Nên chơi game online hay eSport?
Như chúng ta đã biết, game online (massively multiplayer online game hay viết tắt là MMO) là trò chơi giải trí trên mạng có tính chất như một mạng xã hội. Tham gia vào thế giới ảo trong game, người chơi có thể làm bất cứ điều gì mình thích, có thể chạy quanh bản đồ, đánh quái, luyện level và tất cả mọi thành quả của họ trong quá trình chơi sẽ đều được giữ nguyên.
Trong khi đó, định nghĩa eSport (Electronic sports) – Thể thao điện tử được dùng để ám chỉ những tựa game có tính chất đối kháng mà ở đó, mỗi người chơi khi tham gia vào trận đấu đều có 1 xuất phát điểm như nhau.
Tính đồng đội
Có thể nói, khả năng phối hợp giữa các người chơi (teamwork) là một đặc điểm cực kỳ quan trọng để giúp bạn nhận ra rằng mình phù hợp với game online hơn hay eSport hơn. Điều đáng buồn là khả tăng teamwork của game thủ Việt là khá kém nếu không muốn nói là rất tệ.
Khi tham gia chơi vào một số game eSport, bạn sẽ phải chơi theo hình thức đấu team (DotA, Counter-Strike…). Đây là những tựa eSport không áp dụng hình thức solo (đấu đơn) và bắt buộc game thủ phải thi đấu theo đội (5vs.5). Điều đáng nói ở đây là khi chơi trên mạng thì không phải ai cũng kiếm được một team để gia nhập.
Chính điều này đã dẫn đến những phiền toái cơ bản của một game eSport, khi không được thi đấu với team, khả năng teamwork của người chơi bị giảm đến mức thấp nhất và thậm chí, nhiều người chơi còn không thể xây dựng được một chiến thuật cụ thể trong trận đấu. Lấy ví dụ như DotA, nếu đấu cùng team, họ thường sẽ lựa chọn pick tướng khá cân đối với supporter, late, tanker… đầy đủ nhưng khi chơi bình thường, các game thủ mạnh ai nấy pick tạo ra những đội hình khó đỡ như 5 late hay 5 support…
Như đã nói ở trên, khả năng teamwork trong eSport là rất quan trọng và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả trận đấu. Tất nhiên, chẳng ai muốn chơi game mà bị thua, bị người khác “củ hành” mãi và đặc biệt, nếu như việc team bị thua lại không phải là lỗi của mình nữa thì lại càng ức chế.
Thế nhưng, điều này lại trái ngược hoàn toàn trong game online, khi mà người chơi hoàn toàn có thể quyết định thắng bại chỉ dựa trên sức mạnh của nhân vật mà chẳng cần phải phối hợp với đồng đội. Trên thực tế, rất nhiều game thủ Việt có sở thích “bá đạo”, thích đồ sát, củ hành những người chơi yếu hơn mình và game online hoàn toàn giúp họ được tận hưởng cảm giác này. Bên cạnh đó, tính đồng đội đôi lúc khiến cho người chơi cảm thấy mệt mỏi, phiền phức khi cứ phải phối hợp cùng người khác cùng rất nhiều vấn đề, hạn chế về thời gian, giao tiếp… Trong khi đó, trong bất cứ 1 game online nào thì người chơi đều có thể tung tăng, tự do hành tẩu một mình.
Video đang HOT
Tư duy chiến thuật, trình độ
Nhìn chung, eSport là những game “chơi rất khó” và nó đòi hỏi người chơi phải thực sự am hiểu mọi ngóc ngách, khía cạnh, đặc điểm về các tính năng, unit… đi kèm với cả một quá trình rèn luyện, nâng cao trình độ, tư duy chiến thuật khá khắc nghiệt. Mang tính chất thể thao đối kháng, mỗi người chơi phải dựa trên thực lực của chính bản thân mình để giành chiến thắng.
Không giống như game online cứ chăm chỉ cày kéo là sẽ mạnh, để chơi giỏi các game eSport, người chơi phải thực sự vận dụng tư duy của mình để tìm ra những biện pháp rèn luyện, nâng cao khả năng (nhanh tay, nhanh mắt, timing tốt…) và thực sự, các game eSport đều là những game “rất khó”.
Trên thực tế, những người có thể chơi game eSport đều là những người trẻ và đặc biệt là được chơi với bạn bè ngay từ đầu, bởi nếu tự chơi 1 mình, họ sẽ nhanh chóng phải bỏ game vì “nản” khi những lời chế giễu liên tục được buông ra từ đối thủ hay từ chính những người đồng đội của mình. Các newbie thật khó để có thể tồn tại và phát triển khi mà ở Việt Nam, ý thức của người chơi còn khá kém và họ sẵn sàng mắng chửi những người chơi kém.
Lúc này, game online tiếp tục thắng điểm với lối chơi đơn giản, phù hợp với mọi lứa tuổi và không yêu cầu game thủ phải rèn luyện quá khắc nghiệt như eSport. Đặc biệt hơn, các newbie trong game online sẽ chẳng bị chế giếu để cảm thấy chán nản mà bỏ cuộc chơi như trong eSport.
Tiền bạc, thời gian
Thế nhưng, thay vì vậy, game online lại là hố đen hút mất tiền bạc và thời gian một cách vô tận. Không khó để nhận ra là bạn có thể ngồi cả ngày để chơi 1 game online mà vẫn “làm không hết việc” trong khi với những game eSport, chúng ta lại chỉ có thể chơi 2, 3 hay cùng lắm là 4, 5 tiếng.
Đây là một đặc điểm quá đáng buồn của game online: “Nó quá gây nghiện”. Đối với những game thủ không biết “điều chế” thì việc họ ngồi gần như cả ngày trước máy vi tính để cày game là chuyện không hiếm thấy. Lúc này, việc chơi game đã không còn giữ được ý nghĩa là để giải trí nữa mà nó bắt đầu gây hại tới cả sức khỏe và tiền bạc. Trong game online, nếu không liên tục chơi và nạp tiền, bạn sẽ bị những người chơi khác vượt mặt và hơn thế nữa, các game online này đẩy mạnh tính cạnh tranh giữa các người chơi rất nhiều.
Một đặc điểm khác của game online nữa là bạn gần như bắt buộc phải nạp tiền khi chơi. Có thể, chúng ta sẽ chỉ cần nạp khoảng vài trăm nghìn VNĐ là đủ nhưng với những con nghiện thì số tiền này có thể lên tới cả chục triệu. Tất nhiên, nếu họ giàu có, dư dả thì cũng chẳng sao nhưng đáng tiếc, nhiều trường hợp đã xảy ra đối với những người còn chưa đi làm như học sinh, sinh viên, khi mà họ phung phí mồ hôi, công sức của bố mẹ dành cho mình vào thế giới ảo không có điểm dừng.
Đến lúc này, các game eSport lại trở thành một phương pháp giải trí hiệu quả và thiết thực hơn hẳn. Dẫu vậy, điều này chỉ là tương đối khi chính ý thức của game thủ mới là yếu tố quan trọng quyết định đúng giá trị của trò chơi.
Theo Game Thủ
WoT toàn cầu mừng sinh nhật với những con số 'khủng'
Hôm qua (12/4) là ngày mà hãng phát triển và cộng đồng game thủ thế giới vui vẻ nhìn lại những thành quả mà game chiến thuật trực tuyến này đã đạt được.
Trên thực tế, World of Tanks (WoT) được phát hành vào ngày 12/4/2010 tại Nga, tuy nhiên phiên bản game tại châu Âu và Bắc Mỹ ra mắt đúng một năm sau đó mới chính thức khuyếch trương thanh thế của trò chơi này ra thế giới.
Trò chơi của hãng Wargaming đang nắm giữ trong tay khá nhiều kỷ lục thế giới dành cho game trực tuyến, trong đó có kỷ lục ấn tượng đầu tiên được ghi nhận vào ngày 23/1/2011 khi số lượng người chơi trên máy chủ của Nga đạt con số 91.311 người (dẫu vậy kỷ lục này vẫn đang gây nhiều tranh cãi).
Lượng người chơi đăng nhập cùng lúc của World of Tanks trên thế giới là "vô đối".
Hiện tại trên thế giới số lượng người chơi đăng ký tham gia đã vượt quá con số 24 triệu game thủ. 350 triệu trận chiến đã nổ ra với hơn 75 tỷ vỏ đạn đã rơi ra, 8 tỷ xe tăng đã bị phá hủy. Mới đây, 450.000 người đã cùng đăng nhập và chơi trực tuyến trong cùng một thời gian và phá vỡ kỷ lục thế giới trước đó. Con số này được các nhà phát hành dự kiến sẽ nhanh chóng bị đạp đổ trong năm nay.
Số điểm đánh giá Metacritic mà World of Tanks đạt được là 80/100.
Một số giải thưởng gần đây nhất mà World of Tanks đạt được là giải "Best Game" và "Audience Award"tại hội nghị phát triển game của Nga (KRI 2011), giải "Game that Needed the Award" của Gamepro tại E3 2011, giải "Rising Star Award for E3 2011" của trang tin mmorpg.com.
World of Tanks là game bắn xe tăng trực tuyến góc nhìn người thứ nhất đầu tiên trên thế giới do Wargaming.net phát triển, được phát hành dưới hình thức miễn phí (free-to-play). Hơn 140 mô hình xe tăng trong game được lấy khuôn mẫu từ "chiến xa" của Liên Xô cũ, Đức, Pháp, Hoa Kỳ. Các xe tăng của Ý, Thụy Điển, Ba Lan, Hungary và Romania có thể sẽ xuất hiện trong thời gian tới. Tất cả chúng đều được mô phỏng lại một cách chi tiết theo đúng hình dáng lịch sử trong chiến tranh của mình và thông số được hiệu chỉnh kỹ càng để tạo tính cân bằng trong game.
Lấy bối cảnh từ năm 1930 đến 1950, game xoay quanh những trận chiến xe tăng trên các mặt trận của Thế chiến II, tập trung vào những trận đánh như Trận vòng cung Kursk giữa Đức và Liên Xô với tâm điểm là cuộc chiến Prokhorovka.
Tính chiến thuật trong World of Tanks được hãng phát triển vô cùng chú ý.
Khi tham gia, game thủ sẽ bắt đâu với những chiếc xe tăng thô sơ nhất. Người chơi được làm quen với 3 xe tăng đầu tiên của ba quốc gia và tham gia chiến đấu để khám phá các tính năng trò chơi. Sau khi đã nắm bắt được cách chơi, game thủ mới lựa chọn cho mình dòng xe ưng ý để phát triển, nâng cấp và trải nghiệm. Do đó, những chiếc xe tăng hiện đại và mạnh mẽ hơn chỉ có được sau một khoảng thời gian chơi nhất định.
Hiện World of Tanks đã được VTC mua bản quyền phát hành tại Việt Nam và nhanh chóng gây ấn tượng bởi khả năng "vô địch về tốc độ lên cấp" hay phong cách "bắn vào đồng đội" trên chiến trường.
Theo Game Thủ
Lộ diện webgame sở hữu 5 triệu người chơi Mới đây, trong báo cáo của mình hãng Bigpoint cho hay họ đã đạt được mốc 5 triệu người đăng ký với webgame Drakensang Online, đây là thành quả không nhỏ, đồng thời cho thấy sức hút mạnh từ trò chơi này. Nổi tiếng khi là webgame nhập vai với đồ họa không thua kém gì các game cài đặt, Drakensang Online có...