "Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích" của nhà thơ Nguyễn Đình Thi.
Đoạn trích này cũng được các nhà biên soạn SGK sử dụng làm ngữ liệu cho tài liệu "Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5, tập 2A", một tài liệu thử nghiệm của mô hình trường học mới đang được triển khai ở Việt Nam
Mô hình này bắt đầu được thí điểm từ năm học học 2011-2012, từ học sinh lớp 2. Đến năm học này (2014 - 2015) là năm học thứ 3 triển khai thí điểm, và là năm đầu tiên có lứa học sinh lớp 5 theo học.
Năm học 2014-2015, hơn 2.000 trường tiểu học trong cả nước (chiếm 10%) thực hiện dạy học theo mô hình này. Trong đó, có 1.147 trường tiểu học thực hiện theo dự án và hơn 1.000 trường tự nguyện nhân rộng toàn phần.
"Để dư luận hiểu rõ hơn về việc đưa đoạn trích này vào trong SGK, chúng tôi cũng đã yêu cầu nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trao đổi lại với GS Nguyễn Minh Thuyết, chủ biên SGK Tiếng Việt để có phản hồi chính thức" - ông Định chia sẻ.
Trước vấn đề Dân trí đặt ra, với việc đưa ra trích dẫn không rõ ràng (không nêu năm ở tác phẩm nào của nhà thơ Nguyễn Đình Thi) như hiện tại rất dễ khiến cho dư luận hiểu nhầm?
"Chúng tôi sẽ cân nhắc và lắng nghe các góp ý hợp lý để điều chỉnh trong quá trình thí điểm mô hình" - ông Định nói.
Trao đổi với Dân trí, lãnh đạo NXB Giáo dục Việt Nam cho hay: Hiện NXB đã chuyển băn khoăn của phụ huynh về việc trích dẫn trong sách tới GS Nguyễn Minh Thuyết. Dự kiến trong ngày hôm nay, sau khi có phản hồi chính thức từ GS Thuyết, NXB sẽ có phản hồi gửi đến các báo.
S.H
Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!
Theo Dantri
Đang mang thai mười sáu tuần, sản phụ nguy kịch vì suy gan cấp Không có tiền chữa trị cho vợ, người đàn ông dân tộc Thái đứng trân trân nhìn mọi người gạt nước mắt. Vợ đang ở tuần thứ mười sáu của thai kì và hoàn toàn có khả năng cứu sống nhưng trong túi không có tiền, anh bảo đành chấp nhận đưa vợ con về nhà chịu chết. Vào khoa Điều trị tích...