Nên chắt chiu tiền của dân
Chắc không ít người dân bị bất ngờ khi biết tin Đà Nẵng đang tính chuyện dời trung tam hành chính khỏi tòa nhà 2.131 tỉ đồng chỉ vừa mới sử dụng được gần hai năm.
Bất ngờ là vì việc sử dụng tiền thuế của dân nay đã thăng tiến lên một tầm cao mới. Trước hết là việc mạnh tay chi tiền từ nguồn ngân sách, từ nguồn bán đất đai để xây trung tâm hành chính tập trung ngàn tỉ (dự toán ban đầu là 880 tỉ đồng, lúc khánh thành đã bị đội vốn 142%, lên hơn hai ngàn tỉ). Vậy mà chưa đến hai năm sau khi tòa nhà được đưa vào sử dụng, giới chức thành phố đã tính chuyện di dời trung tâm hành chính.
Nhớ lại, lúc được khánh thành, tòa nhà này đã được ca ngợi là biểu tượng của hiện đại, thống nhất và hiệu quả của thành phố, là bước đột phá trong việc thực hiện một nền hành chính công thân thiện, tận tụy phục vụ nhân dân, doanh nghiệp. Nhưng…
Trung tâm Hành chính Đà Nẵng.
Điều đáng nói là những lý do mà chính quyền đưa ra để biện minh cho chủ trương di dời tòa nhà đều… không thuyết phục.
Mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu chính quyền tự làm ra tiền để trang trải cho phí tổn xây dựng trụ Sở, khu hành chính mới mà không phải dựa vào tiền thuế của dân.
Video đang HOT
Lý do đầu tiên được đưa ra là tòa nhà hiện nay ở vị trí không phù hợp, ảnh hưởng đến giao thông trong giờ cao điểm. Điều này có thể là một thực tế. Hãy bỏ qua chuyện phải xử lý những người liên đới trong phê duyệt chủ trương xây dựng trung tâm hành chính này đã có tầm nhìn không tương xứng với viễn kiến của họ về một trung tâm hành chính hiện đại phục vụ tốt cho dân chúng thành phố. Chuyện đáng bàn ở đây là làm gì với tòa nhà hiện tại khi chính quyền Đà Nẵng di dời sang một nơi làm việc mới.
Giả sử nó sẽ được bán cho chủ mới, được chuyển đổi công năng sử dụng sang văn phòng, khách sạn, hoặc thậm chí là chung cư cao cấp… Với quy mô lớn, cao 37 tầng, hàng chục ngàn mét vuông diện tích sử dụng đủ chỗ cho nhiều ngàn người sống, làm việc, thì khi chuyển đổi công năng, chắc chắn tòa nhà này sẽ lại gây ra ùn tắc giao thông, thậm chí không phải chỉ trong giờ cao điểm. Vậy chính quyền Đà Nẵng đã tính đến thực tế này chưa? Nếu đã tính rồi mà vẫn quyết định di dời thì phải chăng họ coi việc gây ùn tắc giao thông và chịu hậu quả của ùn tắc là việc của người khác?
Nói như vậy để thấy là nếu đã gây ra hậu quả ùn tắc giao thông thì chính quyền cần tìm biện pháp khắc phụcùn tắc giao thông, hoặc không thì phải giảm mật độ người làm việc trong tòa nhà, chấp nhận đây là những khiếm khuyết khi quyết định đặt trung tâm ở trong tòa nhà này.
Lý do thứ hai của việc di dời là không khí trong tòa nhà chưa sạch (không đủ oxy) và nhiệt độ tòa nhà quá nóng. Người viết bài này hàng ngày ngồi làm việc trong một tòa nhà cũng có 37 tầng hình ô van tứ bề là kính trơ trọi trước nắng chiế ọi, vẫn có thể thấy sức nóng hấp thụ mặc dù đã kéo màn che chắn.Nhưng điều này được giải quyết bởi một hệ thống điều hòa mạnh đủ để nhân viên phải mặc thêm áo giữ ấm. Và hiện nay chủ sở hữu tòa nhà đang khắc phục thêm bằng cách lắp các ô văng bên ngoài tòa nhà để vừa trang trí, vừa che nắng, một công việc vốn đã kéo dài từ nhiều tháng qua.
Nói chuyện này để thấy chuyện nóng và thiếu oxy chỉ là vấn đề kỹ thuật và sẽ có những giải pháp khắc phục rẻ hơn nhiều, nếu muốn, so với việc đầu tư xây một trụ sở mới ở nơi khác.
Về việc chính quyền cho rằng đã yêu cầu quản lý tòa nhà có nhiều biện pháp khắc phục như bơm khí tươi nhưng chưa khắc phục được để lấy đó làm lý do di dời, thì cần đặt vấn đề ngược lại. Chính quyền Đà Nẵng muốn bán được tòa nhà cho ai đó thì họ buộc phải tìm mọi cách khắc phục các khiếm khuyết trên, nếu không muốn bán với cái giá rẻ như cho, vì chủ mới, với cùng lý do, sẽ không thể sử dụng được tòa nhà này. Mà nếu bán giá rẻ thìai sẽ chịu trách nhiệm? Và lấy tiền ở đâu để bù vào mà xây nơi mới (vấn đề này sẽ được nói thêm ở dưới)? Còn nếu quyết tâm khắc phục và sẽ khắc phục được các khiếm khuyết này thì việc gì phải di dời đi nữa?
Mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu chính quyền tự làm ra tiền để trang trải cho phí tổn xây dựng trụ sở, khu hành chính mới mà không phải dựa vào tiền thuế của dân, được lấy từ ngân sách. Họ có thể biện bạch là lấy tiền bán tòa trung tâm hành chính hiện tại để chi trả. Nhưng như nói ở trên, để bán được giá thì họ phải khắc phục các khiếm khuyết hiện tại đang là một phần lý do để họ di dời. Mà đã khắc phục được rồi thì không có lý do gì để di dời nữa. Đó là chưa kể tiền bán tòa nhà này suy cho cùng vẫn là tiền của dân, và do đó phải ưu tiên cho các mục đích nâng cao đời sống dân chúng trước đã.
Chính quyền Đà Nẵng cũng có thể lấy lý do là bán đất để lấy tiền xây dựng. Nhưng họ nên lưu ý rằng đất cũng là của dân, và quỹ đất chỉ có hạn, bán hết đi rồi thì sau này trông vào đâu để mà giải quyết các nhu cầu cần thiết, cấp bách khác? Hơn nữa, bán đất chỉ là giải pháp “cực chẳng đã”, dành cho những nhu cầu quốc kế dân sinh, cấp bách, không còn xoay vào đâu được nữa. Xét trên khía cạnh này thì rõ ràng xây khu hành chính mới tuyệt nhiên không phải là cấp bách, không có không xong.
Và cuối cùng, chính quyền Đà Nẵng cho biết sẽ lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân và cán bộ nhân viên làm việc trong tòa nhà để quyết định việc di dời. Điều đáng nói là lúc xây tòa trung tâm hành chính hiện tại, người ta đã không lấyý kiến nhân dân mà vẫn quyết định làm. Nhưng thôi, lần này hãy nghiêm túc thực hiện và tuân thủ kết quả việc lấy ý kiến rộng rãi của người dân xem họ có ủng hộ “sáng kiến” di dời này hay không. Và chỉ nên lấy ý kiến của dân chứ không phải lấy ý kiến của cán bộ nhân viên làm việc trong tòa nhà hiện tại vì suy cho cùng những người này vẫn đang được dân chi trả lương nên không có động cơ tiết kiệm từng đồng tiền thuế mà người dân đang phải chắt chiu để nộp.
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Đà Nẵng mua bảo hiểm cho cây xanh công cộng
Nhằm giảm thiệt hại khi xảy ra sự cố với cây xanh công cộng, chính quyền Đà Nẵng đang tính chuyện mua bảo hiểm.
UBND thành phố Đà Nẵng vừa có băn bản giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra, rà soát, tổng hợp số lượng cây và chủng loại cần mua bảo hiểm để làm cơ sở bố trí kinh phí mua bảo hiểm an toàn cây xanh đô thị.
Việc mua bảo hiểm nhằm giảm thiệt hại khi có sự cố với cây xanh công cộng do Nhà nước quản lý. Hàng năm, Đà Nẵng sẽ xem xét, bố trí kinh phí để đơn vị thực hiện dịch vụ cây xanh mua bảo hiểm.
Mỗi năm Đà Nẵng có hàng ngàn cây xanh gãy, đổ trong bão. Việc mua bảo hiểm sẽ giảm được thiệt hại cho cây xanh do Nhà nước quản lý. Ảnh minh họa: Nguyễn Đông.
Theo thống kê, Đà Nẵng hiện có 88.000 cây bóng mát do Công ty công viên cây xanh thành phố quản lý. Tất cả cây xanh đều được đánh số và có "lý lịch" về vị trí, chủng loại, thời gian trồng... và được quản lý bằng công nghệ GIS.
Đà Nẵng cũng vừa phê duyệt danh mục 23 loại cây khuyến khích trồng, 39 loại hạn chế trồng và 9 loại cấm trồng trên đường phố. Theo đó, những loại cây cấm trồng trên đường phố là cô ca cảnh, đùng đình, gòn, lòng mức các loại, me keo, thông thiên, trúc đào, trứng cá, vông đồng. Đây được cho là cây có độc tố, có chất gây nghiện hoặc có đặc điểm gây nguy hiểm cho con người (có gai sắc nhọn, hoa quả, hạt... làm ảnh hưởng đến sự an toàn, sức khỏe con người và vệ sinh môi trường).
Ngoài yêu cầu các tổ chức, cá nhân không được phép trồng mới các cây thuộc danh mục cấm trồng, chính quyền Đà Nẵng cũng giao các đơn vị quản lý cây xanh đô thị lập kế hoạch thay thế dần những cây cấm trồng đang có trên địa bàn.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Tập huấn miễn phí chính sách thuế mới và quyết toán thuế cho doanh nghiệp Sáng nay (15-3), Cục Thuế TP Hà Nội đã tổ chức tập huấn chính sách thuế năm 2016 và hướng dẫn quyết toán thuế năm 2015 cho hơn 300 doanh nghiệp trên địa bàn. Ngay trong buổi đầu tiên, đã có hơn 300 doanh nghiệp được tập huấn miễn phí Ông Mai Sơn - Phó Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội cho...