Nếm thử những món ngon “chất lừ’ của đồng bào dân tộc Tây Bắc
Không chỉ sở hữu những thắng cảnh làm say lòng người, núi rừng Tây Bắc còn níu chân du khách bởi những món ăn ngon, mang đậm bản sắc văn hóa của từng dân tộc.
Để không hoài phí chuyến du ngoạn của mình, bạn đừng quên thưởng thức những món ngon Tây Bắc “chất lừ” sau đây!
Khám phá những món ăn Campuchia cực hấp dẫn ở TP.HCMGhé Cà Mau nghe điệu ‘Còn thương rau đắng mọc sau hè’, thưởng thức những đặc sản trứ danh5 nhà hàng chay Đà Nẵng ngon nức tiếng thực khách khó lòng bỏ qua
Pa pỉnh tộp – Cá nướng gập
Là đại diện tiêu biểu cho tinh hoa ẩm thực của dân tộc Thái, pa pỉnh tộp là món ngon Tây Bắc không thể bỏ qua. Pa trong tiếng Thái có nghĩa là “cá suối”; Pa Pỉnh Tộp có nghĩa là cá gập nướng. Món ăn này được làm từ những con cá suối, cá chép, cá trôi, cá trắm… ướp cùng mắc khén – một loại gia vị đặc biệt, được coi là linh hồn của ẩm thực Tây Bắc.
Món ngon Tây Bắc – cá nướng gập. Ảnh: foody.vn
Cá gập nướng được chế biến khá cầu kỳ, thường chỉ dùng khi nhà có cỗ bàn hay thết đãi khách quý. Người ta chọn những con cá còn tươi, làm sạch, khử mùi tanh bằng muối và ớt bột rồi tẩm ướp với nhiều loại gia vị như rau thơm rừng, mắc khén (hạt tiêu rừng), gừng, tỏi, sả…
Món ngon Tây Bắc – cá nướng gập. Ảnh: tuoitre.vn
Cá sau khi ngấm gia vị sẽ được gấp đôi theo chiều ngang, kẹp bằng que tre tươi và nướng đều trên bếp than hoa. Khi cá chín, các loại gia vị sẽ thấm sâu, giúp thịt cá trở nên ngọt, săn chắc và có mùi thơm hấp dẫn.
Thịt trâu gác bếp có ở nhiều nơi, nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến thịt trâu gác bếp của đồng bào dân tộc sinh sống ở tỉnh Điện Biên. Món ngon Tây Bắc này được làm từ những thớ thịt trâu ngon ướp cùng nhiều loại gia vị đặc trưng của núi rừng như ớt khô, hạt dổi, mắc khén, gừng, sả, tỏi…
Món ngon Tây Bắc – thịt trâu gác bếp. Ảnh: vietnamplus.vn
Thịt trâu sau khi thấm đẫm gia vị sẽ được xiên que sấy trên than củi, cho đến khi thịt chín đều, săn chắc lại. Thịt sấy xa lửa nên thớ thịt dẻo quánh, vị ngọt được giữ nguyên vẹn, lại có thêm mùi khói thơm rất đặc biệt.
Món ngon Tây Bắc – thịt trâu gác bếp. Ảnh: pose.vn
Trước khi trở thành đặc sản Tây Bắc được nhiều người biết tới, thịt gác bếp vốn là món “lương khô” của người dân tộc, là cách để bảo quản và cất trữ thực phẩm truyền thống của họ trong điều kiện còn nhiều thiếu thốn.
Thắng cố ngựa
Thắng cố là món ăn truyền thống của người Mông ở vùng núi Hà Giang. Trước đây, khi chế biến một con ngựa, người dân tộc nơi đây thường không bỏ đi thứ gì. Thắng cố chính là món ăn được nấu từ lục phủ ngũ tạng trộn lẫn với xương và tiết của ngựa.
Video đang HOT
Món ngon Tây Bắc – thắng cố ngựa. Ảnh: celeb.vn
Món ăn này thoạt nghe có vẻ khá “kinh dị”, nhưng lại là một trong những món ngon Tây Bắc nổi tiếng nhất bởi hương vị độc đáo, dễ khiến người ta “nghiện”. Nồi thắng cố của người Mông còn được cho thêm ngô, rau và các loại gia vị thơm như gừng, thảo quả, vỏ quýt, hoa hồi, lá chanh, quế chi…
Món ngon Tây Bắc – thắng cố ngựa phiên bản đặc sản ở thành thị. Ảnh: baomoi.com
Ở các phiên chợ vùng cao, thắng cố được nấu trong những chảo lớn rồi múc ra bát để phục vụ thực khách. Được ninh nhừ trong nhiều giờ nên thắng cố có vị bùi ngọt, sóng sáng thịt mỡ. Món này có thể ăn cùng mèn mén, bánh ngô nướng và phải uống với rượu ngô Bắc Hà hoặc rượu San Lùng – thứ rượu chứa đựng tinh hoa của núi rừng Tây Bắc.
Xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc, hay còn gọi là cơm đen cơm đỏ, là món ăn truyền thống của người dân tộc Tày, thường dùng trong các dịp lễ tết, hội họp trọng đại. Đúng như tên gọi của mình, xôi ngũ sắc có 5 màu, tượng trưng cho triết lý âm dương, ngũ hành của người Á Đông.
Món ngon Tây Bắc – xôi ngũ sắc. Ảnh: baomoi.com
Ngoài ý nghĩa nhân sinh cao đẹp, xôi ngũ sắc còn là món ăn thơm ngon, đẹp mắt, sử dụng các nguyên liệu nhuộm màu có nguồn tự nhiên tại địa phương nên không hề độc hại. Màu trắng là màu tự nhiên của gạo, màu tím từ lá cây cơm đen, màu đỏ từ gấc hoặc lá cây cơm đỏ, màu vàng từ nghệ, màu xanh từ lá gừng hoặc lá nếp, màu đen từ tro rơm nếp.
Món ngon Tây Bắc – xôi ngũ sắc. Ảnh: foody.vn
Những hạt gạo nếp nương tròn mẩy, căng bóng được ngâm trong các loại màu thực vật rồi đem đồ trên chõ gỗ đến khi gạo chín thành xôi. Xôi ngũ sắc rất dẻo ngọt, thơm hương nếp mới, lại rất bắt mắt, là món ngon Tây Bắc khiến người ta lưu luyến mãi.
Cốm Tú Lệ
Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vốn nổi tiếng với giống lúa nếp tan. Vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 hàng năm, lúa bắt đầu uốn câu, ngả vàng trên những thửa ruộng bậc thang. Khắp các bản làng bắt đầu rộn rã tiếng chày giã gạo, cho ra lò những mẻ cốm Tú Lệ – món ngon Tây Bắc nức tiếng gần xa.
Món ngon Tây Bắc – cốm Tú Lệ. Ảnh: celeb.vn
Lúa nếp tan được gặt sớm, khi hạt thóc vẫn còn ngậm sữa, vỏ hơi lam vàng, hạt gạo chưa chín hết. Người Thái ở Yên Bái vẫn làm cốm theo cách thủ công truyền thống: rang cốm trong những chảo lớn rồi giã bằng cối đá.
Cốm Tú Lệ có màu xanh ngắt đặc trưng của giống lúa, hạt mỏng, mềm dẻo, thơm hương nếp, hậu vị rất thanh ngọt. Trước đây, người Thái ở Tú Lệ thường làm cốm để cúng tổ tiên và ăn chơi. Ngày nay, món ăn này đã trở thành một loại đặc sản đắt giá, niềm tự hào của du lịch Yên Bái.
Món ngon Tây Bắc – ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Ảnh: phuot.vn
Người miền xuôi thường mua cốm Tú Lệ để ăn kèm với hồng đỏ, chuối trứng cuốc, hoặc để nấu xôi, nấu chè, nấu cháo, làm chả… Hầu hết các gia đình ở xã Tú Lệ đều có nghề làm cốm, nhưng nổi tiếng nhất là cốm ở bản Nà Lóng, cách thị trấn Mù Cang Chải khoảng 60km.
Thưởng thức đặc sản "made in" Mộc Châu thứ thiệt
Mộc Châu là điểm du lịch nổi tiếng của Tây Bắc Việt Nam bởi tính đa sắc. Sắc màu của Mộc Châu thay đổi theo bốn mùa trong năm.
Mùa xuân với những khu rừng đào, mận nở thắm cả đồi để khi mùa hạ về là lúc hái quả chín ngọt, mùa thu với bạt ngàn hoa dã quỳ cùng đồi chè xanh mát. Mùa đông là mùa của cải trắng, tím, vàng trên khắp các triền núi.
Mang vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng như vậy nên Mộc Châu luôn là điểm đến du lịch của nhiều gia đình trẻ vào dịp cuối tuần bởi nó chỉ cách Hà Nội chừng 185km cộng thêm đường sá lại rất dễ đi.
Một mâm cơm với những món ăn đặc trưng của người Thái ở Mộc Châu
Ẩm thực cũng là một nét rất đặc sắc của vùng đất cao nguyên Mộc Châu. Có hàng chục quán ăn ven đường với biển hiệu xanh đỏ ghi chi tiết các món đặc sản như Bê chao, cá hồi, cải mèo, xôi nương, canh sọ mán...
Dĩ nhiên, đại đa số khách du lịch gần như chỉ biết đến những cái tên quen thuộc vốn được bày sẵn đó mà quên đi rằng Mộc Châu còn giữ trong mình nhiều món ăn cực kỳ độc đáo mà không nơi nào có được. Đó là những món ăn của người Thái - một trong những dân tộc sinh sống nhiều tại Sơn La. Đẹp giới thiệu với bạn đọc các món ăn này để lần sau, nếu có lên Mộc Châu thì hãy thử một lần xem nhé. Tất nhiên, nó không dành cho những ai muốn ăn uống nhanh gọn qua loa.
Mùa Xuân ở Mộc Châu là sự pha quyện của nhiều sắc màu
Xuýt xoa với "chẳm chéo nhót xanh"
Nếu ai đã lên Tây Bắc, ngồi với người Thái ở Sơn La, Điện Biên thì sẽ biết món Chẳm chéo (Chẩm chéo tùy cách phiên âm) là một từ chung để chỉ gia vị chấm xôi, món luộc, đồ nướng, rau sống. Chúng được làm từ ớt tươi, muối, mắc khén, tỏi, hạt dổi, gừng, hung, rau thơm, sả... Nhưng thứ mà Đẹp muốn nói tới lại là món ăn rất đặc biệt mang tên Chẳm chéo nhót xanh.
Nó đặc biệt bởi bạn gần như chỉ được thưởng thức vào một khoảng thời gian ngắn trong năm khi quả Nhót còn xanh (thường là tháng 1,2) mà thôi.
Không phải ai cũng biết tới món Chẳm chéo nhót xanh rất đặc biệt này
Quả nhót có hình bầu dục, ngoài mặt có nhiều vảy, tiếp đến là lớp thịt, phía trong cùng có một hạch cứng (còn gọi là hạt), khi chín quả có màu đỏ trông rất bắt mắt. Nhót có thể ăn được cả khi xanh và khi chín. Khi ăn phải chú ý rửa sạch phần vảy bên ngoài nếu không rất dễ bị viêm họng do vảy nhót bám vào.
Bắp cải được trồng trong vườn, nhót hái trên cây, các gia vị hòa lẫn đâm nhuyễn và pha chế tạo nên nước chấm Chẳm chéo. Thực khách lấy cho mình một lá bắp cải để lên lòng bàn tay, trên đó là một khúc lá tỏi tươi, rau thơm, và một nửa hoặc cả quả nhót xanh đã bỏ hạt, cuộn chặt và chấm với Chẳm chéo rồi thưởng thức.
Vị mát của bắp cải, lẫn chút cay của lá tỏi, nhai thêm sẽ thấy vị chát chua của Nhót với dư vị hơi ngọt phía sau, chút bùi bùi của các loại rau thơm. Tất cả chúng hòa quyện với ánh lửa bập bùng giữa nhà, với chén rượu ngô khi ngoài trời sương giăng mờ mịt thì tôi tin rằng bạn khó lòng mà không "say" cho được.
Hít mà mùi xôi nếp nương ăn với quả cọ
Xôi là món ăn quá quen thuộc với người dân Việt, có hàng chục món ăn khác nhau được chế biến từ xôi. Một trong những yếu tố để tạo nên một món xôi ngon là thứ nếp phải dẻo, thơm, không dính tay, ngọt bùi.
Thông thường, thứ nếp này được trồng trên các nương rẫy, ruộng bậc thang của người dân tộc vì thế mà thường có tên là xôi nếp nương. Nhưng thứ xôi nếp nương của người Thái ở Mộc Châu lại đặc biệt hơn. Chúng đặc biệt bởi ba yếu tố: loại nếp để làm xôi có thể là nếp cốm, đồ trong chõ bằng gỗ và ăn với quả cọ.
Quả cọ được luộc chín để ăn cùng với xôi
Chiếc chõ xôi bằng gỗ này đã theo chủ nhà hơn 40 năm từ ngày đi lấy chồng
Quả cọ được tách ra để ăn cùng với xôi
Bếp lửa bập bùng cháy giữa nhà không bao giờ tắt, cả chủ lẫn thực khách ngồi quây quần sưởi ấm và cùng nhìn vào chõ xôi đang tỏa khói thơm phức trên bếp. Chỉ khi nào gần ăn xôi mới được đồ chứ không đồ trước đó, sau khi đồ xong được rải ra mân để một ít hơi nước bay đi rồi bỏ vào các giỏ bằng tre đan để cho vào mâm cơm.
Quả cọ được hái trên rừng, chọn kỹ, luộc chín. Cách thưởng thức món ăn này là bạn bóp nát quả cọ ra, bỏ hạt và phần vỏ phía ngoài chỉ để lại phần thịt quả màu vàng chứa đầy dầu cọ ấy rồi trộn với nắm xôi dàn mỏng giữa lòng bàn tay. Cái dẻo thơm của nếp cốm quyện cùng thứ dầu tinh khiết của tự nhiên mang lại vị béo mà không ngầy, ăn ở miệng mà thơm tận mũi.
Đậm đà thịt chả nướng lá dong
Món ăn không thể thiếu của bà con người Thái ở Mộc Châu là thịt chả băm nướng lá dong. Thịt (lợn hoặc bò) được băm nhỏ (phải băm bằng tay) trộn với các gia vị đặc trưng như mắc khén, sả,... rồi gói trong lá dong và nướng trên bếp than hồng.
Thịt được gói trong lá dong nướng trên than hồng
Khi được bày lên đĩa cho thực khách
Khi lớp lá dong ngoài cùng cháy sém và mùi thơm của mắc khén đã dậy khắp bếp báo hiệu thịt đã chín. Thịt được cho ra đĩa, cắt thành các miếng nhỏ rất vừa miệng. Bạn có thể ăn không món này hoặc ăn cùng với xôi hoặc cơm đều được.
Cá nướng mắc khén cay nồng
Không riêng gì ở Mộc Châu, món cá nướng này cũng thường gặp ở vùng lòng hồ Hòa Bình. Hạt cây Mắc Khén được bà con dân tộc vùng Tây Bắc dùng rất nhiều trong các bữa ăn, để tẩm ướp hoặc cho vào nước chấm giống như người dưới xuôi dùng hạt tiêu vậy. Các gia vị như sả, mắc khén, muối, ... được nhồi vào từng khứa thịt của cá sau đó nướng trên than hồng. Cá trắm ở hồ sông Đà thường được dùng để làm nên món ăn này. Vị ngọt của cá lẫn vị bùi cay nồng của Mắc khén khiến thực khách cứ muốn ăn mãi.
Mắc khén là gia vị không thể thiếu trong mỗi món ăn của người Thái ở Mộc Châu
Cá được kẹp vào que tre và nướng trên than hồng
Rau rừng, măng đắng, cà luộc
Nếu người dưới xuôi có món rau thập cẩm (hay còn gọi là tập tàng) thì người Thái ở Mộc Châu có món rau rừng rất thú vị. Nó là hỗn hợp của nhiều loại rau được lấy trên rừng như rau Dớn, Tầm bóp... được rửa sạch, xào lẫn với nhau. Một món ăn khác là món măng đắng xào hoặc luộc cũng có thể khiến nhiều người thích thú. Món cà luộc với vị mát ngọt cũng rất đáng để thưởng thức.
Cà cùng quả su su non luộc chấm với sả băm
Ngọt chát với quả móc nương
Không phải dễ dàng gì để bạn thưởng thức được món móc nương này bởi chúng được lấy từ phần gốc của cây Móc nương trên rừng. Ruột cây có màu trắng, ăn vào rất mát, bùi, một chút hơi chát và vị ngọt ở sau cùng.
Móc nương là món ăn không dễ kiếm đối với thực khách
Một số món ăn khác
Ngoài các món ăn kể trên, bạn cũng có thể thưởng thức nhiều món ăn khác như Nậm Pịa, Thắng cố, Cá hấp lá đu đủ, Canh lá sắn, Cá suối chiên...
Những đặc sản nức tiếng SaPa làm say lòng thực khách Hết rồi cái thời "SaPa chỉ nghe tên đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi". SaPa ngày nào, mùa nào cũng là nơi có những đặc sản nức tiếng khiến thực khách không thể cầm lòng. Đồ nướng SaPa Đến với những điểm du lịch vùng cao, thực khách không thể bỏ qua những món nướng trứ danh làm nên thương hiệu. Ở SaPa,...