Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?
Trên thực tế, không có câu trả lời nào chính xác cho câu hỏi “Đâu là ngôn ngữ lập trình tốt nhất để bắt đầu?”.
Mỗi ngôn ngữ đều có điểm cộng và điểm trừ, được sáng tạo để thỏa mãn nhu cầu, mục đích của người dùng như xây dựng ứng dụng, website, hệ thống doanh nghiệp, v.v… Dù vậy, giới chuyên môn vẫn tiếp tục tranh luận tìm ra câu trả lời cuối cùng. Dựa trên các bình luận, trao đổi trên ITworld.com, Quora, Stack Overflow và Lifehacker, người dùng đã đúc kết 8 lựa chọn ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất của các nhà phát triển trong sự nghiệp của họ.
Pascal – ngôn ngữ phù hợp cho người mới bắt đầu.
Dù không được sử dụng rộng rãi như C, Java và Python, nhưng Pascal vẫn là lựa chọn hàng đầu để bước những bước đầu tiên vào thế giới lập trình. Ban đầu, Pascal được tạo ra để khuyến khích việc thực hành lập trình trong trường học, vì vậy, ngôn ngữ này hoàn toàn phù hợp với cho người mới học. Là dạng ngôn ngữ Procedural Language có tính trật tự cao, Pascal sẽ đồng hành tốt hơn với những người thích tổ chức suy nghĩ theo hệ thống. Một bình luận trên ITworld cho biết, Pascal có sức mạnh của C trong một dạng thức dễ đọc hơn, nhưng bản chất của Pascal sẽ ép coder tổ chức lại suy nghĩ theo cách mà C không hướng tới.
Javascript
Javascript – đơn giản dễ gần.
Nhiều lập trình viên cho rằng nên bắt đầu coding với Javascript vì tính đơn giản ban đầu của nó. Javascript được nhận diện bằng cú pháp dễ gần, dễ chiều, không bắt lỗi chặt chẽ, và cung cấp khái niệm cơ bản trong lập trình. Sự phổ biến rộng rãi của Javascript hiện nay cũng được coi là một điểm cộng.
Bạn có thể dễ dàng bắt đầu với Javascript với Text Editor và bất kì trình duyệt web nào.
Python
Python là một lựa chọn phổ biến trong bộ môn lập trình cơ bản. Nhiều người khẳng định tính sư phạm mạnh mẽ của Python, nhờ vào cú pháp đơn giản và linh hoạt. Chính điểm mạnh này đã giúp Python là một trong những cái tên đầu tiên trong danh sách những ngôn ngữ lập trình tốt nhất cho người mới học.
Video đang HOT
Python linh hoạt
Ngôn ngữ này được đánh giá là cơ sở gốc để tạo ra những thói quen lập trình cần thiết cho lập trình viên, giúp họ học lập trình một cách nhanh chóng. Nó mang lại lợi ích của ngôn ngữ OPP điển hình, mà không cần tới sự phức tạp của các ngôn ngữ tầm cao.
Java
Java – nền tảng của công nghệ hiện nay
Cái tên Java đã trở nên quá quen thuộc trong giới một phần vì tính định hướng nghiêm khắc của nó. Java dạy người mới cách viết code một cách chặt chẽ, dễ hiểu, dễ kiểm tra, dễ đọc, có thể nhúng vào nhiều môi trường – điều mà mọi coder phải nghiêm cẩn thực hiện. Java cũng được cọng điểm nhờ các thông báo Error chuẩn xác, sửa lỗi nhanh và một hệ sinh thái giàu tài nguyên.
C#
Đây là ngôn ngữ của Microsoft, được so sánh tương đồng với Java, vì thế, C# cũng được bình chọn vì những lí do tương tự, đặc biệt là tính định hướng cao, giúp việc học các ngôn ngữ khác trở nên dễ hơn rất nhiều. Mặt khác, sự kết hợp của C# với .NET cũng giúp C# là một lựa chọn tốt cho người mới học.
C# có tính định hướng cao, giúp việc học các ngôn ngữ khác trở nên dễ hơn
Với C#, lập trình viêndễ sáng tạo những ứng dụng đơn giản với giao diện đồ họa dễ nhìn. Với các coder chuyên nghiệp, ứng dụng từ C# có mặt trên rất nhiều sản phẩm, từ lò vi sóng tới server doanh nghiệp, kể cả Lego NXT.
C
C có mức độ chuyên sâu đa dạng, C được ứng dụng rất nhiều nền tảng
C là “bàn chân sắt” trong giới lập trình. Với mức độ chuyên sâu đa dạng, C được ứng dụng rất nhiều nền tảng, trong đó có di động. Người mới học sẽ hiểu được các quy trình về Pointer – công cụ mạnh mẽ nhất của C giúp coder truy xuất tác vụ trong bộ nhớ rất nhanh chóng; quản lí cấu trúc bộ nhớ Stack & Heap, quy trình biên soạn code và lập trình hệ thống. Với C , người học sẽ đủ điều kiện để khám phá những ngôn ngữ khác dễ dàng hơn.
C
Với giới chuyên môn, thì C được đánh giá là “nền tảng của mọi nền tảng”. Các ngôn ngữ khác ít nhiều cũng mượn nền tảng định hướng của C, đặc biệt là Pointer, cấu trúc dữ liệu, và quản lí bộ nhớ. Vì thế, nếu đã làm chủ được C, thì các ngôn ngữ lập trình khác rất dễ nắm bắt. Đã làm chủ được C, bạn sẽ hiểu sâu hơn cách hoạt động của hệ điều hành và máy tính.
Ngôn ngữ C là nền tảng của mọi nền tảng
Nếu một người ngại ngần sử dụng C, người đó sẽ khó trở thành lập trình viên.
Một số người cho rằng tốt nhất nên bắt đầu lập trình với hợp ngữ (Assemby) vì ngôn ngữ này sẽ dạy người học không chỉ về lập trình, mà về cả bản chất máy tính. Về bản chất, ẩn trong hợp ngữ là quan hệ giữa ngôn ngữ lập trình và cấu trúc thiết bị. Mỗi hợp ngữ được thiết kế đặc biệt cho một cấu trúc máy tính khác nhau.
Sau khi tiếp xúc với một ngôn ngữ tầm thấp như Assembly, thì việc học ngôn ngữ cao cấp có vẻ dễ hơn.
Theo PCWorld VN
"Giao lưu sinh viên" và "Tôn vinh ngôn ngữ lập trình" tại Việt Nam
Ngày 23/4, Microsoft và Đại học Bách Khoa Hà Nội đồng tổ chức "Ngày hội giao lưu sinh viên" va sự kiện "Tôn vinh ngôn ngữ lập trình" (We speak Code) tại Ha Nôi với sự tham gia của hơn 700 sinh viên đến từ 18 trường đại học và cao đẳng.
Ông Vũ Minh Trí, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam tại buổi giao lưu.
"Tôn vinh ngôn ngữ lập trình" là điểm khởi đầu cho một chuỗi các hoạt động nhằm cổ động việc học ngôn ngữ lập trình, trong đó các bạn trẻ được khuyến khích chia sẻ các câu chuyện, hình ảnh, suy nghĩ về việc học lập trình trên các mạng xã hội phổ biến.
Thông qua chiến dịch này, Microsoft kì vọng sẽ đưa ngôn ngữ lập trình trở thành ngôn ngữ chung giúp mang lại sự thống nhất trên toàn khu vực va cung là phương tiện để các bạn trẻ thể hiện đam mê và sáng tạo với khoa học máy tính, đem đến nhiều cơ hội phát triển cho mọi người.
"Tôn vinh ngôn ngữ lập trình" được Microsoft phát động tại Việt Nam còn nhằm mục đích kêu gọi mọi người trang bị kiến thức về khoa học máy tính và cách lập trình cơ bản để tăng lợi thế khi tham gia vào thị trường lao động, giúp giảm bớt gánh nặng về tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ hiện nay tại Việt Nam.
Các bạn sinh viên hào hứng tham gia sự kiện.
Để đáp ứng những mục tiêu đó, theo sáng kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ và Microsoft Việt Nam, "Trung tâm đào tạo Công nghê thông tin và sáng kiến khởi nghiệp cho thanh niên" (Youth Training and Innovation Center - YTIC) đã được thành lập tháng 9-2012 tại Trường Đai hoc Bách khoa Hà Nội. Dự án nay được Viện Công nghê thông tin và truyên thông, Đại học Bách Khoa Hà nội và Vietnet-ICT phối hợp triển khai.
Sau hơn một năm triển khai, khoảng một nghìn học viên đã được tham gia 43 khoa đao tao vơi các chương trình: Tin học văn phòng, Kĩ năng tìm kiếm việc làm trên internet, Thi khởi nghiệp cùng Microsoft, Thắp sáng ước mơ doanh nhân, chương trình Xu hướng công nghệ và những giải pháp của Microsoft, Lập trình sự nghiệp, Hội thảo về xu hướng công nghệ và chương trình Thắp sáng ước mơ doanh nhân...
Trong cuộc thi Khởi nghiệp cùng Microsoft, nhiều ứng dụng công nghê thông tin đã được xây dựng. Ưng dụng đạt giải nhất Giáo dục tương tác cho trẻ em "BiboBook" đươc tiếp tục phát triển thành apps và đưa lên Windows Store. Dự án còn có những hoạt động tích cực bôi dương tài năng về công nghê thông tin và truyên thông, phát triển những ý tưởng và sản phẩm cho những dự án khởi nghiệp đa góp phần xây dưng hình ảnh tích cực và năng động của Viện Công nghê thông tin và truyên thông và trương Đai hoc Bach khoa.
Tai buôi "Giao lưu sinh viên" và "Tôn vinh ngôn ngữ lập trình", ông Vũ Minh Trí, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam noi vơi cac ban sinh viên: "Thế hệ trẻ của Việt Nam đang lớn lên trong cơn lốc phát triển của công nghệ với sự hiện diện của các thiết bị công nghệ tối tân nhất trong các lĩnh vực của cuộc sống. Sự thành thạo về kĩ năng và kiến thức lập trình sẽ giúp các bạn tạo nên những phần mềm và ứng dụng giúp tối ưu hóa lợi thế công nghệ của các thiết bị đó".
Sáng kiến "Tôn vinh ngôn ngữ lập trình" cung vơi các dự án mà Microsoft đã và đang triên khai đã giúp các bạn sinh viên có "sân chơi" để phát triển những ý tưởng độc đáo va con giúp các sinh viên và thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, khuyêt tât được tiếp cận với những công nghệ mới của Microsoft.
Theo Nhân Dân
Nvidia công bố thế hệ card đồ họa Pascal: Nhỏ hơn, hiệu năng cao, giảm nghẽn cổ chai Pascal sẽ là kẻ kế nhiệm cho Maxwell hiện nay và có mặt trên thị trường vào năm 2016. Trong một Hội nghị về GPU mới đây của mình (GPU Technology), Nvidia vừa chính thức công bố thế hệ card đồ họa mới với tên gọi Pascal. Như vậy, Pascal sẽ là tên gọi tiếp theo, sau những Fermi, Kepler và Maxwell. Đây...