Nên chọn áo chống nắng màu sáng hay tối?
Áo màu đen, xanh đậm… có khả năng biến đổi quang lượng tia cực tím thành nhiệt lượng, mức độ chống nắng tốt hơn màu sáng.
Bác sĩ Lê Thái Vân Thanh, Phòng khám Chăm sóc da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết áo màu tối hấp thụ nhiệt nhiều hơn nhưng lại có khả năng chống tia cực tím (UV) tốt hơn màu sáng. Vì thế nếu chọn áo chống nắng màu tối nên chọn vải satin, cotton để tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn khi mặc.
“Mọi người tưởng nóng là do da bị ăn nắng, thật ra vải đang hấp thu nhiệt. Không cần thiết phải mua những trang phục được quảng cáo chống tia UV mà có thể chọn loại vải có độ che phủ cao, sợi vải chặt, dày và màu sẫm”, bác sĩ Thanh nói.
Áo làm từ loại vải có độ che phủ cao, sợi vải chặt và dày có khả năng chống tia UV tốt hơn. Ảnh: Thành Nguyễn
Bên cạnh màu sắc, chất liệu cũng là yếu tố quan trọng để chọn áo chống nắng tốt. Áo được làm từ chất liệu jeans, cotton, gốm – ceramic, sợi microfiber, lớp phủ nano chống nắng cao… ngăn tia UV làm hại da.
Một số trang phục chống nắng chuyên nghiệp, vi sợi được pha trộn nhiều hợp chất có tác dụng chống nắng. Sợi vải được thêm hoạt chất làm dịu da, giúp da tránh bị kích ứng khi tiếp xúc.
Bác sĩ Thanh cho biết trang phục chống nắng cơ học đều phải được kiểm định hiệu quả về mặt lâm sàng, xét theo 3 yếu tố:
Che phủ: Mức độ che phủ phụ thuộc vào khoảng cách giữa những sợi vải. Có thể kiểm tra bằng cách đưa tấm vải ra ánh mặt trời. Nếu ánh nắng xuyên qua nhiều là khoảng cách sợi vải thưa, mức độ chống nắng sẽ giảm.
Video đang HOT
Độ chặt của sợi vải: Một sợi vải có rất nhiều vi sợi lèn chặt vào nhau. Nếu vi sợi lỏng lẻo, ánh sáng và tia UV xuyên qua nhiều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chống nắng.
Độ dày: Nếu vải có độ chặt và che phủ tốt nhưng quá mỏng thì bước sóng tia UV chiếu qua vải sẽ không bị cản lại và gây hại trực tiếp lên da. Các sợi vải xếp càng khít nhau càng có ít khe hở, chất vải càng dày thì khả năng chống nắng sẽ càng tốt hơn rất nhiều.
Bác sĩ Thanh khuyến cáo những yếu tố như mỹ phẩm, mồ hôi ẩm ướt khiến bản chất sợi vải thay đổi và không đạt được hiệu quả chống nắng. Không nên phụ thuộc vào trang phục mà cần kết hợp tránh nắng giờ cao điểm, bôi kem chống nắng, dùng viên uống chống nắng nếu trong môi trường phương pháp chống nắng cơ học không khả thi.
Cẩm Anh
Theo VNE
Lái xe ngoài đường giữa thời tiết nắng nóng đỉnh điểm như lúc này, ai cũng cần nắm rõ loạt lưu ý để tránh bị sốc nhiệt
Việc lái xe trong điều kiện thời tiết nắng nóng khiến cơ thể của chúng ta nhanh kiệt sức, mệt mỏi và không đủ tỉnh táo xử lý các công việc khác.
Giữa tình hình nắng nóng gay gắt đang diễn ra trên cả nước với chỉ số UV cao thì việc tự bảo vệ sức khỏe khi đi ngoài đường là điều vô cùng cần thiết. Mối nguy hại lớn nhất khi lái xe trong những ngày nắng nóng cao điểm là tình trạng lóa mắt, sốc nhiệt... gây ảnh hưởng tới việc điều khiển xe khi đi đường.
Sốc nhiệt là tình trạng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu, làm gia tăng thân nhiệt cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị kiệt sức, ngất xỉu, tổn thương vùng não, tim, thận và cơ, từ đó làm tăng nguy cơ tử vong rất cao.
Do đó, bạn cần chú ý nắm rõ một số điều sau khi lái xe trên đường để phòng tránh nguy cơ sốc nhiệt xảy ra trong những ngày này.
* Đối với xe máy:
- Tránh ra đường khi nhiệt độ ngoài trời quá cao: Những ngày trời oi bức, nếu không có việc gì quá quan trọng, bạn nên tránh ra đường trong khung giờ từ 10 giờ - 16 giờ. Vì đây là thời điểm nhiệt độ ngoài trời đang rất cao, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự an toàn của bạn. Do khi lái xe giữa nhiệt độ cao, bạn có thể gặp phải ảo giác, lóa mắt từ ánh nắng chiếu rọi xuống đầu, hơi nóng từ dưới đường bốc lên cũng gây ảnh hưởng đến khả năng phán đoán khi điều khiển xe.
- Tự trang bị đầy đủ áo chống nắng, khẩu trang, kính mát khi đi đường: Đây đều là những vật dụng giúp bạn phòng tránh nguy cơ say nắng, từ đó giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, lóa mắt và tránh làm cơ thể mất nước. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý khi mặc áo chống nắng, nếu có mũ phủ đầu thì nên chọn loại không làm hạn chế tầm nhìn khi lái xe để tránh nguy cơ tai nạn xảy ra.
- Đi đều tay ga: Dưới cái nắng gay gắt, ai cũng muốn đi thật nhanh nhưng tốt nhất thì vẫn nên đi đều tay ga vừa phải để bảo vệ tính mạng. Bởi khi đi nhanh, bạn sẽ khó kiểm soát được tay lái, gây ảnh hưởng tới việc điều khiển xe và dẫn đến những tình huống không mong muốn trên đường.
- Không núp bóng xe tải hay xe bus: Nhiều người thường có suy nghĩ đi cạnh những chiếc xe này để tránh nắng chiếu vào. Tuy nhiên, điều này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn do xe bus thường xuyên tạt ngang để đổi làn, dễ dẫn tới va chạm. Còn xe tải vận hành trong điều kiện nhiệt độ cao dễ gây nổ lốp, làm ảnh hưởng tới người điều khiển xe.
- Chủ động bảo dưỡng xe định kỳ: Bạn cần chú ý kiểm tra hệ thống phanh, ắc quy, bugi, xích, lốp xe... thường xuyên. Điều này sẽ giúp chiếc xe của bạn đủ ổn định để bảo vệ tính mạng của bạn khi đi giữa trời nắng nóng.
* Đối với oto:
- Giữ kính chắn gió luôn sạch sẽ: Kính chắn gió bẩn có thể khiến bạn bị chói mắt nặng hơn vì bụi bẩn và các mảnh li ti làm phân tán ánh sáng mặt trời. Do đó, trước khi bắt đầu chuyến đi, bạn nên lau sạch, vệ sinh kính chắn gió cả bên trong lẫn bên ngoài, tránh để lại các vết mờ trên kính.
- Giữ tốc độ ổn định khi đi đường: Khi lái xe dưới trời nắng, không chỉ bạn mà cả những người xung quanh cũng có thể bị lóa mắt. Vì vậy, bạn cần giữ vững tốc độ ổn định và khoảng cách an toàn khi lái xe. Tuyệt đối không dừng, đỗ đột ngột vì người lái xe phía sau có thể phản xạ chậm do tầm nhìn bị ảnh hưởng.
- Lưu ý tới lốp xe: Nếp lốp xe của bạn bị hỏng hoặc bơm quá căng, nhiệt độ cao vào mùa hè có thể làm tăng nguy cơ nổ bánh. Vậy nên, bạn cần kiểm tra lốp xe thường xuyên, nhất là trước các chuyến đi chơi xa trong ngày nắng gắt. Đừng tiếc tiền mà để lâu vì nó có thể gây ảnh hưởng tới sự an toàn khi di chuyển.
- Không nên bước vào xe ngay khi vừa mở cửa: Sau khi mở khóa xe, bạn nên dành thời gian để mở cửa và hạ kính cho khí nóng thoát ra ngoài rồi mới bước vào xe. Do khi đỗ xe dưới trời nắng trong thời gian dài, nhiệt độ trong xe tăng cao, từ đó làm tăng nguy cơ sốc nhiệt, gây choáng váng, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo Helino
Tia cực tím ở ngưỡng gây hại, chuyên gia chỉ cách chống nắng hiệu quả Hà Nội được dự báo trưa nay nắng nóng đến 40 độ. Còn tại TP Hồ Chí Minh những ngày qua chỉ số tia cực tím luôn ở mức gây hại, có thể gây bỏng da trong khoảng thời gian 25 phút. Ngoài ra tiếp xúc với tia cực tím UV có nguy cơ sạm da, nám da, ung thư da. Giám đốc...