Ném rác xuống hồ thiêng, người Việt học được gì từ Nhật?
Truyền thông vừa nổi lên hai sự kiện đáng lưu ý: cảnh người Nhật trật tự khi di tản khỏi thảm họa sóng thần và việc bao cao su nổi kín mặt hồ Linh Đàm (Hà Nội). Nghĩ gì về hai thái cực đối lập này?
Nạn nhân động đất – sóng thần xếp hàng trật tự chờ nhận thực phẩm cứu trợ ở thành phố Yamada, Nhật Bản hôm 31-3-2011 – Ảnh: EPA
Theo tác giả Hoàng Linh, ngọn nguồn chính là lối sống thị dân và văn hóa ứng xử. Dưới đây là bài viết của anh gởi đến Tuổi Trẻ Online nhằm góp thêmgóc nhìn về hiện tượng này.
Văn hóa ứng xử của người Nhật hiện đại phần lớn được cho là đã hình thành từ văn hóa thời kỳ Edo cho đến cận đại. Đây là thời kỳ dân cư tứ xứ tụ tập về Edo (Tokyo ngày nay) làm ăn sinh sống.
Vì có nhiều người cùng nhau sinh sống trong một không gian chật hẹp nên để cuộc sống suôn sẻ, qua đúc kết mọi người tự đặt ra những quy tắc ngầm trong ứng xử.
Xem clip “ông Tây” chụp ảnh bao cao su nổi trắng hồ Linh Đàm
Trật tự của người Nhật
Xã hội Nhật Bản hiện đại có một nền tảng quan trọng là chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy trong cuộc sống điều tối kỵ là làm ảnh hưởng và xâm phạm đời tư của người khác.
Bạn có thể làm gì tùy ý trong không gian riêng tự do nhưng ở nơi công cộng phải tôn trọng những quy tắc đã có. Một trong những quy tắc ứng xử đầu tiên cần phải học khi đến Nhật là giữ trật tự.
Người Nhật rất ít khi tỏ thái độ nhưng nếu bạn gây ồn họ sẵn sàng nhắc nhở, thậm chí nổi nóng. Điều này được cho là xuất phát từ việc Nhật Bản đất chật người đông, việc va chạm hằng ngày khó tránh khỏi nên họ luôn chú ý cách cư xử của bản thân để tránh ảnh hưởng đến người xung quanh.
Người Nhật giao tiếp nơi công cộng hay sinh hoạt ở nhà riêng đều nổi lên tinh thần kỷ luật, tự tiết chế hành động và quyền lợi bản thân vì cộng đồng.
Các hướng dẫn viên du lịch cũng thường xuyên nhắc du khách những nguyên tắc trong văn hóa ứng xử của người Nhật để du khách biết và hành xử cho phù hợp.
Trên một cầu thang cuốn, bao giờ cũng có một bên dùng để đứng và một bên dành cho người đi, vì vậy tránh đứng cản đường đi của người khác. Hầu hết mọi nơi ở Nhật, bên trái dành cho người đứng, bên phải dành cho người vội.
Video đang HOT
Còn ở Osaka thì ngược lại, bình thường đứng bên phải, người vội đi bên trái. Lý do là ở Osaka trước có rất nhiều khách nước ngoài đến du lịch và họ thường không biết quy định đi bên trái của Nhật và để chỉ dẫn cho họ đi theo thói quen của Nhật thì rất khó khăn.
Chính vì vậy mà người Nhật ở Osaka đã thay đổi theo cách của người nước ngoài đến du lịch.
Người Nhật rất hay đeo khẩu trang, đặc biệt vào mùa cúm hoặc do bị dị ứng phấn hoa. Do đó việc đeo khẩu trang khi nói chuyện không bị coi là bất lịch sự. Ngược lại, nếu bạn bị ốm (cảm cúm, sổ mũi) hãy đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm cho người khác.
Mùi cơ thể cũng là một điểm cần chú ý vì ở Nhật việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng rất phổ biến. Ngày mưa, hai người cầm ô đi đối diện nhau sẽ nghiêng ô ra ngoài để tránh nước giọt sang ướt người đối diện.
Tuyệt đối phải đúng giờ. Việc không hẹn mà tới, trễ hẹn… gọi là kẻ ăn cắp thời gian của người khác.
Khi không may bị người khác giẫm phải chân thì cũng nói xin lỗi (Sumimasen). Giúp không khí bớt căng thẳng.
Và tất nhiên vứt rác nơi công cộng là điều được coi là xấu tệ hại dù là lén lút hay công khai.
Tinh thần kỷ luật, tự hạn chế hành vi của mình vì cộng đồng chính là căn cơ để chúng ta thấy người Nhật có những hành động đáng khâm phục như xếp hàng trật tự khi di tản khỏi thảm họa sóng thần.
Và ứng xử của ta
Còn ở ta mọi việc có vẻ như ngược lại. Miễn là được việc cho mình, lợi ích cộng đồng thì thây kệ.
Trước thông tin được tắm miễn phí, sáng 19-4-2015, hàng ngàn người dân đã tập trung tại khu vực công viên Hồ Tây (thuộc Q.Tây Hồ, Hà Nội) để được vào tắm
Đơn cử như vụ hồ Linh Đàm nổi đầy bao cao su mới đây hay hàng loạt vụ chen lấn, giẫm đạp trước đó khi xếp hàng lấy hồ sơ cho con đi học hay chen lấn, leo rào để tranh thủ là người đến trước trong suất miễn đi tắm của một công viên nước…
Hồ đối với Hà Nội thiêng lắm, hồ luôn gắn với thần tích nào đó nên khi hình ảnh bao cao su đã qua sử dụng “lung linh mây trời” trên mặt hồ Linh Đàm thì người Hà Nội bực lắm.
Nhất là khi nó rơi đúng vào hồ Linh Đàm tượng trưng cho uy vũ, khí tiết và sự hi sinh của học trò thủy thần.
Tương truyền rằng đây là nơi trú ngụ của thần Lâm Đàm (thần Rồng), từng hóa thành cậu học trò theo học thầy Chu Văn An.
Gặp năm trời hạn hán, vì thương xót dân, thần hút mực trong các nghiên bút, phun lên trời cầu mưa, giúp người trừ hạn hán, làm cả mặt hồ đen ngòm như mực, do vậy bị Thiên Đình tức giận trị tội chết.
Người dân nơi đây nhớ ơn, lập đền thờ thần. Bởi thế Hà Nội còn tự hào về một thứ văn hóa thị dân gọi là “văn hóa ven hồ”.
Nhiều người Hà Nội chính hiệu đã tự điều tra và kết luận đây không thể là “văn hóa ven hồ” hay sự phóng tứ, xả rác của người dân mà có thể là do một khách sạn nào đó “xả thải”…
Hà Nội còn làm một việc chưa từng có là cử người kiểm tra việc ném bao cao su xuống hồ!
Hà Nội giờ có nhiều cao ốc chọc trời, âm đất, lẩu sushi và lẩu băng chuyền đầy phố, những con siêu xe lượn lờ, những công trình siêu bất động sản tiếp tục mọc lên.
Hàng trăm tiến sĩ tiếp tục ra “lò” nhưng Hà Nội vẫn nhếch nhác và mất trật tự những khi cần phải xếp hàng, xả rác, xả thải khi cần vệ sinh cộng đồng… là vì người mình đặt lợi ích bản thân cao hơn lợi ích cộng đồng, không gian văn hóa ứng xử còn rất kém, không đủ điều chỉnh hành vi cá nhân.
Thế nên mới có chuyện bao cao su đã qua sử dụng nổi kín mặt hồ hay chen lấn, giẫm đạp những khi cần xếp hàng…
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Theo bạn, ngoài những tật xấu vừa nêu, người Việt còn những thói quen đáng chê trách nào khác? Làm gì để xóa bỏ tận gốc căn bệnh này?
(Theo Tuổi Trẻ)
Có một phép cộng luôn làm người giàu bất hạnh
Trong cuộc sống, có một phép cộng luôn làm cho những người giàu bất hạnh. Đó là phép cộng cho tài sản.
Tôi có một người bạn là doanh nhân giàu có. Một lần, tôi nói với anh ấy rằng: "Nếu tôi có được 1/100 số tài sản của ông, tôi sẽ rất hạnh phúc". Anh ấy trả lời: "Nếu tôi có được 1/100 những gì không phải là tiền của ông, tôi sẽ rất hạnh phúc".
Cuộc đối thoại ngắn của hai chúng tôi vô tình trở thành công thức cho hạnh phúc mà lâu nay chúng ta vẫn quan niệm. Công thức đó là: VẬT CHẤT TINH THẦN = HẠNH PHÚC. Tất nhiên công thức này chỉ đúng với những ai hiểu đúng hạnh phúc chứ không phải là sự thỏa mãn. Có không ít người đã nhầm lẫn giữa Hạnh phúc và sự Thỏa mãn.
Hạnh phúc làm đầy tâm hồn chúng ta còn thỏa mãn lại luôn làm chúng ta mang cảm giác đói khát. Có gì mâu thuẫn ở đây không?
Không!
Thỏa mãn luôn chứa đựng ngay trong chính nó sự tham lam vô độ. Niềm tin là một hạnh phúc. Khi một ngày niềm tin tràn ngập lòng ta thì nó sẽ dẫn ta đi qua mọi khó khăn có thể đến cuối cuộc đời. Nhưng thỏa mãn chỉ là thỏa mãn của một khoảnh khắc, của một ngày và nó luôn đòi hỏi ta phải cho nó ăn no liên tục.
Nhìn vào các ứng xử thường nhật, người ta không khỏi lo lắng tự hỏi: Liệu có phải người Việt đang sống với tâm hồn khô cằn? Ảnh minh họa: Dantri
Cũng một lần khác, tôi nói với người bạn giàu có kia rằng: Trong cuộc sống, có một phép cộng luôn làm cho những người giàu bất hạnh. Đó là phép cộng cho tài sản. Khi bạn có 100 tỷ, nếu bạn chỉ có một khao khát duy nhất là cộng thêm vào tài khoản của mình để thành 110 tỷ thì bạn sẽ tìm mọi cách để có nó. Và ngay sau khi có 110 tỷ rồi bạn lại tìm mọi cách để cộng thêm vào tài khoản của mình để nó trở thành 120 tỷ.
Cứ thế, phép cộng này kéo bạn đi cho đến cuối đời. Nó hầu như không cho bạn dừng lại. Bởi khi bạn chỉ khát khao cộng và cộng vào tài khoản vật chất của bạn thì không bao giờ bạn thấy tài khoản ấy đủ. Hiện thực này quá rõ, và trong mỗi chúng ta đều ít nhiều có hiện thực ấy. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải nhận ra và thay đổi để cân bằng hiện thực này.
Nhưng tôi đang muốn đưa ra cho bạn, những người có một cuộc sống vật chất ổn định hoặc giàu có, một phép tính nữa: phép trừ. Phép trừ này sẽ làm cho bạn hạnh phúc. Bạn sẽ ít nhiều ngạc nhiên về quan niệm này của tôi và có thể phản đối tôi.
Nhưng quan niệm này của tôi ít nhất đã được minh chứng qua không ít người giàu có mà tôi biết. Phép trừ đó như sau: nếu bạn có 100 tỷ (con số này là một con số ước lệ), bạn hãy trừ đi 10 tỷ cho những hoạt động từ thiện, cho việc trồng một cái cây hoặc một khóm hoa, cho việc làm sạch và đẹp một hồ nước, cho việc thưởng thức một buổi hòa nhạc, ngắm một bức tranh, đọc một cuốn sách, xem một bộ phim và tạo ra những sinh hoạt mang tính chia sẻ cộng đồng...
Ý nghĩa đích thực của cuộc sống sẽ bắt đầu xuất hiện. Và đó là hạnh phúc.
Trong một lần tôi nghe Thiền sư Thích Nhất Hạnh thuyết pháp tại Câu lạc bộ quốc tế ở Hà Nội. Ông bước vào, quan sát mọi người rồi nói: "Tôi đã quan sát mọi người ở đây và tôi nhận thấy có rất nhiều quí vị thành đạt và giàu có nhưng tôi thấy quá ít những quí vị hạnh phúc. Bởi các quí vị quá tiếc nuối quá khứ và quá lo lắng cho tương lai trong khi các quí vị không hề sống cho hết hiện tại của mình. Phép thiêng chỉ sinh ra ở đây và ngay bây giờ khi các quí vị sống cho đến tận cùng khoảnh khắc quí vị đang sống".
Phần nhiều sự nuối tiếc quá khứ của chúng ta là nuối tiếc những cơ hội để có được những lợi ích thuộc về vật chất. Bởi khi chúng ta nuối tiếc một kỷ niệm đẹp thì nghĩa là nó đã trở thành một tài sản tinh thần không bao giờ bị "chi tiêu" mất trong tâm hồn chúng ta như là những đồng tiền.
Sự tiếc nuối những kỷ niệm đẹp thực ra là nỗi nhớ, là sự tồn tại của cái Đẹp trong tâm hồn chúng ta. Không ít những người tôi quen biết sau nhiều năm tháng đã làm được phép trừ này và họ đã thay đổi được ý nghĩa sống của họ mà trước đó với rất nhiều tiền họ vẫn không làm được. Sẽ không ít người khó có thể chấp nhận lý thuyết về phép trừ làm nên hạnh phúc trong phạm vi này. Nhưng xin bạn hãy cứ áp dụng thử xem, áp dụng với một số trừ nhỏ thôi rồi bạn sẽ thấy sự thay đổi.
Theo Vietnamnet
Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đông nghẹt khách tham quan Hàng nghìn người chen chân tới Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, nằm trong khuôn viên Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, số 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội trong những ngày mới mở cửa. Người lớn, trẻ em chen chân trong bảo tàng thiên nhiên Việt Nam sáng 28.2 Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam khánh thành từ ngày 15.5.2014,...