Nên ăn Tết bên nội hay bên ngoại?
Cứ mỗi dịp chuẩn bị tới tết đến xuân về, những cô gái lấy chồng xa thường tranh luận với nhau về việc về ăn tết ở nhà nội hay nhà ngoại. Thông thường mọi người hay lấy chữ “Hiếu” để viện lý do để thuyết phục được về nhà ngoại đón tết theo ý mình muốn.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Khnah TNT)
Bổn phận người làm con nhớ đến gốc gác ông bà tổ tiên, cha mẹ là điều đáng mừng. Nên khi mỗi dịp tết đến xuân về những người con gái lấy chống ở xa nhà thường muốn được về nhà ngoại đoàn tụ với cha mẹ hoặc anh chị em, nơi mình được sinh ra và trưởng thành.
Có lẽ tâm lý chung nhất của những người con gái đã lập gia đình là đều muốn được về quê ngoại để đón giao thừa, thay vì cứ năm nào cũng phải đón Tết ở bên gia đình nhà chồng.
Trước đây cứ hết mùng 3 thì các chị em mới được về với bố mẹ đẻ, có những cô gái khi lấy chồng xong hết tết vẫn không được về nhà ngoại nên ai cũng tủi thân và thấy tết thật buồn.
Với muôn vàn lý do được đưa ra để thuyết phục bên nhà nội và chồng cho về nhà ngoại ăn tết, lý do được đưa ra nhiều nhất là làm tròn chữ “Hiếu” với người sinh thành ra mình.
Chỉ một vấn đề như thế nhưng nhiều cặp vợ chồng đã xảy ra xung đột, có những cặp còn ly hôn vì chuyện này.
Thế nào là người con có “Hiếu”
Video đang HOT
Hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng, cũng như những quy chuẩn về chữ “Hiếu”. Ta chỉ hiểu nôm na chữ “Hiếu” là lòng hiếu thảo của con cái dành cho cha mẹ và tổ tiên. Nó là một đức tính tốt của người con dành cho cha mẹ và tổ tiên gia đình mình điều đó cần được giữ gìn và phát huy.
Nói về chữ “Hiếu” được đề cao nhất trong nho giáo, đặc biết là Khổng Tử, ông là người đã nói rất sâu về hiếu nghĩa.
Theo quan niệm Khổng Tử về chữ “Hiếu”: Người con hiếu thảo, ngày thường ở với cha mẹ phải hết lòng cung kính, phụng dưỡng thì phải làm cho cha mẹ vui, lúc cha mẹ có bệnh phải tỏ lòng quan tâm lo lắng.
Thờ phụng song thân, nếu để vẻ không vui thể hiện trên sắc mặt, trong trường hợp này, ắc mặt của cha mẹ cũng không được vui, như thế làm sao gọi là hiếu được!(Muốn làm vui lòng cha mẹ, bất cứ ở trong trường hợp nào, hoàn cảnh nào, đều phải giữ được một sắc mặt vui vẻ. Đó là một điều khó làm nhất. Nếu cho rằng cha mẹ có việc, bổn phận làm con phải gánh vác, có rượu thịt thì mời cha mẹ dùng… như thế cũng chưa phải là hiếu).
Khi nào người con gái đi lấy chồng được gọi là có hiếu với cha mẹ?
Cha mẹ nào cũng thương con chỉ mong muốn con cái mình sinh ra được hạnh phúc, những điều tốt đẹp nhất đến với người con mà mình mang nặng đẻ đau.
Người xưa có câu nói:
“Con giàu thì cha mẹ có
Con khó cha thì mẹ thương.”
Ở đây giàu có không chỉ riêng của cải vật chất mà còn giàu có về tình yêu thương, giàu về con cháu.
Nhất là người con gái mà mình sinh ra khi đi lấy chồng vì thương con nên cha mẹ nào cũng lo lắng cho con, về nhà chồng có được gia đình chồng yêu thương không? vợ chồng sống có hạnh phúc không? Vợ chồng có hòa thuận không?… rất nhiều điều lo lắng của cha mẹ dành cho con người con gái khi đi lấy chồng vì cha mẹ không được ở gần chỉ dạy bảo ban nữa.
Ta có thể thấy rằng làm người con gái khi đi đã đi lấy chồng thì phải chăm lo cho gia đình nhà chồng, chăm lo cho chồng và cho con. Để cho người làm cha làm mẹ ở nhà đỡ lo lắng cho người con gái khi đi lấy chồng, cha mẹ ở nhà sẽ ăn được ngủ được và sống thấy vui vẻ. Như vậy người con con gái khi đi lấy chồng chu toàn được cho gia đình nhà chồng là người con có hiếu với cha, với mẹ đã sinh thành ra mình.
Nên ăn tết nhà nội hay nhà ngoại
Làm con gái khi đi lấy chồng đều muốn được về với cha với mẹ, nơi mình được sinh ra và lớn lên. Nhưng mỗi một người con gái khi đi lấy chồng lại có điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Có người đi vài bước chân đã tới nhà ngoại, nhưng có người phải vượt hàng nghìn km để về được với nhà ngoại.
Điều kiện đi lại, kinh tế,… nhiều khi khó khăn, nên có những cặp vợ chồng không có được tiếng nói chung dẫn đến những mâu thuẫn.
Khi mâu thuẫn xảy đến những lý do được đưa ra nhiều nhất là về nhà làm tròn chữ “Hiếu” đối với mẹ cha đã sinh ra mình để viện cớ và tranh cãi.
Con gái khi đi lấy chồng về nhà ăn tết để chăm sóc, động viên cha mẹ là một điều tốt, nhưng khi về vợ chồng vui vẻ hòa thuận yêu thương lẫn nhau, nhất là phải có tiếng nói chung. Như thế cha mẹ mới vui vẻ mong muốn con cái về ăn tết để có tết sụp họp đầm ấm, hạnh phúc. Đó mới gọi là người con có hiếu.
Còn nếu không có được tiếng nói chung thì ta nên giữ đạo làm con dâu cho tốt, chăm lo cái tết đầm ấm bên gia đình nhà chồng, cũng không nên hậm hực hay buồn tủi,… vì chính mình đang làm tròn bổn phận chữ “Hiếu” đối với cha mẹ sinh thành ra mình. Có rất nhiều thời gian khác ngoài dịp tết để có thể thu xếp về thăm cha, thăm mẹ.
(Bài viết có ý kiến cá nhân của tác giả)
Phạm Duy
Theo phapluatplus.vn
Em không tìm chàng trai hoàn hảo
Hàng ngày vẫn cầu nguyện có được một hôn nhân công giáo hạnh phúc. Có thể ta không hợp nhưng có chung niềm tin để từ đó bỏ qua những nhỏ nhen và thông cảm cho nhau.
Nhanh thật, mới đó em còn là cô gái đôi mươi mà giờ em đã là một cô gái 28 tuổi, cái tuổi có rất nhiều cô gái đang chăm lo cho gia đình của mình. Em làm việc tại Sài Gòn, cuộc sống gắn liền với công việc và mỗi khi đi lễ là em lại thổn thức về bản thân, anh có đang như thế không? Em là cô gái miền Bắc, sống đầy nội lực, nhưng em xác định sống và làm viêc tại Sài Gòn luôn. Quan điểm sống của em là muốn nhận lại thì phải cho đi, cho nên tự nhận thấy bản thân biết quan tâm người khác và sống tích cực.
Trong tình yêu em không tìm môt chàng trai hoàn hảo, chỉ cần chúng ta đều quảng đại để biết trân quý sự hy sinh, thông cảm và hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Có lẽ anh cũng hiểu về giá trị của hôn nhân công giáo về mọi khía cạnh. Nên nếu anh có là người theo đạo công giáo hay không thì chỉ cần anh mong muốn xây dựng hôn nhân công giáo với em, chúng ta có thể cùng nhau tìm hiểu. Em tin anh và em đều còn rất nhiều điều thú vị. Em hy vọng tìm được anh.
Theo vnexpress.net
Cái giá quá đắt khi chi số tiền lớn để chồng kiếm 'con nối dõi' bên ngoài Vợ chồng tôi kết hôn 8 năm nhưng chưa có con. Gánh nặng tâm lý đè lên chúng tôi suốt thời gian dài. Chúng tôi đã tìm đủ mọi cách nhưng chưa một lần nào may mắn mỉm cười. Thậm chí đã ba lần vợ chồng tôi làm IVF (thụ tinh nhân tạo), tốn kém không biết bao nhiêu tiền nhưng rồi cuối...