Nem Lai Vung Đặc sản trứ danh của Đồng Tháp nhất định phải thử
Về vùng đất sen hồng Đồng Tháp, ngoài thưởng ngoạn phong cảnh tươi đẹp du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản trứ danh, trong đó có nem Lai Vung thơm ngon nổi tiếng gần xa.
Nem Lai Vung – Đặc sản trứ danh của Đồng Tháp nhất định phải thử
Nem Lai Vung được người dân ở ấp Tân Khánh, Lai Vung làm ra, bắt nguồn từ bàn tay khéo léo của bà Tư Măn. Chính bà là người đã sáng tạo ra món này và dùng nó trong những bữa tiệc cưới hỏi ở địa phương. Sau này, người dân ở đây đã học làm theo để ăn rồi mang ra chợ bán. Nhờ vào hương vị mới lạ, thơm ngon, cuốn hút mà món ăn này được nhiều người ưa thích. Từ đó, qua trao đổi, buôn bán, nem Lai Vung Đồng Tháp được truyền tay nhau và đến với nhiều vùng đất khác.
Ảnh: @dvietphu.
Những chiếc nem đỏ au.
Điều khiến cho món nem Lai Vung trở nên thu hút thực khách chính là vị ngon và thơm đến từ món nem. Khi ăn nem bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thơm. Vị nem chua chua, ngọt ngọt, thanh thanh hòa quyện với vị cay cay mặn mặn của ớt, dai dai của thịt, giòn giòn sần sật của bì. Mùi thơm đặc biệt chỉ có ở nem chua Lai Vung nhờ vào lá gói và cả ớt xanh, tỏi. Lớp thịt nem màu đỏ hồng tươi tắn điểm xuyết với màu xanh của ớt và lá vông, cực kỳ thích hợp cho những bữa tiệc cưới hỏi, tân gia, hoặc những bữa ăn trong gia đình. Màu sắc bắt mắt chính là điều khiến cho nem Lai Vung được ưa chuộng dành cho những bữa ăn và làm món quà dành tặng cho bạn bè.
Để làm ra được món nem Lai Vung, phải trải qua quá trình kì công và tỉ mỉ. Về nguyên liệu làm nem bao gồm: thịt lợn, phải lựa phần thịt đùi có nạc thật ngon, dai vừa đủ, phần gân và mỡ được lược sạch, rửa sạch để ráo; bì heo cũng phải được tuyển chọn từ heo mới mổ, bì heo phải sạch, cạo sạch lông xắt sợi mỏng, rửa sạch, luộc chín rồi ngâm với nước lạnh để đảm bảo độ dai dai, giòn giòn; ngoài ra, các nguyên liệu khác như lá chuối, lá vông, lá chùm ruột, tỏi, tiêu, ớt,… cũng phải được lựa chọn kỹ lưỡng và lau chùi sạch sẽ.
Video đang HOT
Ảnh: @thienkimtrando.
- Lấy thịt xay đã được ướp sẵn gia vị và đem ủ từ trước với bì heo theo tỉ lệ vừa phải. Sau đó bỏ vào khuôn hoặc máy ép ra đúng kích thước theo yêu cầu.
- Cho miếng tỏi và ớt xắt vào giữa miếng nem rồi dùng lá vông hoặc lá chùm ruột gói lại. Tiếp đến, người ta dùng lá chuối tươi để gói nem thành những hình vuông nhỏ.
- Gói thành hình vuông xinh xắn rồi dùng dây chuối hoặc dây ni lông buộc lại thành xâu. Nem Lai Vung Đồng Tháp sẽ được để 3-4 ngày ở nơi thoáng mát là thưởng thức được.
Nem Lai Vung ngày một phổ biến và cũng dễ ăn hơn rất nhiều, bạn có thể ăn không hoặc ăn cùng bún, bánh ướt hoặc trộn cùng gỏi xoài, cóc cũng dễ gây nghiện thực khách.
7 món đặc sản ăn là nhớ của Đồng Tháp
Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, Đồng Tháp còn hút hồn du khách bởi những đặc sản địa phương dân dã, thơm ngon.
Cá lóc nướng lá sen non
Cá lóc nướng trui cuốn lá sen non là món ăn dân dã, quen thuộc với người dân Đồng Tháp. Món ăn này phải sử dụng cá lóc đồng mới thấm được hết vị ngon. Cá lóc còn tươi được rửa sạch, sơ chế, bỏ mật cá rồi lấy muối hạt rửa lại, để cho ráo nước.
Sau đó, người chế biến dùng một cây sả tươi luồn thẳng từ miệng cá xuống dưới thân rồi đem đi nướng. Cá nước xong thơm phức, đem gỡ thịt rồi cuốn cùng với lá sen non, chấm với nước mắm me, hương vị cuốn hút sẽ khiến bạn muốn ăn mãi không thôi.
Lẩu cá linh bông điên điển
Lẩu cá linh bông điên điển chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi ở Đồng Tháp, tức là vào khoảng tháng 9-11. Đúng như tên gọi, 2 nguyên liệu không thể thiếu của món lẩu này là cá linh và bông điên điển. Cá linh tẩm ướp gia vị đậm đà, nước dùng nấu từ nước dừa tươi kết hợp với me chua nên có vị chua chua ngọt ngọt hấp dẫn.
Lúc bắt đầu ăn, cá linh mới được cho vào nước lẩu cùng bông điên điển để thịt cá không bị nát. Khi thưởng thức, vị cá linh chua ngọt hòa quyện cùng vị của hoa điên điển chắc chắn sẽ chinh phục bất kỳ thực khách nào.
Đồng Tháp sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và những món ngon hút hồn du khách. Ảnh: Cổng thông tin du lịch Đồng Tháp
Nem Lai Vung
Lai Vung là làng nghề làm nem nổi tiếng của Đồng Tháp. Một chiếc nem Lai Vung thơm ngon phải đảm bảo đầy đủ yêu cầu về chất lượng nguyên liệu.
Thịt heo phải là thịt đùi heo tươi ngon, phần bì phải là bì từ heo mới mổ. Phần thịt sẽ được đem vào cối giã nhuyễn, còn bì thì thái mỏng. Sau đó, người ta sẽ trộn cả thịt, bì, tới tiêu ớt và lót lá vông bên trên và bên ngoài dùng lá chuối tươi gói khoảng 3 ngày cho lên men.
Bí quyết làm nên tên tuổi của món nem này là sự kết hợp hài hòa của các vị chính chua, cay, mặn, ngọt và màu sắc bắt mắt với những bí kíp riêng.
Quýt hồng Lai Vung
Ngoài món nem trứ danh, vùng đất Lai Vung, Đồng Tháp còn có một đặc sản nổi tiếng không kém đó là quýt hồng. Nằm giữa hai con sông lớn ở Nam bộ là sông Tiền và sông Hậu, được thiên nhiên ban tặng nguồn nước ngọt và lượng phù sa mầu mỡ, nên Lai Vung trở thành "thiên đường trái cây" của Đồng Tháp, trong đó nổi bật là quýt hồng.
Quýt hồng ở đây cho trái to, màu hồng tươi, múi mọng nước, mùi thơm dịu và vị ngọt. Những năm gần đây, các nhà vườn ở Lai Vung còn trồng quýt theo tiêu chuẩn VietGAP, hạn chế xịt thuốc bảo vệ thực vật, bón phân theo quy trình khiến cây trái ít bệnh nên bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng.
Quýt hồng Lai Vung là một trong những món đặc sản nổi tiếng của vùng Đồng Tháp Mười.. Ảnh: Cổng thông tin du lịch Đồng Tháp
Xoài Cát Chu Cao Lãnh
Nhờ nằm ven sông Tiền nên huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp được phù sa bồi đắp quanh năm. Đất đai màu mỡ và khí hậu ôn hòa đã tạo điều kiện cho nơi đây phát triển việc trồng cây ăn quả, trong đó nổi bật là vựa xoài Cát Chu thơm ngon.
Xoài Cát Chu được nhận xét là rất ít xơ, hương thơm nồng nàn quyến rũ, vị ngọt đầm đà, ăn mềm lại hơi dai, cảm giác miếng xoài tan dần trong miệng và vị ngọt dịu vẫn đọng lại trên đầu lưỡi.
Hù tiếu Sa Đéc
Hủ tiếu Sa Đéc được xem là món ăn đặc sản của Đồng Tháp với hương vị thơm ngon đặc trưng. Sợi hủ tiếu Sa Đéc to vừa phải, mềm mà không bở, không dai, vị không chua, thơm mùi gạo mới, trắng tươi màu sữa. Nước lèo được nấu từ xương ống và nêm nếm theo hương vị truyền thống, có điểm chung là trong vắt, hương vị thơm, ngọt thanh dễ chịu.
Ngoài ra, hủ tiếu Sa Đéc còn có thêm các nguyên liệu khác như xá xíu, gan heo, thịt bằm, tôm tươi, trứng cút... Món ăn này thường dùng kèm với cần tây, hẹ, giá, xà lách và rau thơm... Tất cả tạo nên một món ăn đầy chất dinh dưỡng, vừa có vị thơm ngon đậm đà lại có hình thức hài hòa, bắt mắt.
Bánh phồng tôm Sa Giang
Bánh phồng tôm được xem là đặc sản của miền Tây Nam Bộ. Trong đó, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp là nơi sản xuất nhiều bánh phồng tôm nhất, gắn liền với thương hiệu Sa Giang nổi tiếng từ những năm 1960.
Bánh phồng tôm Sa Giang làm từ nguồn nguyên liệu phong phú, đa dạng gồm các loại tôm, tép nước ngọt như tôm tích, tép mòng, tép ròng... Qua bàn tay chế biến khéo léo, bánh mang hương vị đặc trưng chỉ có ở Sa Giang, ăn không bị cứng, dai mà giòn, xốp, có vị ngọt ngọt, beo béo, một chút vị cay của tiêu và vị thơm đặc trưng của tôm.
Ẩm thực Việt: Món cơm có tên đậm chất kiếm hiệp, là đặc sản nức tiếng Đồng Tháp Cơm huyết rồng có màu đỏ nâu nổi bật, khiến thực khách không khỏi tò mò. Trải dọc ba miền đất nước, nền ẩm thực Việt Nam có nhiều nét đặc sắc, biến đổi đa dạng từ bắc chí nam. Chính nhờ sự đa dạng ấy làm nên sức hút của ẩm thực nước nhà đối với du khách quốc tế. Nhưng cũng...